III IV V VI VII V IX X XI
LỰA CHỌN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẢ ĐẾN NĂM 2020, NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
4.2.2. Những thách thức trong tương la
Sông Cả là sông liên quốc gia với gần 35% diện tích thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phần diện tích thuộc Lào nằm ở thượng lưu, là phần sinh thủy quan trọng đối với tài nguyên nước của lưu vực. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng như các hoạt động gây tác động đến chất lượng nước tại lãnh thổ Lào có ảnh hưởng rất quan trọng đến tài nguyên nước và việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Cả tại Việt Nam.
Với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên lưu vực là tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và hàng loạt vấn đề đang diễn ra trên lưu vực như: thiếu nước, suy thoái, ô nhiễm nguồn nước, gia tăng dân số, di dân, tốc độ đô thị hóa, biến đổi khí hậu....trong tương lai tài nguyên nước lưu vực sông Cả được dự báo sẽ phải đối mặt với những thách thức chủ yếu sau:
1) Về lâu dài phải đảm bảo an ninh về nước, chủ động về nguồn nước để điều hòa, chia sẻ tài nguyên nước, đáp ứng nhu cầu của các ngành, và giữa các mùa trong năm; Hiện tại, thiếu nước trong mùa khô đã và đang là thách thức to lớn trong quá trình thực hiện một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
2) Nhu cầu sử dụng nước tăng mạnh theo đà phát triển kinh tế đã và đang gây sức ép lớn đến chất lượng và số lượng các nguồn nước trên lưu vực; Đáp ứng đủ nhu cầu trong các thời kỳ trong năm cho các ngành và bảo vệ nguồn nước không bị
suy thoái, cạn kiệt để hội nhập quốc tế thực sự thách thức lớn đối với lưu vực. 3) Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra được dự báo có tác động tiêu cực đến khu vực như: nhiệt độ sẽ tăng, tổng lượng mưa cũng tăng (10%) nhưng lại tăng trong mùa mưa, phân bố dòng chảy trên lưu vực vốn không đều lại có xu hướng bất ổn hơn trong mùa mưa, dự báo lũ lụt sẽ xuất hiện nhiều hơn, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.
4) Lưu vực sông Cả có tiềm năng về thủy điện, có một số loại khoáng sản có giá trị. Đây vừa là cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực, vừa là thách thức đối với việc bảo vệ chất lượng nguồn nước. Thực tế cho thấy, việc khai thác thiếc ở Quỳ Hợp, vàng sa khoáng ở Tương Dương, và hình thành các khu, cụm công nghiệp ở phía hạ lưu… đã gây ô nhiễm nguồn nước, biến dạng lòng sông và thay đổi chế độ dòng chảy. Việc phát triển thủy điện trước mắt đem lại lợi ích kinh tế lớn về điện năng, nhưng về lâu dài cần xem xét, đánh giá một cách cụ thể những tác động đến giá trị môi trường tự nhiên, tham gia cắt giảm lũ trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô.
5) Nước thải, rác thải đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực. Nguồn thải này sẽ tăng nhanh trong những năm tới, vì vậy nếu không được đầu tư xử lý thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng đối với lưu vực là nguy cơ rất dễ xảy ra. Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với công tác bảo vệ tài nguyên nước trong những năm tới trên lưu vực.
6) Hiện nay, diện tích rừng trên lưu vực đã và đang bị suy giảm không chỉ về số lượng mà còn suy gảm về chất lượng (do quá trình phát triển kinh tế, kể cả việc xây dựng các hồ chứa, các công trình thủy điện) làm giảm nguồn sinh thủy nên nguy cơ cạn kiệt, khan hiếm nước trên lưu vực, gia tăng hạn hán trong mùa khô. Kéo theo đó là làm cho tính chất cực đoan của dòng chảy cũng ngày càng cao: lũ lớn hơn, khốc liệt hơn, dòng chảy cạn càng nhỏ hơn; lũ quét, lũ ống xẩy ra thường xuyên hơn, nguy cơ sạt lở sườn dốc cũng gia tăng; Phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra trên lưu vực hiện nay là vấn đề vô cùng khó khăn.
7) Vùng cửa sông ven biển của lưu vực sông Cả có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, đây cũng là vùng dễ bị tổn thương, chịu các tác động phức
tạp của đất liền và biển. Do đó, vấn đề tích hợp, tổng hợp quản lý tài nguyên và môi trường của lưu vực là một vấn đề bức thiết nhưng cũng có nhiều khó khăn, phức tạp.
8) Một vấn đề quan trọng trên lưu vực sông Cả là vấn đề thiên tai. Đây là vùng thiên tai xảy ra thường xuyên, loại hình thiên tai đa dạng, mức độ tàn phá lớn. Ngoài lũ lụt, hạn hán, lưu vực sông Cả còn phải đối mặt với các thiên tai bão, sóng thần và nước biển dâng, xâm nhập mặn.
9) Công tác quản lý tài nguyên nước đang gặp phải một số vấn đề như: thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông đòi hỏi và cần có đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhận thức các vấn đề về tài nguyên nước ở các cấp và trong cộng đồng còn rất thấp. Để giải quyết được vấn đề này thực sự là một khó khăn rất lớn.
10) Thiếu số liệu về tài nguyên nước là một trong những trở ngại và khó khăn cho việc quản lý, xây dựng quy hoạch tài nguyên nước trên lưu vực.