Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 49 - 51)

SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC

2.4.2. Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu chung g iai đoạn từ nay đến năm 2020 là tăng trưởng cao và ổn định , chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp , xây dựng – Dịch vụ – Nông nghiệp. Đến năm 2020 có mức thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng khoảng 85% mức trung bình cả nước. Mục tiêu cho các ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

+ Tăng nhanh mức GDP /người, phấn đấu trung bình đạt 11 - 14 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 và đạt 40 - 50 triệu đồng vào năm 2020.

+ Giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 13÷14,5%/năm, trong đó: Nông – lâm nghiệp – thủy sản 5÷5,5%/năm; Công nghiệp – xây dựng 21÷21,5%/năm; Dịch vụ 12,5÷16%/năm.

+ Giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 14÷16,5%/năm, trong đó: Nông – lâm nghiệp – thủy sản 4÷4,5%/năm; Công nghiệp – xây dựng 19÷23%/năm; Dịch vụ 14%/năm.

Phương hướng phát triển cơ bản của các ngành như sau: - Nông nghiệp:

(i) Trồng trọt

U

Cây lúaU: Phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, dự kiến diện tích gieo trồng lúa vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng là 175.000 ha, 170.000 ha, 165.000 ha.

U

Cây ngôU: mở rộng diện tích đi đôi với đầu tư thâm canh sản xuất ngô, dẩy mạnh mở rộng diện tích ngô vụ đông xuân trên diện tích 02 lúa, dự kiến đạt 75.000 ha năm 2015; 80.000 ha năm 2020.

U

Cây lạcU: mở rộng diện tích trồng lạc trên đất lúa cấy cưỡng, trên đất mía và các cây trồng luân canh khác, mở rộng diện tích lạc vụ thu đông, dự kiến quy mô diện tích lạc đến năm 2015 và 2020 tương ứng là 31.000 ha và 32.000 ha.

U

Cây vừngU: Dự kiến bố trí với quy mô 7.000 ha chủ yếu trên đất luân canh trồng lạc có điều kiện thoát nước tốt, chú trọng đưa giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, tập trung thâm canh để đạt năng suất bình quân trên 7 tạ/ha.

U

Mía đườngU: dự kiến có 33.600 ha trồng mía vào năm 2020, tập trung ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳnh

Lưu.

U

Cây sắnU: dự kiến diện tích khoảng 4.000 ha, được trồng chủ yếu ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc và Yên Thành.

U

Cây chèU: mở rộng diện tích để có khoảng 15.000 ha vào năm 2015 và 17.000 ha vào năm 2020; vùng nguyên liệu chè tập trung với quy mô lớn được bố trí chủ yếu ở các huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn (đối với Kỳ Sơn chủ yếu phát triển giồng chè tuyết san).

U

Cây cà phêU: phát triển loại cà phê chè, bố trí chủ yếu trên đất bazan có điều kiện tưới chủ động ở Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ); dự kiến đạt ổn định 3.500 ha sau năm 2015.

U

Cây cao suU: bố trí trồng chủ yếu ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu và một số huyện miền núi thấp có điều kiện; dự kiến đạt 9.000 ha vào năm 2015 và 11.000 ha vào năm 2020.

(ii) Chăn nuôi

Tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt với hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn; phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp ở địa bàn các huyện đồng bằng và miền núi thấp. Quy hoạch đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò. Phát triển mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm ở vùng đồng bằng, ven đô thị theo hướng chăn nuôi tập trung, mô hình công nghiệp.

(iii) Thuỷ sản

Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các diện tích mặt nước, đặc biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển với các đối tượng có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường để tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinh thái, luân canh, xen canh, phục hồi các loài bản địa có giá trị. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản trên biển và nội địa (sông Lam, sông Hiếu, sông La... và các hồ chứa).

- Công nghiệp:

+ Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thành ngành công nghiệp chủ lực. Về lâu dài, khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để

đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Các sản phẩm có tiềm năng phát triển và xuất khẩu lớn là xi măng, đá trắng, đá bazan, đá ốp lát các loại...

+ Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm: tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhu cầu nội địa cao cấp cho các thành phố lớn, các khu kinh tế, khu công nghiệp và xuất khẩu. Tận dụng tối đa các phụ phẩm, phế liệu làm thêm các sản phẩm mới nhằm tăng giá trị sản xuất kinh doanh như chế biến thức ăn gia súc, bột cá, phân bón các loại, cồn...

+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện: Ưu tiên phát triển thuỷ điện để khai thác tiềm năng, lợi thế của lưu vực, kết hợp với phát triển thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác để cung cấp điện tại chỗ cho dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có điện lưới. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành xây dựng các nhà máy thủy điện: Sao Va, Bản Cốc, Nhạn Hạc,... đạt tổng công suất 350 MW, sản lượng dự kiến 1,6 tỷ KWh. Xúc tiến kêu gọi đầu tư để xây dựng 01 nhà máy nhiệt điện với công suất 1.800 MW, dự kiến địa điểm ở Quỳnh Lưu.

+ Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: đẩy mạnh khai thác đi liền với chế biến khoáng sản trên cơ sở thăm dò chi tiết trữ lượng các mỏ, nâng cao hệ số thu hồi trong các ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Hoạt động công nghiệp khai thác đảm bảo gắn liền với các yếu tố về môi trường bền vững, các yếu tố kinh tế - xã hội của cả vùng dân cư.

- Lâm nghiệp:

Phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt trên 60%. Trồng mới hàng năm 10.000 - 14.000 ha rừng, chú trọng trồng rừng kinh tế để có 80.000 ha rừng nguyên liệu kết hợp phòng hộ, chú trọng phát triển rừng nguyên liệu lấy gỗ phục vụ chế biến đồ gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)