III IV V VI VII V IX X XI
LỰA CHỌN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẢ ĐẾN NĂM 2020, NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
4.3.2. Tầm nhìn tài nguyên nước đến năm
Tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên toàn lưu vực sông Cả là 24,6 tỷ mP
3
P
, trong đó lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 18,4 tỷ mP
3
P
(chiếm khoảng 78%). Với dân số tại thời điểm hiện tại là 2.427.031 người thì lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay trên lưu vực đạt khoảng
7581mP
3
P
/người/năm. Theo tiêu chí đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), thì ở thời điểm hiện nay trên lưu vực sông Cả không căng thẳng về tài nguyên nước . Tuy nhiên do tổng lượng dòng chảy phân phối không đều (theo cả không gian và thời gian) trong năm vì vậy mà tình trạng thiếu nước cục bộ theo mùa đã và đang sảy ra . Trong tương lai không xa, nếu không được quan tâm , nhìn nhận, đánh giá một cách tích cực thì thiếu nước , ô nhiễm, cạn kiệt, suy thoái tài nguyên nước trên lưu vực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân và mọi
hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội.
Tầm nhìn về tài nguyên nước trên lưu vực sông Cả trong 20 năm tới được xem xét, nhận định qua một số vấn đề và những yêu cầu sau:
4.3.2.1. Tiềm năng nguồn nước và công tác quản lý
Lưu vực sông Cả được đánh giá đứng thứ 4 trên toàn quốc theo cách cho điểm về các chỉ số tài nguyên nước như: % tài nguyên nước quốc gia (6%), lượng nước trung bình đầu người (4787,69mP
3
P/người/năm), lượng nước trung bình đầu người mùa khô (2400 mP
3
P
/người/mùa khô), tỷ lệ khai thác cả năm (9%), tỷ lệ khai thác mùa khô (22%), % trữ nước của lưu vực (9%), độ che phủ rừng (47%)...., trữ lượng tiềm năng cho phát triển thuỷ điện trên lưu vực khoảng 1,3 triệu KW.
Hiện nay, phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông đều cho thấy tính hiệu quả và cơ sở khoa học. Phương thức quản lý này sẽ tạo ra các cơ chế, chính sách để điều phối, chia sẻ bảo vệ và phát triển nguồn nước, cơ hội tiếp cận nguồn nước, bảo đảm các quyền tối thiểu của con người và cộng đồng dân cư sinh sống trên lưu vực sông, đặc biệt là ở hạ du. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ tạo ra cơ chế để phát huy cao nhất tính hiệu quả trong phát triển, khai thác sử dụng tài nguyên nước, tạo sự công bằng, bình đẳng trong phân phối tài nguyên nước và các dịch vụ về nước đối với các ngành kinh tế, các nhóm xã hội khác nhau, đẩy mạnh phát triển xã hội bền vững.
Những văn bản pháp luật hiện hành quy định về Quản lý lưu vực sông (Nghị định 120/2008/NĐ-CP), Cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước (Nghị định 149/2004/NĐ-CP, Thông tư 02/2005TT-BTNMT), Định mức Kinh tế - Kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước (Thông tư 5/2009/TT-BTNMT)... là cơ hội cho việc tiến hành xây dựng và tiếp cận phương pháp thực hiện quản lý, quy hoạch tài nguyên nước theo lưu vực sông, khi đó sẽ giúp cho nguồn nước trên lưu vực được quản lý và sử dụng hiệu quả hơn;
4.3.2.2. Những yêu cầu trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với lưu vực
a) Yêu cầu về phân bổ tài nguyên nước bảo đảm sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước:
Trên bình diện phát triển chung, cơ cấu nền kinh tế của lưu vực đã được định hướng chuyển dịch nhanh sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và thực tế quá trình chuyển dịch đó đang diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, những mâu thuẫn, cạnh tranh trong dùng nước sẽ nảy sinh; yêu cầu điều hòa, chia sẻ nguồn nước, bảo đảm các nhu cầu khai thác, sử dụng không chỉ cho các ngành kinh tế, du lịch, dịch vụ mà còn cần dành cho các giá trị văn hóa, các hoạt động xã hội, cho duy trì môi trường trong lành… Do đó, tài nguyên nước lưu vực sông Cả đến năm 2020 cần đạt được một khung chính sách và thực tiễn triển khai về phân bổ, chia sẻ nguồn nước, bảo đảm hài hòa giữa các địa phương, giữa các ngành trong lưu vực. Việc phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước lưu vực sông Cả cần bảo đảm công bằng, hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước của lưu vực.
Mọi đối tượng dùng nước và môi trường đều được ứng xử công bằng trong phân bổ, chia sẻ nguồn nước; phương án phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước phải được sự đồng thuận, nhất trí cao của các đối tượng bị tác động, tạo cơ sở bảo đảm tính khả thi của phương án.
Chính sách phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước lưu vực sông Cả phải thể hiện tính linh hoạt, đặc biệt là thích ứng với những thay đổi về điều kiện tự nhiên trong tương lai (biến đổi khí hậu).
b) Yêu cầu về kiểm soát các hoạt động xả thải, bảo vệ số lượng, chất lượng nước trên lưu vực
Tầm nhìn chung về môi trường lưu vực sông Cả đến năm 2020 là: Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cao; bảo vệ nguồn nước không bị suy thoái, cạn kiệt, đáp ứng yêu cầu về môi trường để hội nhập quốc tế.
Hiện nay, chất lượng nước trên lưu vực được đánh giá còn khá tốt ở thượng nguồn. Suy thoái tài nguyên nước đã và đang có dấu hiệu gia tăng ở khu vực khai thác khoáng sản, khu đô thị, khu công nghiệp tập trung. Ô nhiễm nguồn nước ở các khu vực, các nhánh/đoạn sông trên lưu vực chủ yếu có nguyên nhân là do ô nhiễm do nước thải, chất thải từ các khu đô thị, khu/cụm công nghiệp và do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Cục bộ tại một số khu vực/đoạm sông thì mức độ ô nhiễm
chất lượng nước thuộc dạng rất nghiêm trọng, hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao gấp nhiều lần so với Quy chuẩn quốc gia.
Mùa kiệt, xâm nhập mặn đã và đang có dấu hiệu vào sâu trong đất liền, ngay ở thành phố Vinh, giếng nước ăn bị lợ cũng thường xảy ra, vùng đất thấp hơn thì hiện tượng mặn còn biểu hiện rõ nét. Bên cạnh đó, nuôi tôm trên cát vùng ven biển ban đầu dường như đã là sinh kế thoát nghèo cho nhiều khu vực song do chưa được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng và chưa có bước đi thích hợp nên đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với tài nguyên nước. Nước dưới đất bị suy thoái, nguy cơ ô nhiễm rất cao; nước mặt, nước ven bờ bị ô nhiễm nghiêm trọng tại các khu vực nuôi tôm trên cát, muốn khắc phục cũng cần thời gian khá dài.
Công tác kiểm soát việc xả thải, chấp hành các quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước còn ở mức rất hạn chế. Quản lý chất thải hiện nay còn thiếu hiệu quả. Hiện tại, chất lượng nước được quản lý chủ yếu thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường và việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về chất thải và chất lượng nước. Các công cụ kỹ thuật hỗ trợ việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, các biện pháp tổng hợp, lồng ghép các công cụ kinh tế với các công cụ hành chính hiện có nhằm giám sát việc xả nước thải vào nguồn nước chưa phát huy tác dụng. Vì thế, yêu cầu về kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ chất lượng nguồn nước trên lưu vực là rất cấp thiết. Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước được coi như là một nhân tố chính và là một phần then chốt trong việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đã được phê duyệt theo quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Yêu cầu về bảo đảm nguồn sinh thủy, tính đa dạng sinh học trên lưu vực
Lưu vực sông Cả được đánh giá là một trong những lưu vực có hệ sinh thái đa dạng, phong phú và tầm quan trọng cũng như yêu cầu bảo vệ đứng đầu quốc gia. Số lượng cũng như chất lượng nước sẽ tác động tới các hệ sinh thái nói trên, việc khai thác thủy sản, sản xuất nông nghiệp và sự đa dạng sinh học dựa trên chức năng của các hệ sinh thái là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh.
Do một thời gian dài rừng bị suy giảm do bị khai thác quá mức, tình trạng đốt nương làm rãy và nạn săn bắn trái phép đã và đang làm cho hệ động thực vật này suy giảm một cách nghiêm trọng. Bước đầu đã xác định được những nguyên nhân cơ bản làm suy giảm hệ sinh thái trên lưu vực, đó là:
- Canh tác nông nghiệp: việc dùng đất bìa rừng để canh tác nông nghiệp, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm… đã làm suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, việc đô thị hóa biến đất nông nghiệp thành đất ở đô thị cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.
- Các hoạt động khai thác: khai thác gỗ trái phép, khai thác khoáng sản ồ ạt, thiếu quy hoạch đã gây ô nhiễm nguồn nước, phá vỡ cảnh quan tự nhiên, gây ô nhiễm nguồn nước, suy giảm hệ sinh thái trong khu vực.
- Sự nghèo đói và gia tăng dân số: việc canh tác phát nương làm rẫy, du canh, du cư sống chủ yếu vào thiên nhiên của một bộ phận người dân trên lưu vực cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học, bên cạnh đó cũng làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hoá đất đai tăng lên rất nhanh, diện tích rừng bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi, làm càng gia tăng các thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, giảm nguồn sinh thủy trên lưu vực.
- Tai biến thiên nhiên: bão, lũ, cháy rừng đã tàn phá môi trường sống, thu hẹp nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật, huỷ hoại nguồn dinh dưỡng, nguồn nước, làm thay đổi tập tính, gây ra những đột biến của một số loài sinh vật.
- Xây dựng cơ bản: việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, thuỷ điện... chưa được nghiên cứu một cách tổng thể cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm mất đa dạng sinh học.
Vì vậy, vấn đề bảo đảm nguồn sinh thủy để đảm bảo và duy trì tính đa dạng sinh học trên toàn lưu vực sẽ hết sức cần thiết và quan trọng.
d) Tăng cường chủ động trong phòng chống thiên tai, có kế hoạch ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
Sông Cả nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ nên trong một năm có các loại lũ và thời gian xảy ra lũ khác nhau:
- Lũ tiểu mãn thường xảy ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm. Mực nước lũ lớn nhất đã đo đạc được tại Nam Đàn là 7,17 m (1989), tại Chợ Chàng đạt 5,93 m (1989).
- Lũ Hè Thu xảy ra từ tháng 7 tới 10/9 hàng năm, lũ này còn được gọi là lũ sớm. Mực nước lũ thời kỳ này cũng chỉ đạt dưới 7 m tại Nam Đàn và tại Chợ Chàng dưới 5,4 m.
- Lũ chính vụ xảy ra từ 20/9 đến 20/11 hàng năm. Đây là thời kỳ lũ căng thẳng ở hạ du sông Cả. Tính chất lũ: Cường xuất lũ lớn, thời gian lũ kéo dài 5 - 7 ngày.
- Lũ muộn thường xảy ra vào cuối tháng 11 đến tháng 12. Cường xuất và mực nước lũ cũng tương đương với lũ tiểu mãn và lũ Hè Thu. Lũ muộn thường ít khi xảy ra.
Như vậy, với 4 dạng lũ xảy ra ở hạ du trong một năm cho thấy tính chất lũ và mức độ cũng thống nhất, gây thiệt hại nhiều cho hạ du là lũ chính vụ. Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa trên lưu vực sẽ tăng vào mùa mưa (tháng VI÷IX), đây là thời gian trùng vào thời gian lũ diễn ra trên lưu vực, yếu tố này sẽ là cho lũ nguy hiểm hơn. Do vậy trong các phương án phòng chống lũ lụt, cần tiến hành tìm hiểu và làm rõ hơn những công tác trọng tâm, những vùng trọng điểm để phòng, chống lũ hiệu quả và hợp lý. Bản chất các loại hình thiên tai trên lưu vực sông Cả là đa dạng phức tạp, là thuộc tính tự nhiên của vùng nên trong giai đoạn trước mắt đến năm 2020 cần phải nghiên cứu xây dựng các giải pháp, kết hợp giữa biện pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng chống lũ lụt, lũ quét trên lưu vực lưu.
e) Các cộng đồng dân cư tham gia thực hiện vào các quyết định điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, chủ động trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai.
Quản lý dựa vào cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng đã được khẳng định là đem lại những thành công lớn trong các lĩnh vực. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy rằng “Điều quan trọng nhất là chúng ta phải có sự đồng thuận của cộng đồng”. Các công cụ pháp lý và các biện pháp kỹ thuật có thể phù hợp với điều kiện và yêu cầu hiện tại nhưng về lâu dài có thể không còn phù hợp,
không đáp ứng được yêu cầu.
Trong cuộc hội thảo “Làm thế nào quản lý hiệu quả tài nguyên nước ở Việt Nam”, các chuyên gia đến từ Mỹ và Nhật Bản đưa ra nhiều khuyến cáo về quản lý hiệu quả tài nguyên nước của Việt Nam, một trong những ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng “Điều quan trọng nhất là chúng ta phải có sự đồng thuận của cộng đồng. Quản lý nước ở Nhật Bản, cụ thể vùng Osaka, theo kinh nghiệm thì điều quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận của cộng đồng, mọi người có quyền sử dụng nước cho nhu cầu cá nhân, cho nông nghiệp... "Chúng tôi không phải trả tiền để sử dụng, chúng tôi không phải mua mà cũng không được bán, nếu không sử dụng lượng nước dư thừa thì phải trả lại cho Nhà nước. Chính phủ quản lý nguồn nước một cách chặt chẽ" (TS Harue Masuda, ĐH TP Osaka, Nhật Bản). “Chính phủ Việt Nam đã làm được nhiều điều về quản lý nước, có cấu trúc chuẩn, cách thức thu thập thông tin cũng đúng hướng, song vấn đề hiện nay là làm sao đánh giá được nguồn cung nước? Điều này khá phức tạp vì khí hậu đang thay đổi, dân số tăng, phân bố sử dụng nước cũng thay đổi. Do vậy, Việt Nam cần kiểm soát những thay đổi này để dự báo điều gì sẽ xảy ra. "Tôi nghĩ lúc này cần có các công cụ để đánh giá những thay đổi, phải thực hiện chính xác về mặt chính sách và trách nhiệm của xã hội nói chung" (TS Teofilo A. Abrajaro, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ cho biết).
Như vậy có thể thấy, không chỉ cần có sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch cụ thể nào đó mà còn phải gắn kết trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia thực hiện. Thực tế ở nước ta hiện nay, để cộng đồng được tham gia vào các chương trình, kế hoạch hay thực hiện quy hoạch là một trong những vấn đề hết sức khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với lĩnh vực tài nguyên nước. Vì vậy, để các cộng đồng dân cư tham gia thực hiện vào các quyết định điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, chủ động trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai cần phải có những đầu tư nghiên cứu cho vấn đề này ngay từ bây giờ.