Mạng lưới sông, suối trên lưu vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 25 - 27)

SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC

2.1.1Mạng lưới sông, suối trên lưu vực

2.1.1.1. Dòng chính sông Cả

Dòng chính sông Cả bắt nguồn từ đỉnh núi Phulaileng thuộc tỉnh Hủa Phăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có chiều dài 514km, phần chảy trên đất Việt Nam là 360km. Sông chảy theo hướng Tây bắc Đông Nam, nhập vào đất Việt Nam tại bản Keng Đu huyện Kỳ Sơn. Khi chảy đến Bản Vẽ sông đổi dòng theo hướng Bắc Nam về đến Cửa Rào nhập với nhánh Nậm Mô, đến ngã ba cây Chanh, sông nhận nước của sông Hiếu ở phía tả và đến Thanh Chương nhận nhánh sông Giăng ở phía hữu, đến Chợ Tràng thì nhập với sông La ở phía hữu và chảy ra biển tại Cửa Hội. Đoạn sông nhập lưu cuối cùng này được gọi là sông Lam.

2.1.1.2. Sông nhánh a) Sông Nậm Mô

Sông Nậm Mô bắt nguồn từ vùng rừng núi của tỉnh Bôlikhăm Xay (Lào) chảy vào Việt Nam tại Làng Nhãn thuộc huyện Kỳ Sơn và nhập lưu với dòng chính sông Cả tại Cửa Rào. Sông Nậm Mô có diện tích lưu vực 3.970kmP

2

P chiều dài sông 189km, phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam có diện tích lưu vực là 1580kmP

2

P

, chiều dài tính đến cửa sông là 89km. Từ thượng nguồn đến đoạn nhập lưu sông Nậm Mô có rất nhiều vị trí có thể xây dựng được hồ chứa để phát điện và tham gia điều tiết nước cho hạ du.

b) Sông Hiếu

Bắt nguồn từ dãy núi Cao Phú Hoạt thuộc huyện Quế Phong , sông Hiếu là một phụ lưu phía tả nhập vào sông Cả ở đoạn trung lưu tại ngã ba Cây Chanh thuộc địa

phận huyện Tân Kỳ. Diện tích lưu vực tính đến cửa sông là 5.417kmP

2

P

, chiều dài sông 314km. Sông Hiếu là con sông cấp nước quan trọng đối với các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ. Sông Hiếu có các chi lưu quan trọng như Nậm Quàng, Nậm Giải, Kẻ Cọc - Khe Nhã, sông Chàng, sông Dinh, Khe Nghĩa, Khe Đá, trong đó sông Chàng và sông Dinh là hai phụ lưu chính.

c) Sông Giăng

Là một phụ lưu phía hữu sông Cả bắt nguồn từ dãy núi Phu Long cao 1.330m phía Tây Nghệ An trên vùng núi Môn Sơn - Lục Giã. Diện tích lưu vực khoảng 1.050kmP

2

P

, nằm trong vùng mưa lớn nên lòng sông rộng, nông và nhiều bãi bồi, hướng chảy chính của sông Giăng là hướng song song với sông Cả đến Thác Muối đổi theo hướng Tây - Đông phần cửa ra nhập với sông Cả theo hướng Bắc - Nam. Sông Giăng là một chi lưu cung cấp nước quan trọng cho sông Cả đoạn trung lưu đồng thời nó cũng là con sông có lượng lũ khá lớn gây ngập lụt cho vùng trung lưu. Trận lũ 1978 ở sông Cả đạt tới mức lịch sử ở hạ du cũng do một phần lượng lũ tập trung lớn của sông Giăng.

d) Sông La

Sông La là phụ lưu gần hạ du của sông Cả được hình thành với 2 nhánh sông lớn đó là sông Ngàn Phố và sông Ngàn Sâu nhập l ưu tại Linh Cảm. Từ Linh Cảm đến Chợ Tràng được gọi là Sông La. Diện tích lưu vực sông La khoảng 3.210kmP

2

P

: + Sông Ngàn Phố: Bắt nguồn từ cửa khẩu Cầu Treo xã Sơn Kim. Diện tích lưu vực tính đến cửa sông khoảng 1.350kmP

2

P

trong đó 60% là vùng đồi núi. Sông Ngàn Phố nằm trong vùng mưa lớn nên có rất nhiều nhánh sông suối nhỏ nhập lưu điển hình là Khe Tre, Khe Nẫm, Khe Cò, Vực Rồng. Sông Ngàn Phố là nguồn nước quan trọng cấp cho các ngành kinh tế của huyện Hương Sơn.

+ Sông Ngàn Sâu: Bắt nguồn từ dãy núi Giăng Màn thuộc hyện Hương Khê. Lưu vực sông Ngàn Sâu phát triển lệch về phía Tây và nhập vào sông La tại Linh Cảm. Tổng chiều dài dòng chính sông là 102km với diện tích lưu vực 1.860kmP

2

P

. Cũng như sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu cũng nằm ở trung tâm mưa lớn của sông

La. Sông Ngàn Sâu là nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt động kinh tế của huyện Hương Khê đồng thời cũng là tác nhân gây thiệt hại trong mùa lũ cho huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 25 - 27)