III IV V VI VII V IX X XI
3. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt
4.5.1.3 Hoàn thiện thể chế và hành lang pháp lý quản lý quản lý tổng hợp lưu vực sông
chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích lớn như Bản Vẽ, Khe Bố, Cẩm Trươi – Ngàn Trang, Hủa Na... Giải pháp xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích trữ lớn được xem là giải pháp quan trọng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước, tham gia phòng, chống và giảm thiểu có hiệu quả, lũ lụt, hạn hán trên lưu vực. Tuy nhiên, những tác động trong quá trình hoạt của các hồ chứa phải được quản lý một cách có hiệu quả. Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực là rất cần thiết, nhằm đảm bảo nhu cầu mục tiêu chính của các hồ chứa nhưng cũng phải chia sẻ nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng dùng nước, đặc biệt là duy trì dòng chảy tối thiểu, đảm bảo duy trì hệ sinh thái thủy sinh trên sông.
4.5.1.3 Hoàn thiện thể chế và hành lang pháp lý quản lý quản lý tổng hợp lưu vực sông vực sông
Có thể nói quản lý tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông gắn liền với nhau, đan xen nhau và có những khác biệt nhất định. Luật tài nguyên nước, Nghị định 120/2008/NĐ-CP cũng đã quy định quản lý tài nguyên nước phải dựa trên lưu vực sông và quản lý theo lưu vực sông. Tuy nhiên, hiện nay thể chế về quản lý tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông chưa đồng bộ, nhất quán, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, gây ảnh hưởng bất lợi đến tiến trình quản lý nói chung. Quản lý tài nguyên nước trên cơ sở lưu vực sông là tiền đề để tiếp cận và tiến hành quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
Song song với hoàn thiện về mặt thể chế, hành lang pháp lý để quản lý tổng hợp lưu vực sông cũng cần được thiết lập và hoàn chỉnh. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm về sự hợp lý, về hiệu quả của quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. Các mô hình quản lý lưu vực sông trên thế giới đã cho thấy
nhiều bài học quý báu. Tuy nhiên, việc áp dụng, xác định, xây dựng những nguyên tắc, những nội dung cơ bản, hình thức tổ chức quản lý lưu vực sông phù hợp nhất với điều kiện của nước ta nói chung và lưu vực sông Cả nói riêng là hết sức cần thiết và cũng nhiều khó khăn. Nghị định của Chính phủ về quản lý lưu vực sông đã được ban hành, tuy nhiên, một loạt các vấn đề khác nhằm cụ thể hóa các bước đi trong tiến trình quản lý tổng hợp lưu vực sông cần được xây dựng và tổ chức thực hiện. Một trong những vấn đề đó là thực hiện quy hoạch tài nguyên nước theo lưu vực sông.
Đối với lưu vực sông Cả, hiện nay, bước đầu tiên cần hoàn hiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Lực lượng cán bộ có trình độ, chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên các địa phương trên lưu vực còn rất hạn chế và thiếu rất nhiều, bên cạnh đó trong công việc còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác. Ở cấp huyện, hiện tại chưa có phòng chức năng riêng biệt, nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ở cấp huyện chưa được phân cấp rõ ràng và chưa hình thành hệ thống quản lý tài nguyên nước. Song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, tiến hành xây dựng các văn bản pháp lý, thể chế, chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của lưu vực tiến tới quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông.