SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC
2.1.4.1. Bão lụt và thiên ta
Thiên tai hàng năm bão, lũ lụt, lũ quét diễn ra trên lưu vực đã và đang gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và con người trên lưu vực. Nguyên nhân chính gây lũ lụt trên lưu vực sông Cả là do những trận mưa lớn trên diện rộng kết hợp với tổ hợp của các hình thế thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa đông bắc... Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như: phá rừng, suy thoái thảm phủ và điều kiện
mặt đệm, ảnh hưởng của yếu tố địa hình trên tiểu lưu vực các sông thượng nguồn đã “góp phần” làm cho ảnh hưởng của mưa lũ càng thêm trầm trọng ở khu vực hạ lưu.
Tính trung bình 10 năm từ 1999 đến 2009, mỗi năm lưu vực sông Cả có số người bị chết hoặc mất tích khoảng 80 người, khoảng 80.000ha lúa bị ngập lụt, thiết hại trung bình hơn 500 tỷ đồng/năm, ước tính chiếm 1,6% GDP trên lưu vực. Những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt trên lưu vực đó là Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, Vũ Quang, Yên Thành.
* Lũ quét: Trên lưu vực sông Cả, lũ quét thường xảy ra ở khu vực hữu ngạn dòng chính sông Cả (Tương Dương, Con Cuông) và tiểu lưu vực sông La (Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang). Đặc điểm của lũ quét là thường xảy ra bất ngờ, diễn ra trong thời gian ngắn, lượng bùn, đá, chất rắn cao, có sức tàn phá lớn. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên lũ quét đó là: mưa, địa hình, rừng và thảm phủ thực vật, tác động của con người... Điển hình là trận lũ quét diễn ra cuối tháng 9/2002 xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (tiểu lưu vực sông La ), với lưu lượng đo được tại trạm thủy văn Diệm Sơn trên sông Ngàn Phố là 4.480m3/s (lũ 1% là 3.470m3/s) đã gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế các huyện Hương Sơn , Hương Khê, Đức Thọ, trong đó huyện Hương Sơn thiệt hại nhiều nhất . Ước tính thiệt hại kinh tế chỉ riêng huyện Hương Sơn khoảng 50 tỷ đồng. Gần đây nhất là trận lũ quét xảy ra vào ngày 26/5/2009 trên địa bàn huyện Tương Dương gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, sơ bộ ước tính tổng thiệt hai sau trận lũ quét này khoảng hơn 10 tỷ đồng.
* Lũ lớn: Một trong những nguyên nhân gây lũ đó là mưa lớn trên diện rộng kết hợp với các hình thái thời tiết khác như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc... Trên lưu vực sông Cả lũ lụt thường xảy ra vào tháng VII đến tháng X, những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt trên lưu vực đó là trung lưu (Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê) và hạ lưu (đồng bằng sông Cả: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương). So với trung lưu thì lũ lụt ở phía hạ lưu thường xuyên xảy ra và là vấn đề nghiêm trọng và gay cấn hơn cả.
Khu vực trung lưu: nằm ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê, khu vực này có dạng địa hình
đồi cao xen kẽ có các thung lũng thấp như khu Bãi Tập – Quỳ hợp, vùng sông Sào – Nghĩa Đàn, vùng trung tâm huyện Hương Khê, Vũ Quang, vùng Sơn Hà của Hương Sơn, độ chênh cao giữa mặt ruộng và lòng sông nhỏ nên dễ xảy ra ngập lụt khi có mưa lũ lớn ở thượng lưu dồn về.
Ở khu vực hạ lưu (vùng đồng bằng): do vị trí địa lý và ảnh hưởng của địa hình mà lũ lụt vùng hạ lưu của lưu vực sông Cả xảy ra thường xuyên hơn so với phần trung và thượng nguồn. Hàng năm, do chịu sự tác động trực tiếp của mưa lớn kết hợp với các nhiễu động của thời tiết ven biển và sự dồn nước phía thượng lưu (thượng nguồn, sông Hiếu, sông La) đã gây ngập lụt nghiêm trọng vùng đồng bằng.
Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây lũ lụt và tình hình ngập úng vùng đồng bằng sông Cả thường xuyên xảy ra ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Điển hình là các trận lũ lớn trong các năm 1978, 1988, 1996, 2002, 2007.
* Hạn hán: trong những năm gần đây, hạn hán trên lưu vực đang có dấu hiệu diễn ra trên diện rộng với mức độ khá trầm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ở nhiều địa phương như thiếu nước phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến hoạt động của các hồ chứa thủy điện..., bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nông nghiệp và sinh hoạt. Hạn hán cũng làm cho ô nhiễm gia tăng, xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái trên lưu vực.
Hàng năm, theo kết quả điều tra thời gian thiếu nước thường diễn ra trong các tháng III, IV, V, VI, thậm chí trong 3 năm trở lại đây, tình trạng thiếu nước xảy ra ngay cả trong mùa lũ, những khu vực chịu ảnh hưởng đó là: Kỳ Sơn, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Nghi Xuân, Nam Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, trong sinh hoạt, và sản xuất nông nghiệp ở những địa phương trên đã và đang phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân ban đầu được xác định đó là lượng mưa trên lưu vực giảm 30- 40% so với mọi năm, nắng nóng kéo dài, thiếu nguồn nước, rừng bị suy giảm cả về số lương lẫn chất lượng, không giữ được nước dẫn đến các hồ đập thiếu nước, tác động của biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng hạn hán thiếu nước nghiêm trọng hơn.
Trong sinh hoạt, thiếu nước đã và đang xảy ra tại một số nơi như: Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Vũ Quang (tiểu lưu vực sông La), Nghi Xuân, thành phố Vinh,
Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam Đàn (khu giữa hạ lưu), Tương Dương, Kỳ Sơn (tiểu lưu vực sông Nậm Mô và khu giữa thượng lưu) Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn (tiểu lưu vực sông Hiếu) Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã và đang diễn ra trầm trọng, đặc biệt trong mùa khô.
Hạn hán cũng đã làm cho mực nước trong các hồ suy giảm nghiêm trọng. Theo số liệu quan trắc, mực nước trong các hồ xuống rất thấp, chỉ đạt 50% dung tích thiết kế, thống kê sơ bộ cho thấy, trên lưu vực có 297 hồ cạn nước, trong số 58 hồ do các doanh nghiệp quản lý có 15 hồ cạn nước, 27 hồ mức nước còn nhỏ hơn 50% dung tích thiết kế, 16 hồ mức nước còn 50 đến 70% dung tích thiết kế.
Hình 2.1: % diện tích bị hạn, thiếu nước
Ðối với gần 600 hồ nhỏ địa phương quản lý, hiện có gần 50% số hồ cạn, chỉ đạt 15 đến 30% so với dung tích thiết kế, phần lớn nhiệm vụ các hồ này cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho mực nước trong các hồ xuống thấp là do mực nước ở các sông thượng nguồn cạn kiệt, lượng mưa giảm so với các năm trước rất nhiều, một số nơi lượng mưa thấp kỷ lục như ở Quỳnh Lưu, Tương Dương. Như vậy có thể thấy, khi hạn hán xảy ra, ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
* Xâm nhập mặn: mặn xâm nhập vào theo hai hướng Cửa Hội và sông Nghèn, đây là hai phân lưu của sông Cả. Hiện tại, trên sông Nghèn có có hai cống ngăn mặn là cống Trung Lương và Đồng Huề nên trên lưu vực, mặn xâm nhập vào chủ yếu qua của sông chính là cửa Hội.
Một trong những nguyên nhân khiến cho xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa là
2.9 5.3 5.3 12.5 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 2006 2009 2010 %
% diện tích thiếu nước so với diện tích canh tác - sông C?
do hạn hán kéo dài, nguồn nước mặt trên các sông, suối đổ ra cửa biển đều giảm, tại một số địa phương người dân đã khoan lấy nước ngầm để sinh hoạt, tưới lúa và một số loại cây trồng khác, điều này dẫn đến làm suy giảm mực nước ngầm khiến cho mặn xâm nhập càng sâu hơn vào trong nội địa. Hàng năm xâm nhập mặn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp một số huyện vùng ven biển: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Xuân trên lưu vực. Theo số liệu thống kê gần đây, trong 3 năm, từ 2007 đến 2009, tại cống Ba ra - Nghi Quang, (một trong 2 cống ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất trên lưu vực), mực độ nhiễm mặn đo được ở trên mặt nước là 8‰ và ở dưới đáy của cống là 30‰; độ mặn đo được tại cống Trung Lương và cống Đức Xá là 7,8‰, trong khi tiêu chuẩn cho phép để tháo lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thì độ nhiễm mặn của cống phải dưới 1‰. Với độ nhiễm mặn này, không thể lấy nước để bơm tưới cho cây trồng.