Xây dựng mục tiêu tài nguyên nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 89 - 93)

III IV V VI VII V IX X XI

LỰA CHỌN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẢ ĐẾN NĂM 2020, NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ

4.3.1. Xây dựng mục tiêu tài nguyên nước

4.3.1.1 Cơ sở xây dựng

Căn cứ hiện trạng, nhu cầu và các vấn đề đang diễn ra trên lưu vực, kết quả tính toán cân bằng nước, cơ hội và những thách thức (đã được trình bày ở các chương 2, mục 3.1, 3.1), kết hợp với các Chiến lược quốc gia trong lĩnh vực tài nguyên nước đến năm 2020. Mục tiêu tài nguyên nước trên lưu vực sông Cả được xây dựng dựa trên cơ sở một số vấn đề sau:

a) Các chiến lược

- Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020.

- Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. b) Hiện trạng các vấn đề của lưu vực

- Thiếu nước không chỉ diễn ra trong mùa khô mà ngay cả trong mùa lũ cũng đã và đang xảy ra.

- Nguyên nhân chính gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước là do hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt.

- Phòng chống lũ lụt mới chỉ bằng các biện pháp công trình, biện pháp phi công trình chưa được đầu tư nghiên cứu áp dụng, nhiệm vụ của các hồ chưa rõ ràng, chưa có hồ chứa với nhiệm vụ cấp nước vào mùa khô.

- Rừng đầu nguồn đang suy giảm dẫn đến làm giảm nguồn sinh thủy, tăng nguy cơ và mức độ nguy hiểm của lũ, lụt.

- Vấn đề nước duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và cho môi trường, đẩy mặn cho mùa khô chưa được nghiên cứu, tính toán.

- Thiếu cán bộ có trình độ trong quản lý tài nguyên nước.

- Tài nguyên nước chưa được quan trắc, điều tra, đánh giá một cách đầy đủ cả về trữ lượng và chất lượng.

- Hệ sinh thái có nguy cơ suy giảm do: phát triển kinh tế xã hội, di dân, mất rừng, ngập lụt lòng hồ...

- Nhận thức về Luật tài nguyên nước còn hạn chế, ý thức của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước còn kém.

c) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tầm nhìn đến năm 2020

Trong mười năm tới, nền kinh tế trên lưu vực sẽ có chuyển biến theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, cơ bản sẽ ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp, giảm diện tích trồng trọt, phát triển mạnh về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa. Với định hướng này, nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản, công nghiệp sẽ tăng. Vì vậy, cần tập trung vào việc điều hòa nguồn nước trên những sông/tiểu lưu vực có tiềm năng nguồn nước lớn như sông Hiếu, Giăng, Nậm Mô, khu giữa thượng lưu sang vùng/tiểu vùng có tiềm năng nguồn nước hạn chế như sông Nghèn, tiểu vùng Nam Hưng Nghi và tiểu vùng Diễn Yên Quỳnh. Song song với vấn đề trên cũng cần kiểm soát suy thoái và ô nhiễm nước ngay từ bây giờ.

4.3.1.2 Mục tiêu tài nguyên nước trên lưu vực

a) Mục tiêu về khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước:

Giai đoạn 2010 – 2015

- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ khu vực có tiềm năng tài nguyên nước để điều hòa cho khu vực có tiềm năng kém hơn. Tăng cường áp dụng các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm cho tất cả các hoạt động khai thác sử dụng nước.

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước mặt , phân vùng khai thác nguồn nước mặt; Nghiên cứu và tiến hành thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nước mặt, đảm bảo phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong lưu vực, đáp ứng nhu cầu nước cho mọi thành phần kinh tế theo các giai đoạn trong năm;

- Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các công trình thủy điện lớn trên lưu vực, các công trình điều tiết nguồn nước đảm bảo mục tiêu lợi dụng tổng hợp nguồn nước trên lưu vực, tham gia điều tiết cấp nước trong mùa kiệt, duy trì dòng chảy tối thiểu trên các dòng chính và đẩy mặn cho phía hạ du sông Cả ;

- Nghiên cứu, đề xuất phương án trữ và phát triển nguồn nước trên lưu vực;

Giai đoạn 2016 – 2020

- Điều tra, nghiên cứu xây dựng, xác định ngưỡng giới hạn khai thác nguồn nước mặt trên dòng chính sông Cả, các sông nhánh lớn như sông Hiếu, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông Lam; Phân vùng khai thác và phát triển nguồn nước.

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giám sát tài nguyên nước (số lượng, chất lượng) trên lưu vực.

- Quản lý tài nguyên nước trên lưu vực theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông.

- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về tài nguyên nước trên lưu vực.

b) Mục tiêu về bảo vệ tài nguyên nước

- Về tổng thể: Bảo vệ, duy trì số lượng nước trên lưu vực không bị suy thoái cạn kiệt; duy trì trữ lượng nước trữ trên các sông, suối nhỏ trên lưu vực trong thời

gian mùa cạn; Bảo vệ và duy trì ổn định số lượng nước của thủy vực sông, đặc biệt lượng nước trên dòng chính và các sông nhánh chính trong thời gian mùa cạn; Bảo vệ chất lượng các nguồn nước; Khôi phục sông/đoạn sông bị ô nhiễm.

- Về cụ thể:

Giai đoạn 2010 - 2015:

- Cơ bản kiểm soát được các nguồn thải và tình hình ô nhiễm nguồn nước; Nghiên cứu, xác định mục tiêu chất lượng nước cho các mục đích trên dòng chính và các tiểu lưu vực;

- Chấm dứt được tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản để không làm suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, biến đổi dòng chảy;

- Nghiên cứu, xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông chính trong lưu vực: dòng chính sông Cả, sông Hiếu, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố;

- Khôi phục các sông/đoạn sông đang bị ô nhiễm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị; giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng ô nhiễm , suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Thiết lập và hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc chất lượng nước và hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng nước trên toàn lưu vực.

- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ lên 60%, đặc biệt là diện tích rừng đầu nguồn, phát triển diện tích rừng phòng hộ ven biển, khôi phục diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái; tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng nơi có nguồn sinh thủy lớn để bảo vệ số lượng nước (tiểu lưu vực sông La, sông Giăng, thượng lưu dòng chính sông Cả, tiểu lưu vực sông Hiếu).

- Tài nguyên nước trên lưu vực cần được bảo vệ với sự tham gia của cộng đồng trên toàn lưu vực. Xây dựng các chương trình giáo dục cộng đồng về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước.

Hàng năm, thiên tai đã và đang diễn ra gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như con người trên lưu vực , Chiến lược quốc gia về phòng , chống, giảm nhẹ thiên tai đã được Chính phủ phê duyệt, các mục tiêu của công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với lưu vực sông Cả. Vì vậy, các mục tiêu phòng, chống, khắc phục hậu quả các loại hình tác hại do nước gây ra không phân chia theo các giai đoạn. Một số mục tiêu chủ yếu như sau:

- Nghiên cứu, xác định, phân vùng/tiểu lưu vực thường xuyên bị ảnh hưởng các tác hại do nước gây ra; Nghiên cứu, xác định nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ lụt, lũ quét, hạn hán và xâm nhập mặn gây ra trên lưu vực.

- Nghiên cứu lập các bản đồ nguy cơ về ngập lũ, hạn hán, khoanh định các vùng có nguy cơ xói lở bờ; phối hợp địa phương để xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước.

- Nghiên cứu, xây dựng, áp dụng các biện pháp công trình và phi công trình phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực.

- Vận hành đảm bảo an toàn cho các hồ chứa để khai thác hiệu quả công trình kết hợp với điều tiết , giảm lũ cho phía hạ du . Nghiên cứu, xây dựng các hồ chứa nước lợi dụng tổng hợp, điều tiết dòng chảy và tham gia cắt lũ cho hạ du.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)