XUẤT CÁC QUY HOẠCH, THỨ TỰ ƯU TIÊN LẬP, THỰC HIỆN VÀ LỘ TRÌNH BƯỚC ĐI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 99 - 102)

III IV V VI VII V IX X XI

LỰA CHỌN QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẢ ĐẾN NĂM 2020, NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ

4.4. XUẤT CÁC QUY HOẠCH, THỨ TỰ ƯU TIÊN LẬP, THỰC HIỆN VÀ LỘ TRÌNH BƯỚC ĐI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

VÀ LỘ TRÌNH BƯỚC ĐI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

vực sông Cả, một lần nữa có thể nhận định là: Hiện tại và đến năm 2020, tài nguyên nước trên lưu vực vẫn có thể đáp ứng đủ cho các nhu cầu, nhưng dòng chảy phân bố không đều theo không gian và thời gian; trước sức ép về nhu cầu sử dụng nước không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nguồn nước cũng như tăng trưởng, phát triển kinh tế, di dân, tình trạng ô nhiễm, hạn hán, lũ lụt, nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước... trên lưu vực buộc các cơ quan quản lý phải có quyết sách đúng đắn, hành động cụ thể trong chiến lược phát triển bền vững của lưu vực nói riêng và của vùng nói chung. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên nước trên lưu vực cần đạt được khung và thể chế nhất định. Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông là tiền đề để tiếp cận và tiến hành quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

Để có phương án, các biện pháp và những bước đi cụ thể để giải quyết các vấn đề về hiện trạng cũng như thực hiện các nội dung, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đối với quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây trên ra lưu vực. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng bền vững. Thực hiện quy hoạch tài nguyên nước là thực sự rất cần thiết đối với lưu vực sông Cả ngay từ bây giờ.

Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về Quản lý lưu vực sông đó đã nêu rõ: Quy hoạch tài nguyên nước gồm 03 quy hoạch thành phần gồm: 1- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước; 2- Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước; 3 - Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Định mức Kinh tế - Kỹ thuật Lập quy hoạch, điều chỉ quy hoạch tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thể hiện chi tiết các quy hoạch thành phần, trong đó:

- Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước gồm: + Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt; + Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất; - Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước gồm: + Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt; + Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;

Về số liệu, dữ liệu phục vụ cho việc lập các quy hoạch thành phần. Hiện nay, tài nguyên nước mặt trên lưu vực mặc dù chưa được điều tra đánh giá một cách chi tiết, toàn diện và đầy đủ nhưng có thể dựa vào các chuỗi số liệu như mưa, mực nước, lưu lượng....tại các trạm quan trắc và các yếu tố liên quan khác phục vụ cho công tác đánh giá hiện trạng cũng như dự báo xu thế biến động về số lượng của nguồn nước mặt...

Mặc dù hiện tại, thiếu nước chỉ diễn ra ở vùng trung lưu và vùng đồng bằng, tuy nhiên, do tính chất liên vùng, mức đóng góp nguồn nước mặt của các tiểu lưu vực, phía thượng lưu cho vùng trung và hạ lưu của lưu vực. Vì vậy, đối với vấn đề phân bổ tài nguyên nước, trước mắt là thực hiện xây dựng Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt đối với toàn lưu vực.

Về vấn đề bảo vệ tài nguyên nước: hiện nay, nguồn nước lưu vực sông Hiếu đã và đang bị suy thoái và ô nhiễm do khai thác khoáng sản (Quỳ Châu, Quỳ Hợp), ở khu vực thành phố Vinh nước mặt cũng đã và đang bị ô nhiễm do nước thải, rác thải chưa được xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước, nước ngầm khu vực ven biển bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn do khai thác quá mức. Vì vậy, đối với quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước, trước tiên ưu tiên tập trung thực hiện xây dựng quy hoạch bảo vệ nguồn nước tại các khu vực/tiểu lưu vực nêu trên. Trong đó, nội dung mục tiêu chung của quy hoạch này lồng ghép phương hướng, cũng như mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước chung cho toàn lưu vực trong kỳ quy hoạch.

Về phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra: Hàng năm, lũ lớn đều xuất hiện trên lưu vực, mưa lớn kéo dài nhiều ngày trên diện rộng là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ trọng lớn gây lũ lụt, ngập úng trên lưu vực. Do đặc điểm mưa trên lưu vực là mưa lớn ở hạ du và giảm dần từ hạ du lên thượng nguồn nên mực nước ở hạ du tăng lên rất nhanh, lượng lũ ở phần lưu vực từ Dừa tới Yên Thượng nhập vào dòng chính chiếm tỷ lệ rất lớn đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng (trận lũ tháng 9/1978; tháng 10/1988 ở hạ du sông Cả). Mặc dù lũ lớn trên thượng nguồn cũng như lũ lớn ở các sông nhánh (sông Hiếu, sông La) không xuất hiện đồng thời nhưng khi có lũ xảy ra, thiệt hại do lũ là rất lớn. Vì vậy, nhất định cần phải có nghiên cứu, xây dựng các biện pháp và phương án phòng chống lũ

đối cho lưu vực. Về vấn đề này, chúng tôi đề xuất nghiên cứu xây dựng Quy hoạch phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên phạm vi toàn lưu vực.

Xuất phát từ những vấn đề tổng hợp nêu trên , các quy hoạch thành phần cần phải lập trên lưu vực sông Cả bao gồm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các quy hoạch thành phần phục vụ quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông cả (Trang 99 - 102)