Công trình thủy lợi phục vụ tưới và tiêu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá và đề xuất sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông ba (Trang 67)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤ TƠ ĐỒ KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA

3.1.1Công trình thủy lợi phục vụ tưới và tiêu

(1) Công trình thủy lợi lớn

Trên lưu vực có 2 hệ thống thủy lợi lớn là Hệ thống thủy lợi Đồng Cam và Hệ thống thủy lợi Yayun Hạ.

(a) Hệ thống thủy lợi Đồng Cam

Tại hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam, một công trình trọng điểm tưới của lưu vực thì hiệu quả tưới đang ngày càng được nâng cao do quản lý tốt và hệ thống đã dần khắc phục được những tồn tại làm thất thoát nước. Hiện tại hệ thống kênh mương và công trình trên kênh đang ngày một hoàn chỉnh và được quản lý ngày một tốt hơn, trong đó 70-80% kênh mương đã được bê tông hoá, bao gồm toàn bộ hai tuyến kênh chính và một phần lớn kênh cấp 1, cấp 2. Công ty quản lý phân phối nước trên kênh chính và kênh cấp 1, cấp 2, còn từ kênh cấp 3 giao cho tổ quản lý thuỷ nông các xã hoặc hợp tác xã tự quản. Do quản lý tốt nên không còn hiện tượng dân tự tiện

Luận văn tốt nghiệp 59 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

đục bờ kênh lấy nước tự do như trước kia. Nói chung hệ thống bảo đảm cấp đủ nước cho dân, diện tích bị thiếu nước còn ít. Thiệt hại về hạn mấy năm gần đây của hệ thống không đáng kể.

Hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam được xây dựng từ lâu, trải qua nhiều năm sử dụng lại bị chiến tranh tàn phá nên hệ thống bị xuống cấp và có nhiều hư hỏng. Tuy nhiên hiện nay hệ thống đã được tu sửa, nâng cấp hệ thống kênh mương, kênh chính và nhiều kênh nhánh đã được bê tông hoá. Các công trình trên kênh được sửa chữa nâng cấp nên năng lực tưới của hệ thống hiện nay đã đảm bảo điều kiện thiết kế.

Từ năm 1998 đến nay, hệ thống dần dần được cải tạo nâng cấp nhờ vốn đầu tư của nhà nước và nhờ có dự án vay vốn của Ngân hàng thế giới, trong đó tập trung chủ yếu vào kiên cố kênh mương. Giá trị xây lắp thực hiện trong giai đoạn 1998 – 2001 khoảng 72 tỷ VNĐ, trong đó hai năm 000-2001 có giá trị là 54 tỷ. Nhờ vậy hiện nay hệ thống công trình của hệ thống đã được cải tạo tương đối hoàn chỉnh và hoạt động tốt hơn nhiều với khoảng 70-80% kênh mương đã được bê tông hoá, tổn thất nước bên trong hệ thống đã giảm đáng kể. Hệ thống hiện đã tưới đủ như năng lực thiết kế kể cả những năm tương đối hạn.

Luận văn tốt nghiệp 60 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

Cùng với đầu tư nâng cấp các công trình, công tác quản lý vận hành tưới của hệ thống cũng không ngừng được cải thiện nhờ đó hiệu quả tưới của hệ thống cũng dần dần nâng lên cả về chất lượng, thiệt hại do hạn trong những năm gần đây còn không đáng kể, năng xuất và sản lượng nông nghiệp tăng so với trước và duy trì ổn định. Thu nhập của người nông dân tăng lên, thuỷ lợi phí thu được hàng năm từ 95 đến 100%.

Hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam là một hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới kiểu cũ, tương đối điển hình của vùng Ven biển Miền Trung cũng như các hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh- Lâm Cấm, Thạch Nham,…đã hoạt động rất có hiệu quả và có nhiều đóng góp đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặc dù hệ thống hiện vẫn được quản lý và vận hành theo mô hình truyền thống như là một hệ thống dẫn và phân phối nước tưới, nhưng bên trong hệ thống đã nảy sinh những nhân tố mới khiến cho hệ thống thu được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động những năm gần đây. Theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững thì hệ thống có thể chưa là một hệ thống bền vững, nhưng bên trong đã chứa đựng những nhân tố mới, những dấu hiệu của sự bền vững. Việc đánh giá một cách toàn diện hệ thống theo các tiêu chuẩn bền vững là rất cần thiết, nó sẽ chỉ rõ những thành quả đã đạt được của hệ thống trong quá trình hoạt động và phát triển vừa qua và những khía cạnh cần phải cải tiến quản lý, những hoạt động cụ thể cần phải tiến hành, cũng như bước đi sắp tới để tiến tới xây dựng hệ thống thành một hệ thống thuỷ lợi bền vững trên lưu vực sông.

(b Hệ thống thủy lợi Yayun Hạ

Hệ thống thuỷ lợi Yayun Hạ nằm ở vùng trung lưu trên nhánh sông Yayun là hệ thống thuỷ lợi lớn nhất vùng kinh tế Tây nguyên được xây dựng xong và đưa vào sử dụng từ năm 000. Hệ thống gồm công trình đầu mối là hồ chứa Yayun Hạ khống chế diện tích lưu vực 1670 km2

Luận văn tốt nghiệp 61 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

Hình 3.2: Mái thượng lưu đập Yayun Hạ

Hồ Yayun Hạ : là công trình có nhiệm vụ chính là cấp nước tưới cho 1 .500 ha (nhưng hiện nay mới chỉ tưới 6500ha và kết hợp phát điện (năng suất MW . Dung tích hồ 5 triệu m3 . Hồ giữ lại toàn bộ lượng nước đến hồ trong mùa kiệt để phục vụ tưới và phát điện nên không có vai trò trong điều tiết dòng chảy mà còn làm giảm nguồn nước vào Sông Ba trong mùa kiệt. Lượng nước trả về hạ du là lượng nước hồi quy. Lượng nước này chiếm 0%- 0% lượng nước tưới, trung bình khoảng 5-7(m3

/s , mùa cạn 1-2(m3/s) . MNDBT : 204m, MNC : 195m.

Trước năm 000 vùng ven sông Ba thuộc địa phận huyện Krông a thường bị ngập về mùa lũ. Đặc biệt là vùng hạ lưu sông Yayun trước năm 000 vùng này thường bị ngập vào thời gian đầu tháng 10 và tháng 11. Nhưng từ sau năm 000 trở lại đây khi công trình thuỷ lợi hồ Yayun hạ đi vào khai thác vận hành thì trường hợp lũ lụt xảy ra ở đây không nhiều, diện tích ngập úng giảm chỉ còn 225ha. Thời gian ngập ngắn lại và chỉ xảy ra trong tháng 7 đến tháng 9, mỗi năm chỉ bị đến 3 đợt và sau một thời gian ngắn là nước rút hết.

Luận văn tốt nghiệp 62 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

Hình 3.3 : Biểu đồ điều phối hồ Yayun Hạ

(2) Công trình thủy lợi vừa và nhỏ

Trên lưu vực đã có hàng trăm công trình thuỷ lợi nhỏ rải rác trong tất cả các nhánh sông, suối trên lưu vực để tưới cục bộ tại các địa phương. Các công trình này phần lớn là các đập dâng và hồ chứa nước nhỏ do nhà nước và nhân dân đầu tư xây dựng từ nhiều năm đến nay, mỗi công trình chỉ tưới từ vài ha đến vài chục ha lúa nước hoặc cây công nghiệp ngắn hay dài ngày. Các công trình được nhà nước đầu tư xây dựng nói chung là công trình kiên cố, nhưng hiện nay nhiều công trình đang bị xuống cấp nên hoạt động không đảm bảo điều kiện thiết kế. Các công trình do dân tự xây dựng phần lớn là rất nhỏ và là công trình tạm thời hiệu quả khai thác và sử dụng còn rất hạn chế. Số lượng công trình đã có tuy nhiều, nhưng mới đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu nước của nông nghiệp do phần lớn là công trình nhỏ, lại chủ yếu là đập dâng.

Luận văn tốt nghiệp 63 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

Bảng 3.1: Tổng hợp năng lực tưới các công trình đã có và diện tích thực tưới các khu tưới trên lưu vực sông Ba

T

T Khu tưới

Số Công Trình

Năng lực thiết kế (ha) Thực tưới (ha) Lúa đông xuân Lúa hè thu Màu cây CN Lúa đông xuân Lúa hè thu Màu cây CN 1 Nam Bắc An Khê 21 1.025 487 678 ,7 208 17 2 Thượng Yayun 13 3.308 1.505 335 1.945 325 263 3 Yayun Pa 29 1.95 4 2.004 1.232 1.27 7 4 Krông Pa 3 490 640 50 102 60 5 Krông Hnăng 18 699,5 724,5 231 535 571 992 6 Sông Hinh 5 100 100 75 75 75 75 7 Thượng Đồng Cam 13 1.270 1.270 467,25 255,2 8 Đồng Cam 17 21.690 21.690 15.790 15.755 Cộng vùng hạ lưu 47 26.650 26.650 18.887 17.777 110 Cộng toàn lưu vực 136 34.226 32.110 6.910 23.454 20.293 1.347

Nguồn: DA Lập Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba

Như vậy toàn lưu vực có khoảng 136 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khả năng thực tưới của lúa đông xuân đáp ứng khoảng gần 70% năng lực thiết kế, với cây lúa hè thu đáp ứng khoảng gần 65% và cây CN đáp ứng khoảng 0% năng lực thiết kế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá và đề xuất sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông ba (Trang 67)