Phân tích, đánh giá tồn tại trong lập, thực hiện uy hoạch trên lưu vực sông Ba

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá và đề xuất sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông ba (Trang 46)

KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA

2.1.4 Phân tích, đánh giá tồn tại trong lập, thực hiện uy hoạch trên lưu vực sông Ba

sông Ba

Các quy hoạch thuỷ lợi và thuỷ điện nêu trên đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác sử dụng nguồn nước sông Ba của các ngành, các tỉnh và địa phương các năm vừa qua. Tuy nhiên thực trạng của các quy hoạch vẫn còn những tồn tại nhất định thể hiện ở những điểm như sau:

(1 Các quy hoạch do các ngành lập riêng rẽ, chưa phối hợp với nhau:

Trên lưu vực đã có các quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch thuỷ điện, nhưng các quy hoạch này do các ngành lập riêng rẽ, chưa phối hợp với nhau.

Tồn tại lớn nhất trong quy hoạch TTNN hiện nay của lưu vực sông Ba là mới có các quy hoạch chuyên ngành của ngành thuỷ lợi hay ngành điện lập một cách riêng rẽ nên quy hoạch chưa có tính tổng hợp và toàn diện.

Các quy hoạch này chủ yếu mới quan tâm tới vấn đề sử dụng nước của ngành mình mà chưa xem xét phối hợp với các ngành khác để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nước của lưu vực sông dẫn đến hậu quả tất yếu là vào mùa cạn, lượng nước không đủ đáp ứng các ngành dẫn đến những mâu thuẫn giữa các các hộ dung nước, giữa thượng và hạ lưu, giữa các địa phương khác nhau trên lưu vực.

Ví dụ như quy hoạch thuỷ lợi chỉ đề cập chủ yếu đến quy hoạch tưới và tiêu, phòng chống lũ lụt, còn quy hoạch khai thác thuỷ năng của ngành điện chỉ xem xét kỹ về hiệu quả phát điện mà không xem xét tổng hợp cả hiệu quả tưới và phòng lũ cho hạ du của công trình. Các phương án đưa ra trong các quy hoạch chuyên ngành vì thế chưa có tính thuyết phục và chưa nhận được sự ủng hộ của các ngành dùng nước khác.

Luận văn tốt nghiệp 38 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

(2) Sử dụng nước mới chỉ lấy nước của sông mà chưa quan tâm đến yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường

Các phương án công trình sử dụng nước đề xuất trong các quy hoạch chỉ chú trọng sử dụng nước của sông mà chưa quan tâm đến yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường để bảo vệ hệ sinh thái khu vực hạ du.

Tất cả các công trình sử dụng nước ở trung và thượng du đều làm biến đổi dòng chảy mùa cạn của sông và có ảnh hưởng nhất định đến nguồn nước đến đập Đồng Cam và vùng hạ du sông Ba. Vì thế việc duy trì dòng chảy của sông và nhất là đảm bảo lưu lượng sinh thái cho vùng hạ lưu là một vấn đề rất quan trọng cần phải xem xét khi quy hoạch các công trình sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn nhằm khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước của sông.

Tuy nhiên, trong thực tế của các quy hoạch thuỷ lợi, thuỷ điện, vấn đề này thường chưa được đề cập đến. Hầu hết các phương án công trình hồ chứa đã đề xuất trong các quy hoạch đều không đề cập đến yêu cầu duy trì lưu lượng sinh thái cho vùng hạ du và xem xét việc hồ chứa có cần trả lại sông một lượng dòng chảy nhất định trong mùa cạn hay không nhằm tránh tình trạng suy thoái nguồn nước và môi trường sông ở vùng hạ du như hiện nay đang diễn ra.

Ví dụ như trong phương án công trình thuỷ điện An Khê-Kanak của ngành điện, toàn bộ lượng nước mùa cạn của sông được sử dụng để phát điện sau đó chuyển sang bổ sung cho sông Kone. Điều này sẽ tác động rõ rệt tới môi trường các khu vực hạ lưu sông Ba nhưng cũng không được đánh giá chi tiết và cũng không có biện pháp giảm thiểu tác động trên.

hương án quy hoạch 4 bậc thang thuỷ điện cắt ngang dòng chính sông Ba và bậc thang khác trên các sông nhánh sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hạ du, nhất là sẽ làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản của sông ở hạ lưu và về lâu dài có thể mất cả nguồn cá ở vùng cửa sông và ven biển do mất đi nguồn dinh dưỡng mà các hồ chứa đã giữ lại, nhưng các quy hoạch trên đều không xem xét để chọn giải pháp tối ưu nhất.

Luận văn tốt nghiệp 39 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

(3) Thiếu quy hoạch tổng thể để sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước

Trên lưu vực sông Ba còn thiếu một quy hoạch tổng hợp để sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông.

Do trên lưu vực chưa hình thành tổ chức quản lý lưu vực sông để đảm nhiệm việc quản lý tổng hợp lưu vực cũng như lập quy hoạch tổng hợp lưu vực nên hiện tại trong lĩnh vực tài nguyên nước cũng chưa có một quy hoạch tổng hợp sử dụng bền vững nguồn nước.

(4 Hạn chế về chất lượng ở các quy hoạch

Chất lượng của các quy hoạch còn nhiều hạn chế và các quy hoạch đều chưa được phê duyệt như quy định trong luật Tài nguyên nước nên chưa được thực hiện một cách đầy đủ trong thực tế và trong khi thực hiện luôn phải bổ sung/thay đổi.

Về Quy hoạch thủy lợi

Một số điều nêu trên cho thấy những hạn chế về chất lượng của các quy hoạch sử dụng nước của các ngành trên lưu vực trong các thời gian qua. Điều đó khiến cho các quy hoạch vừa lập xong lại cần nghiên cứu bổ sung , điều chỉnh hoặc rà soát lại.

Mặt khác quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Ba hoặc cho các tỉnh theo quy định của luật Tài nguyên nước phải được phê duyệt của Bộ NN& TNT, nhưng trong thực tế tất cả các quy hoạch thuỷ lợi cũng chưa có quy hoạch nào được phê duyệt cả mà chỉ có sự thông qua của Uỷ ban nhân dân các tỉnh và địa phương rồi tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mà thực hiện. Điều này khiến cho quy hoạch chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện trong thực tế.

Về Quy hoạch thủy điện

Do là quy hoạch đơn ngành nên trong quy hoạch thủy điện ngành điện mới quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của phát điện, các hiệu quả tổng hợp khác như phòng chống lũ, tưới... chỉ xem xét sau đó ở mức kết hợp:

Luận văn tốt nghiệp 40 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

Vùng hạ lưu sông Ba luôn bị lũ lụt uy hiếp và thiệt hại nghiêm trọng, yêu cầu phòng lũ cho hạ du rất cao đối với các công trình hồ chứa ở thượng lưu, nhưng các công trình thủy điện đề xuất của bậc thang thủy điện đều không xem xét có dung tích riêng cho phòng lũ hạ du mà phòng lũ hạ du chỉ bằng phương thức hạ thấp mực nước trước lũ xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường. Vì thế hiệu quả phòng lũ cho hạ du của các công trình còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Cũng do chỉ coi phòng lũ là kết hợp nên từ quy hoạch đến khi thực hiện, dung tích phòng lũ của công trình theo hình thức kết hợp như trên cũng luôn giảm nhỏ, thí dụ hồ chứa sông Ba Hạ, trong quy hoạch dung tích hiệu dụng có thể kết hợp phòng lũ là 484,4 tr.m3, đến khi thiết kế chỉ còn 165,9 tr.m3

khiến cho công trình khi xây dựng không có khả năng cắt nổi các trận lũ với tần suất nhỏ hơn 10%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá và đề xuất sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông ba (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)