Phân tích, đánh giá về quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Ba 1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá và đề xuất sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông ba (Trang 61)

Tiểu lưu vực sông nhánh Tiểu lưu vực khu giữa

2.3Phân tích, đánh giá về quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Ba 1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước

2.3.1 Tổ chức quản lý tài nguyên nước

(1) Tổ chức quản lý tài nguyên nước trên lưu vực hiện nay chủ yếu vẫn theo địa giới hành chính, chưa thực hiện quản lý theo lưu vực sông.

Nước ta có 4 cấp quản lý hành chính đó là: (i chính quyền cấp trung ương; (ii chính quyền cấp tỉnh và thành phố; (iii quận (ở thành thị và huyện (ở nông thôn ; và (iv phường (ở thành thị và xã (ở nông thôn , trong đó UBND các cấp là cơ quan đại diện chính quyền ở mỗi cấp. Lưu vực sông Ba thuộc địa giới các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, hú Yên nên quản lý tài nguyên nước cũng theo địa giới hành chính dưới sự quản lý của chính quyền các cấp của các tỉnh trên. Cơ quan quản lý tài nguyên nước của tỉnh lại chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc của Bộ Tài nguyên Môi trường thông qua cục Quản lý tài nguyên nước.

Do trên lưu vực chưa có cơ chế cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông như một số lưu vực sông chính khác nên các tỉnh chưa có cơ chế phối hợp với nhau trong điều phối, giải quyết các mâu thuẫn xung đột trong quản lý sử dụng nước

( Quản lý sử dụng nước hiện nay trên lưu vực sông Ba chủ yếu vẫn còn riêng rẽ theo từng ngành, vì thế chưa tạo được tiền đề cho sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông.

Quản lý tài nguyên nước hiện nay ở nước ta vẫn quản lý theo tính chất của từng ngành dùng nước, trong đó mỗi hoạt động khai thác sử dụng nước lại chịu

Luận văn tốt nghiệp 53 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

quản lý theo ngành dọc của Bộ chịu trách nhiệm chính. Ví dụ khai thác sử dụng nguồn nước của các công trình thủy lợi trong tỉnh được thực hiện đưới sự chỉ đạo và quản lý của Cục Thủy lợi Bộ NN& TNT; các hoạt động sử dụng nước của thủy điện thực hiện dưới sự quản lý và chỉ đạo của Bộ Công nghiệp…

( hương thức quản lý nước vẫn theo phương thức truyền thống, nghĩa là theo chiều từ trên xuống là chủ yếu, việc chuyển đổi sang phương thức của QLTHTNN nói chung còn rất chậm, có nơi gần như chưa có dấu hiệu chuyển biến gì.

Trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, một trong những cơ chế quản lý cốt yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng nước là phải tổ chức quản lý theo chiều từ dưới lên, tức là xuất phát từ mục tiêu đáp ứng yêu cầu nước của người dùng nước để các cơ quan quản và làm dịch vụ cung cấp nước tổ chức điều hành việc quản lý cung cấp nước của mình. Hiện tại quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Ba chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, tức là theo chiều từ trên xuống.

(4 Chưa có các cơ sở đề thực hiện quản lý theo nhu cầu nước

Hiện nay trong quản lý nước vẫn chủ yếu là quản lý các nguồn cung cấp để phân phối cho người dùng. Lượng nước cấp cho người dùng phụ thuộc vào điều kiện nguồn nước của hệ thống có nhiều hay ít. Nếu nguồn nước của hệ thống nhiều thì người dùng nước có cơ hội được cung cấp đủ nước, nếu nguồn cung cấp quá ít thì người dùng nước có thể bị thiếu so với nhu cầu.

Quản lý cả cung cấp nước và nhu cầu nước là một trong những yêu cầu của quản lý tổng hợp tài nguyên nước, trong đó vừa quản lý cả nguồn cung cấp vừa quản lý cả nhu cầu nước của người dùng với tiêu chí sẽ tiến tới cung cấp đúng theo thời gian và đủ số lượng nước cần của người dùng. Hiện nay, quản lý nước trên lưu vực sông Ba vẫn là quản lý cung cấp nước.

(5) QLTNN trên lưu vực hiện vẫn là quản lý cung cấp nước, chưa có các cơ sở để thực hiện quản lý nhu cầu nước.

Luận văn tốt nghiệp 54 Ngành: Thủy văn học

Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V

QLTHTNN đòi hỏi phải thực hiện quản lý nhu cầu nước, trong đó cơ quan cung cấp dịch vụ nước phải chịu trách nhiệm đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước của người dùng, người dùng nước phải sử dụng nước tiết kiệm, trả đầy đủ các chi phí theo gía trị nước đã sử dụng.

Trên lưu vực sông Ba QLTNN vẫn trên cơ sở quản lý cung cấp nước là chính, trong đó nước cung cấp cho người dùng tùy thuộc vào điều kiện nguồn nước hiện có, cơ quan làm dịch vụ về nước chưa chịu trách nhiệm về việc có đáp ứng đủ hay không nhu cầu nước của người dùng. Việc chuẩn bị các cơ sở và điều kiện cần thiết để từng bước tiến tới thực hiện được quản lý nhu cầu nước là một yêu cầu cần thực hiện trong các giai đoạn tới và trong thời gian quy hoạch.

(6) Quản lý vận hành các công trình lớn trên hệ thống sông còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp trong toàn hệ thống.

Việc quản lý vận hành các công trình thủy lợi thủy điện lớn đã xây dựng trên hệ thống sông như hồ Ayun Hạ, hồ thủy điện sông Hinh, đập Đồng Cam... trong phòng chống lũ lụt, phát điện, cung cấp nước tưới hiện tại gần như riêng rẽ, chưa có quy trình vận hành hệ thống được sự phê duyệt nên các công trình chưa phát huy được vai trò của mình trong hệ thống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá và đề xuất sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông ba (Trang 61)