Tiểu lưu vực sông nhánh Tiểu lưu vực khu giữa
2.2.7 Phân tích, đánh giá các tồn tại trong khai thác sử dụng nước
Trong những năm qua, các địa phương trên lưu vực sông Ba đã đáp ứng được một phần nhu cầu dùng nước của các hộ dùng nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trên tồn lưu vực, mặc dù đã có những cố gắng song khơng tránh khỏi những tồn tại trong công tác khai thác sử dụng nước trên lưu vực sông bởi do chưa có một tổ chức nào quản lý thống nhất trên lưu vực sông.
Khai thác sử dụng nước trên lưu vực còn tương đối tùy tiện, riêng rẽ theo từng ngành: trong khai thác sử dụng nước hiện nay, các ngành dùng nước gần như tự quy hoạch và quyết định cách thức khai thác sử dụng nước của ngành mình, khơng quan tâm nhiều đến sử dụng nước của ngành khác, chưa quy hoạch sử dụng nước nào được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền phê duyệt như quy định trong Luật tài nguyên nước. Vì thế, trong khai thác sử dụng nước hiện tại có thể đáp ứng yêu cầu và hiệu quả kinh tế của một ngành nào đó nhưng khơng thu được hiệu quả cao trong sử dụng tổng hợp nguồn nước của cả lưu vực sông.
Khai thác sử dụng nước mới chỉ chú trọng hiệu quả kinh tế của sử dụng nước, chưa quan tâm tới đảm bảo nhu cầu nước cho môi trường: biểu hiện cụ thể là
Luận văn tốt nghiệp 47 Ngành: Thủy văn học
Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V
hầu hết các cơng trình hồ chứa đã xây dựng đều cho phép lấy hết lưu lượng dòng chảy tự nhiên của sông trong mùa cạn mà khơng xả trả lại dịng chảy mơi trường cho khu vực hạ lưu.
Trong mục này luận văn sẽ phân tích và đưa ra một số ý kiến về những tồn tại trong khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba như sau:
(1 hương thức khai thác sử dụng nước chưa bền vững
Để tận dụng nguồn nước ở trên nhánh sông suối, các đập dâng nhỏ đã được xây dựng song lại khơng có hoặc thiếu các hồ chứa tạo nguồn do đó đã làm cạn kiệt nước các sông suối trong mùa khô.
Thủy vực trong sơng chính và các sơng nhánh lớn có vai trị duy trì nước cho hệ sinh thái và cung cấp nước cho các khu vực ven sông trong mùa cạn. Hiện nay thủy vực này chưa được khai thác sử dụng hợp lý, chưa được quan tâm bảo vệ nên nước trong một số đoạn sông đã bị suy thoái cạn kiệt.
Các kho chứa nước dự trữ trên lưu vực, có vai trị vừa điều hịa nước cung cấp cho hạ du, vừa chống lũ, chống hạn, nên rất cần có một quy hoạch phù hợp đáp ứng yêu cầu sử dụng nước của lưu vực. Hiện tại trên hệ thống sông Ba đã xây dựng được các hồ chứa lớn như: sông Hinh, Yayun Hạ, Sông Ba Hạ, Krông H’năng, An Khê –Kanak. Do dung tích chứa nước khi xây dựng đã bị cắt giảm khá nhiều so với quy hoạch ban đầu nên các hồ chỉ có thể đáp ứng một mức độ nhất định việc trữ nước cho phát điện và tưới, chưa đáp ứng được yêu cầu hồ chứa nước trung tâm sử dụng tổng hợp có khả năng chống lũ, phát điện, điều hòa dòng chảy, cấp nước cho hạ du.
(2) Khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa có sự phối hợp giữa các ngành, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
Việc khai thác sử dụng tài ngun nước trên lưu vực sơng Ba cịn đơn lẻ, chưa có sự phối hợp giữa các ngành với nhau, nên hiệu quả sử dụng tổng hợp tài
Luận văn tốt nghiệp 48 Ngành: Thủy văn học
Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V
nguyên nước cịn rất thấp, thậm chí trong những năm có hạn, hầu hết các cơng trình trên lưu vực sơng cũng chưa có sự điều phối, chia sẻ nguồn nước, chưa có sự phối hợp giữa các ngành liên quan để sử dụng nước chống hạn do đó dẫn đến những mâu thuẫn giữa các ngành nhất là tưới và phát điện, giữa nước sử dụng của con người và nước cho hệ sinh thái. Nhu cầu nước dùng cho phát triển kinh tế xã hội đang gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ gần đây và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các năm tới là thách thức rất lớn cho ngành nước.
Sơng Ba có tiềm năng thuỷ điện tương đối lớn trên dịng chính cũng như dịng nhánh với tổng cơng suất lắp máy 737 MW và tổng điện lượng 3,22.109
KWh/năm. Tiềm năng này mới bắt đầu được quy hoạch và khai thác trong một thập kỷ gần đây và sẽ tăng nhanh trong các thập kỷ tới. Tuy nhiên phát triển thuỷ điện hiện nay mới chú trọng hiệu quả phát điện, chưa gắn với các yêu cầu dùng nước khác và nhất là chưa xem xét đầy đủ các tác động tới hệ sinh thái ở hạ lưu sông.
Từ những yêu cầu thực tế và sự cạn kiệt nguồn nước dẫn đến sự cạnh tranh trong sử dụng trên lưu vực sông giữa các ngành dùng nước, các hộ dùng nước là điều không thể tránh khỏi. Xu thế chung là tất cả các hộ dùng nước đều cố gắng khai thác triệt để các điều kiện có thể đáp ứng nhu cầu dùng nước của mình. Do đó, trong thời kỳ nước sông bị cạn hay khi nguồn nước đến bị hạn chế, các mâu thuẫn, xung đột về nước dễ dàng xảy ra với mức độ có thể nghiêm trọng, làm phức tạp các mối quan hệ giữa các hộ sử dụng nước. Trong cạnh tranh, các hộ dùng nước lớn có năng lực tài chính và nguồn vốn đầu tư vào các cơng trình khai thác và sử dụng nước thường có ưu thế trong việc khai thác sử dụng nguồn nước nhằm đáp ứng nhiều nhất nhu cầu sử dụng của mình và thu lợi từ việc sử dụng nước. Các hộ dùng nước nhỏ, nhất là các cộng đồng dân cư nhỏ lẻ sống hai bên sông thường dễ mất dần quyền sử dụng vốn có trước đây và giảm dần các lợi ích vì khơng có điều kiện trong cuộc cạnh tranh này.
Tình trạng trên sẽ có ảnh hưởng đến sự công bằng trong sử dụng nước cũng như hiệu quả của việc thực thi quyền sử dụng nước, hiệu quả sử dụng nước lưu vực
Luận văn tốt nghiệp 49 Ngành: Thủy văn học
Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V
sông bị hạn chế. Khi bị khai thác và sử dụng quá mức so với khả năng cho phép, nguồn nước của sông sẽ ngày càng bị cạn kiệt hơn, hệ sinh thái nước cũng sẽ bị suy thối theo.
Trên lưu vực sơng Ba hiện nay chưa có các nguyên tắc chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước nên mâu thuẫn và xung khắc trong sử dụng nước đang có xu thế ngày càng gia tăng cụ thể:
- Mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa các ngành dùng nước, nhất là giữa vận hành hàng ngày của các nhà máy thủy điện với lấy nước cho tưới của các cơng trình thủy lợi ở hạ du.
- Mâu thuẫn trong sử dụng nước của thủy điện với các tỉnh, đặc biệt là các cơng trình thủy điện có chuyển nước sang lưu vực bên cạnh như thủy điện An Khê- Kanak chuyển nước sau phát điện sang lưu vực sông Kone sẽ gây mâu thuẫn với sử dụng nước và duy trì mơi trường sơng của các tỉnh ở hạ lưu như Gia Lai, hú Yên.
- Mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa các tỉnh ở thượng lưu và hạ lưu: các tỉnh ở thượng lưu tăng lượng nước bơm trực tiếp trong sông trong mùa cạn sẽ làm giảm hoặc cạn kiệt nguồn nước sử dụng ở hạ lưu.
(3) Hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước của nhiều cơng trình cịn thấp Nhiều cơng trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực bị xuống cấp, hư hỏng chưa sửa chữa kịp thời đã làm thất thoát một lượng nước lớn. Diện tích tưới thực tế của các cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ trên lưu vực chỉ được 85% so với thiết kế.
Hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước của các cơng trình thủy điện, thủy lợi lớn như hồ Yayun Hạ, hồ sơng Hinh, đập Đồng Cam,.. cũng cịn bị hạn chế do các cơng trình được khai thác sử dụng riêng rẽ theo ngành, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý vận hành, hiệu quả phòng lũ cho hạ du của cả hệ thống còn bị hạn chế.
Luận văn tốt nghiệp 50 Ngành: Thủy văn học
Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V
Tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu như mong muốn. Khai thác, sử dụng nước quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và bổ cập cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng ví dụ hồ Yayun Hạ: nguồn nước của hồ hiện còn bị sử dụng rất lãng phí, lượng nước cịn dư vẫn khơng có phương án sử dụng trong khi hạ du đang bị cạn kiệt vẫn rất cần nước. Hiệu quả phát điện của hồ cũng không đáng kể với cơng suất lắp máy, hiệu quả phịng lũ cho hạ du cũng thấp do khơng có dung tích riêng cho phòng lũ hạ du, cho đến nay vẫn chưa có quy trình vận hành phòng lũ cho hạ du phối hợp với hồ sông Hinh... là những biểu hiện cho thấy yếu kém trong quản lý vận hành và khai thác hiệu quả kinh tế của các cơng trình thủy lợi đã xây dựng trong khu vực.
Như vậy có thể nói rằng: tính đến hiện tại, lưu vực sông Ba là lưu vực sông lớn của vùng miền trung song phương thức khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực đang cịn có những tồn tại nhất định dẫn đến nguồn nước của lưu vực sông ngày càng cạn kiệt và hiệu quả sử dụng thấp.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về nước càng tăng, trong khi nguồn nước ngày càng bị ơ nhiễm, suy thối, có nơi cạn kiệt. Điều đó đặt ra yêu cầu phải bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, mặt khác nước vận động theo lưu vực sông, khơng theo địa giới hành chính vì vậy mọi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cũng như các tác động của nó đều diễn ra trên quy mô lưu vực do đó đứng về khía cạnh khoa học cũng như thực tiễn, cần phải quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông một cách bền vững.
Luận văn tốt nghiệp 51 Ngành: Thủy văn học
Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V
(4) Trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước mới quan tâm tới lợi ích kinh tế, chưa quan tâm đến bảo vệ hệ sinh thái và môi trường
Hầu hết các quy hoạch trên lưu vực sông Ba đều mới chỉ chú trọng đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước chứ chưa quan tâm đến yêu cầu duy trì dịng chảy mơi trường để bảo vệ hệ sinh thái khu vực hạ du. Các hồ chứa phục vụ tưới hay phát điện trên lưu vực sông đều dựa trên cơ sở lấy hết dịng chảy cơ bản của sơng, không trả lại sông bất kỳ một lượng nước nào để duy trì hệ sinh thái nước trong sông.
Hiện nay việc mất cân đối trong khai thác và sử dụng nước cũng như coi nhẹ bảo vệ môi trường lưu vực đã khiến cho nguồn nước nhiều lưu vực sông đang bị suy thoái nghiêm trọng và khơng đảm bảo dịng chảy mơi trường đặc biệt ở hạ du, trong đó khơng loại trừ cả một số sơng ở nước ta. Tình trạng này có thể dẫn đến các hiểm hoạ như: sự cạn kiệt dịng chảy trong mùa cạn có thể dẫn đến tình trạng đứt dịng của sơng ở vùng hạ du; sự gia tăng các hiểm hoạ do nước gây ra như lũ lụt và sa bồi thuỷ phá, bồi lấp các cửa sông; sự suy giảm chất lượng nước khiến cho nước sơng khơng cịn sử dụng được; sự gia tăng xâm nhập mặn ở vùng cửa sơng.
Trong vịng 10 năm trở lại đây, trên dịng chính của sơng Ba đã hình thành hàng loạt cơng trình thủy điện như: An Khê-Ka Nak, sơng Ba Hạ….các bậc thang dịng sơng hầu như đã được khai thác triệt để nhằm xây dựng và cung cấp lượng điện năng lớn cho hệ thống lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, thủy điện phát triển nhanh thì các vấn đề phát sinh như một hệ quả tất yếu khi môi trường, nguồn nước sông Ba bị tác động, can thiệp trái với quy luật tự nhiên. Hàng loạt các vấn đề như: cạn kiệt nguồn nước vào mùa khô, ngập lũ vùng hạ lưu vào mùa mưa bão, môi trường sinh thái trên dịng sơng bị ô nhiễm... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống-xã hội của các huyện lị dọc theo dịng sơng Ba song các cơng trình này hầu như khơng đề cập đến việc các hồ chứa trên dịng chính cần thiết trả lại sông một lượng nước là bao nhiêu để đảm bảo cho đập Đồng Cam và duy trì dịng chảy mơi
Luận văn tốt nghiệp 52 Ngành: Thủy văn học
Học viên: Lê Thị Lan Anh Lớp: 18V
trường cho đoạn hạ lưu sông nên cũng là vấn đề đáng lo ngại bởi vì duy trì dịng chảy mơi trường cho hạ du sơng chính là duy trì sức khỏe cho dịng sơng.
Theo xu thế chung nếu tình trạng cứ tiếp diễn, thì trong tương lai việc mất cân bằng về nguồn nước đến và sử dụng nước của đập Đồng Cam và khu vực hạ lưu sẽ tiếp tục biến động và các ảnh hưởng đến hệ sinh thái sẽ càng tăng lên, giá trị môi trường khu vực hạ lưu sẽ càng giảm sút ảnh hưởng đến hạ lưu sông.