Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng phát triển tây ninh (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

1.7.1Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với Ngân hàng Phát triển1.7.1.1- Chỉ tiêu định tính 1.7.1.1- Chỉ tiêu định tính

* Đảm bảo nguyên tắc cho vay.

Mọi tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên các nguyên tắc nhất định. Đặc thù của ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy cũng có các nguyên tắc khác nhau. Trong đó nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng.

Để đánh giá chất lượng, hiệu quả một khoản vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay khơng? Theo qui định thì khách hàng vay của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo hai nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản cho vay nào cũng phải đảm bảo. Các nguyên tắc này hình thành như một quy luật phát triển nội tại của tín dụng, khơng thể vi phạm và tách rời trong quan hệ tín dụng và tạo nên sự vững chắc trong quan hệ tín dụng. Vì vậy, một trong các ngun tắc bị coi nhẹ hoặc nhấn mạnh sẽ phá vỡ sự vững chắc đó, làm mất đi vai trị của tín dụng và trở thành vật cản kìm hãm hoặc đẩy lùi sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, hiệu quả tín dụng phải bắt nguồn từ việc tuân thủ các nguyên tắc tín dụng, thái độ chấp hành sẽ chi phối đến hoạt động khác.

*Đảm bảo các điều kiện cho vay

Đây là chỉ tiêu cũng khá quan trọng để mang lại hiệu quả của một khoản cho vay vì trước khi tiến hành cho vay thì ngân hàng phải xem xét khách hàng vay có đủ các điều kiện vay vốn hay khơng. Tại VDB các điều kiện đó là:

- Các dự án vay vốn thuộc Danh mục các dự án vay vốn TDĐT, thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm trả được nợ; được VDB thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay.

- Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay TDĐT của Nhà nước.

- Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định của VDB và của pháp luật; Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.

- Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch tốn kế tốn, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập; trường hợp dự án đầu tư ra nước ngồi theo Hiệp định giữa hai Chính phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện theo quy định của Điều 11 Nghị định 75/2011/NĐ-CP.

Thẩm định là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề để quyết định cho vay và hiệu quả vốn đầu tư. Thẩm định là quá trình phân tích, đánh giá dự án trên cơ sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ trong việc đưa ra quyết định có nên cho vay hay khơng?

Quá trình thẩm định và kiểm tra hồ sơ cho vay là việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; là cách tốt nhất để ngân hàng nắm bắt được thông tin về khách hàng như năng lực pháp luật và hành vi dân sự, tình hình thực hiện dự án, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo nợ vay ... Đây là khâu không thể thiếu trong việc đưa ra quyết định cho vay và theo dõi khoản vay. Quá trình thẩm định và kiểm tra hồ sơ vay phải tuân thủ theo nguyên tắc, các căn cứ, các quy trình và nội dung thẩm định của từng ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng, mang lại hiệu quả là khoản vay đảm bảo các bước của quá trình thẩm định và kiểm tra hồ sơ vay.

1.7.1.2- Chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = –––––––––––––––––––––––––––– x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = ––––––––––––––– x 100% Tổng dư nợ vay

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn trong hoạt động cho vay vốn TDĐT của Nhà nước. Chỉ tiêu này càng thấp (khơng q 5%) thì hiệu quả hoạt động TDĐT phát triển càng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%)

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

= –––––––––––––––––––––––––––– x 100% DSCV năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

- Chỉ tiêu Hệ số thu nợ:

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = –––––––––––––––

Doanh số cho vay

Chỉ tiêu hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao càng tốt.

1.7.2Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp quản lý sử dụng số vốn của ngân hàng. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng biểu hiện qua những lợi ích mà họ thu được từ

2 0

những phương án kinh doanh, cụ thể được phản ánh rõ qua chỉ tiêu doanh thu tăng từ dự án, lợi nhuận tăng từ dự án... Đó là sự thể hiện rõ nét về mặt con số. Hơn nữa, hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cịn thể hiện về mặt giá trị mà người đi vay có được. Đối với doanh nghiệp, họ có thể đổi mới cơng nghệ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.7.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với kinh tế xã hội địaphương phương

Hiệu quả tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu dựa trên: đối tượng cho vay (đối tượng cho vay có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương hay không), mục tiêu phi lợi nhuận như đầu tư cho các cơng trình y tế, giáo dục, hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn .... bám sát chiến lược địa phương, mục tiêu hiệu quả phát triển địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng phát triển tây ninh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w