Kinh nghiệm về tín dụng Nhà nước của Ngân hàng Phát triển một số nước trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng phát triển tây ninh (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

1.8 Kinh nghiệm về tín dụng Nhà nước của Ngân hàng Phát triển một số nước trên

nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.8.1 Kinh nghiệm về tín dụng Nhà nước của Ngân hàng Phát triển mộtsố nước trên thế giới số nước trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng một cách có hiệu quả các tổ chức tài chính-tín dụng của Nhà nước hoặc có sự bảo trợ của Nhà nước như NHPT Nhật Bản (DBJ), NHPT Trung Quốc (CDB), NHPT Hàn Quốc (KDB), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), NHPT Kazaxhstan (KDB), NHPT Nga (RBD).... Nhiệm vụ chính của các tổ chức này là: cùng với các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước bảo đảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của ngân hàng; tài trợ cho các dự án, chương trình mục tiêu của chính phủ nhằm đảm bảo nền tảng cho phát triển kinh tế, cải thiện CCKT, tài trợ cho các chính sách xã hội của Nhà nước; cung cấp vốn cho các dự án cần thiết về KT - XH mà hệ thống NHTM không đảm nhận được.

*Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB):

Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) được thành lập vào năm 1954 theo “Đạo luật Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc” nhằm mục đích hỗ trợ phát triển ngành

21

công nghiệp cũng như nền kinh tế Hàn Quốc. Hoạt động của KDB đã cung ứng một lượng vốn tín dụng ưu đãi khổng lồ cho ngành công nghiệp Hàn Quốc thông qua các dịch vụ ngân hàng truyền thống như cho vay, đầu tư, bảo lãnh. Nhờ nguồn vốn tín dụng này đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển những ngành sản xuất then chốt trong những năm 1960. Từ đầu những năm 1970, nguồn vốn tín dụng ưu đãi chuyển sang hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp nặng như sắt, thép, kim loại màu… và công nghiệp hóa chất như phân bón, sơn, chất dẻo… Kể từ năm 1990, KDB tập trung hỗ trợ ngành công nghiệp kỹ thuật cao, giàu tri thức như công nghệ bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… nhằm phù hợp với nổ lực đẩy mạnh chiến lược cơng nghiệp của Chính phủ Hàn Quốc.

Là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước nguồn vốn hoạt động của KDB chủ yếu là do phát hành trái phiếu. Trái phiếu cơng nghiệp tài chính (industrial finance bonds - IFBs) được KDB phát hành lần đầu tiên vào năm 1955, là một công cụ đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngồi nước bởi tính thanh khoản và độ an tồn cao trên thị trường chứng khốn Hàn Quốc.

Ngồi ra, hàng năm KDB còn được phép vay NSNN để hỗ trợ các dự án năng lượng, xúc tiến du lịch, hỗ trợ phát triển các DNNVV, công nghệ thông tin, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển các khu công nghiệp.

* Ngân hàng Phát triển Nga (RBD):

Ngân hàng Phát triển Nga (RBD) được thành lập năm 1999. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của RBD là tài trợ các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế. RBD thuộc sở hữu Chính phủ Nga với vốn điều lệ 4,66 tỉ Rúp [4].

Theo Luật liên bang số 82 ngày 17/5/2007 về Ngân hàng phát triển, 100% cổ phần của RBD sẽ chuyển vào vốn điều lệ của tập đoàn nhà nước “Ngân hàng phát triển và kinh tế đối ngoại (Vnesheconombank)”. Vnesheconombank được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba ngân hàng, đó là Ngân hàng Phát triển Nga, Ngân hàng xuất nhập khẩu và Ngân hàng kinh tế đối ngoại USSR. Vốn điều lệ 70 tỉ Rúp [4].

Vnesheconombank hoạt động với mục tiêu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nga, thúc đẩy hoạt động đầu tư thông qua việc thực hiện các

hoạt động đầu tư, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, tư vấn và các hoạt động khác được quy định trong luật, nhằm thực hiện các dự án trong nước và nước ngồi, trong đó có sự tham gia vốn của nước ngồi. Các dự án này hướng vào sự phát triển kết cấu hạ tầng, ứng dụng mới, phát triển các khu kinh tế đặc biệt, bảo vệ mơi trường, hỗ trợ xuất khẩu hàng hố và dịch vụ và hỗ trợ DNNVV.

1.8.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số bài học cơ bản sau đây: Vị thế pháp lý: Các tổ chức tài chính chính sách (thường là Ngân hàng phát triển) được tổ chức theo Luật hoặc sắc lệnh riêng và hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận. Tùy vào điều kiện cụ thể, Chính phủ các nước có thể giao cho một hoặc một số cơ quan cụ thể quản lý hoạt động của NHPT. Trong trường hợp NHPT chịu sự quản lý đồng thời của nhiều cơ quan thì việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan rất rạch rịi nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất về tổng thể.

Về lĩnh vực hoạt động: hoạt động của các ngân hàng đều tập trung hỗ trợ phát triển các ngành, các lĩnh vực quan trọng của quốc gia nhằm điều chỉnh CCKT. Các hoạt động của ngân hàng đều do chính phủ quy định trong từng thời kỳ theo nguyên tắc bổ sung thay vì cạnh tranh với hệ thống NHTM vì đây là các khoản cho vay thường có thời hạn cho vay dài, đầu tư vào các lĩnh vực chịu nhiều rủi ro và sử dụng nhiều vốn mà các NHTM thường không đủ tiềm lực tài chính hoặc khơng muốn cho vay. Các NHPT thường có mức độ tự chủ cao, Chính phủ chỉ can thiệp vào hoạt động của Ngân hàng trong thời gian đầu, đến khi nền kinh tế phát triển đến mức độ nhất định thì chính phủ chỉ có vai trị kiểm sốt vĩ mô và giám sát hoạt động. Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, TDĐT thường tập trung vào các ngành cơng nghệ cao, các lĩnh vực mang tính chất xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển, nguồn vốn này đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Ngoài ra, TDĐT còn là kênh hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhằm giải quyết những vấn đề mang tính xã hội như: giải quyết việc làm, giảm chênh lệch về thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh của các DNNVV góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nguồn vốn hoạt động: Chính phủ sở hữu 100% vốn, vốn điều lệ ban đầu do NSNN cấp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động NHPT được phép huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó quan trọng nhất là phát hành trái phiếu trong nước và ngồi nước. Chính phủ thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu và thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất trong trường hợp cần thiết. Vốn điều lệ của các NHPT tới hàng tỉ USD nên cho phép họ tạo những cú hích và góp phần đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cho vay: Trong thời gian đầu thực hiện chính sách TDĐT các Ngân hàng phát triển thường cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn so với lãi suất thị trường, sau đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lãi suất cho vay TDĐT sẽ tiến tới tiếp cận với lãi suất thị trường nhằm đảm bảo yêu cầu hội nhập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Ở Chương I của Luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về TDNN. Trong đó, tác giả đi sâu vào phân tích đặc điểm và vai trò của TDNN đối với nền kinh tế; sự khác biệt cơ bản giữa TDNN tại NHPT và tín dụng tại NHTM. Tác giả đã trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng nhà nước đối với NHPT, đối với doanh nghiệp và đối với địa phương, những chỉ tiêu này làm cơ sở để phân tích ở Chương 2. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo hoạt động TDĐT của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động TDĐT tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN TÂY NINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng phát triển tây ninh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w