Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau 5 năm thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng phát triển tây ninh (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.4 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau 5 năm thành

thành lập

Trong những năm qua VDB được Chính phủ giao kế hoạch khá lớn, năm sau cao hơn năm trước nhằm mục tiêu hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho tăng trưởng và xuất khẩu. Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, VDB cũng thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao như: quản lý cấp phát thanh tốn các dự án thành phần thuộc dự án Thủy điện Sơn La, bao gồm: di dân tái định cư, xây dựng nhà máy, làm đường gia thông tránh ngập; cho vay đầu tư quốc lộ 78 sang Campuchia, đường 2E sang Lào, các dự án trồng cây cao su, nhà máy điện tại Lào ...; đồng thời, từ năm 2008 VDB cũng thực hiện việc cho vay và đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Từ năm 2009, VDB được giao thêm nhiệm vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của NHTM và cho doanh nghiệp vay vốn để thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc ....

Kết quả hoạt động của VDB luôn đạt ở mức cao so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm; việc thành lập VDB đã thể hiện quyết sách đúng đắn của Chính phủ, qua đó đã có sự thay đổi căn bản về phương thức hỗ trợ phát triển của Nhà nước, chuyển từ tài trợ cấp phát của Nhà nước sang cho vay có thu hồi vốn, giảm sự bao cấp của Nhà nước. Nhà nước đã có thêm cơng cụ quan trọng để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Theo báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2006-2011 của VDB sau 5 năm thành lập VDB đã đạt được kết quả tích cực, thể hiện trên các phương diện chính sau: (Nguồn VDB) [1], [10], [11]

Thứ nhất, VDB tập trung hỗ trợ các ngành nghề, vùng miền kinh tế trọng điểm, góp phần làm bật dậy tiềm năng, tăng cường cơ sơ vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

VDB thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trong thời gian qua đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế, đồng thời góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng của nhà nước như ngành điện, xi măng, giao thơng đường thủy, đường sắt, hóa chất và cơng nghiệp chế biến đã đạt được kết quả tích cực. Hoạt động TDĐT và TDXK triển khai tại VDB đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH; tỷ trọng TDĐT cho lĩnh vực công nghiệp, xây dựng của VDB tăng nhanh, chiếm 78% dư nợ.

Qua 6 năm hoạt động, VDB đã cho vay đầu tư 117 dự án trọng điểm nhóm A bằng khoảng 45% tổng số vốn mà Ngân hàng đã cam kết cho vay các dự án. Đối với ngành điện, VDB đã cho vay đầu tư 114 dự án nguồn điện và 77 dự án lưới điện với tổng số vốn vay theo HĐTD hơn 60.000 tỷ đồng, đã giải ngân gần 43.000 tỷ đồng. Các dự án ngành điện hồn thành đã góp phần đưa cơng suất phát điện tăng thê 6.000 MW, xây dựng mới hơn 3.000 km đường dây, hàng trăm trạm biến áp được đầu tư đưa vào sử dụng đồng bộ với các dự án nguồn và lưới điện. Bên cạnh đó, VDB đã quản lý thanh tốn vốn dự án Thủy điện Sơn La với tổng nguồn vốn giải ngân là 22.900 tỷ đồng, bao gồm cả phần xây dựng nhà máy, bồi thường di dân tái định cư và thanh tốn các cơng trình giao thơng tránh ngập.

Đối với ngành xi măng, VDB đã cho vay đầu tư 32 dự án với tổng mức đầu tư là 52.000 tỷ đồng, trong đó số vốn vay TDĐT theo HĐTD đạt gần 18.000 tỷ đồng, VDB đã giải ngân gần 15.000 tỷ đồng, dư nợ cuối năm 2011 gần 12.000 tỷ đồng, với sản lượng xi măng khoảng 20,7 triệu tấn với chất lượng cao và hàng triệu tấn clinke, góp phần tiết kiệm nguồn ngoại tệ để nhập khẩu clinke hàng năm.

Đối với ngành giao thông, VDB đã cho vay đầu tư 12 dự án đóng mới toa xe đường sắt và một số dự án hạ tầng giao với số vốn theo HĐTD là gần 3.200 tỷ

đồng, giải ngân 2.300 tỷ đồng, góp phần tăng thêm năng lực vận tải trên 13 triệu tấn hàng hóa và 7 triệu hành khách hàng năm Bên cạnh đó, VDB được giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo cơ chế riêng do Thủ tướng Chính phủ quyết định, dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng với khối lượng 99%, đang thực hiện 9/10 gói thầu và phấn đấu thông tuyến vào cuối năm 2014.

Đối với ngành hóa chất, VDB đã cho vay 16 dự án với tổng mức đầu tư gần 25.1 tỷ đồng, vốn vay theo HĐTD gần 15.200 tỷ đồng, đã giải ngân gần 7.900 tỷ đồng dư nợ hiện tại 6.500 tỷ đồng; góp phần tăng thêm năng lực sản xuất cho nơng nghiệp với 1.130.000 tấn phân bón các loại và các sản phẩm khác như: săm lốp ô tô, điện ắc qui, axit sunfuric ... các dự án như đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, dự án sản xuất phân bón Lào Cai hồn thành sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới đáng kể cho nền kinh tế trong những năm tới.

Thứ hai, VDB tập trung hỗ trợ đầu tư địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, phát triển nơng nghiệp nơng thơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, xây dựng bộ mặt nông thôn mới.

VDB đã đẩy mạnh việc cho vay đầu tư, thu hút các nguồn vốn thương mại cùng cho vay các dự án thuộc các vùng miền có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, đặc biệt là các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, VDB đã cho vay đầu tư hơn 800 dự án với tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng, trong đó có 320 dự án chế biến nơng – lâm – thủy sản có năng lực chế biến 3,2 triệu tấn/năm, góp phần quan trọng nâng cao năng lực chế biến và bảo quản sau thu hoạch, tạo giá trị gia tăng cho hàng hóa của Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Đây là những lĩnh vực đầu tư có độ rủi ro cao, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên mà các NHTM và các doanh nghiệp không muốn bỏ vốn đầu tư.

Cùng với nguồn vốn khác của NSNN, VDB đã cho vay thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, tơn nền vượt lũ, giao thơng nơng thôn với tổng số

3 0

vốn giải ngân hơn 12.000 tỷ đồng. Kết quả cho vay đã góp phần đầu tư xây dựng trên 100.000 km kênh mương, hàng trăm ngàn km đường giao thông nông thôn được bê tơng hóa, xây dựng hạ tầng trên 900 cụm tuyến dân cư, trồng mới, chăm sóc quản lý gần 325.000 ha rừng... giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần phát triển nơng nghiệp, xây dựng nông thôn mới với hạ tầng cơ sở vật chất ngày càng khang trang, nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân.

Cùng với TDĐT, cho vay xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Với doanh số cho vay gần 120.000 tỷ đồng trong hơn 5 năm qua, VDB đã hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu gần 10 tỷ USD.

Thứ ba, tập trung vốn thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa y tế, giáo dục, nhà ở, bảo vệ môi trường ...; những lĩnh vực hiệu quả đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn dài khó thu hút nguồn vốn khác từ xã hội nếu khơng có sự tham gia của VDB, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Trong hơn 6 năm qua, VDB đã cho vay đầu tư 208 dự án về an sinh xã hội (trường học, bệnh viện, xử lý nước thải, xử lý rác thải, cấp nước sạch và nhà ở cho người thu nhập thấp ...) với tổng mức đầu tư gần 23.200 tỷ đồng, trong đó số vốn tham gia của TDĐT theo HĐTD gần 13.800 tỷ đồng, đã giải ngân 9.800 tỷ đồng, dư nợ còn gần 6.800 tỷ đồng. Một số dự án mới hoàn thành đã tăng thêm năng lực đào tạo học sinh, đào tạo nghề, bổ sung thêm giường bệnh, cấp nước sạch, tạo mới việc làm ...; các dự án thuộc lĩnh vực này góp phần tích cực vào tăng trường kinh tế, cải thiện sức khỏe của nhân dân và môi trường sống.

Thứ tư, VDB đã thực sự tạo lập được kênh huy động vốn, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho TDĐT và TDXK của Nhà nước đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Trong thời gian qua, không kể số thu hồi nợ vay, VDB đã huy động tổng số vốn 230.000 tỷ đồng, bằng khoảng 6% vốn đầu tư xã hội cùng thời kỳ, gấp hơn 2

31

lần so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Trong điều kiện vốn điều lệ thấp, việc tổ chức huy động vốn trên thị trường để cho vay là điểm nổi bật so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ Phát triển trước đây chỉ dựa chủ yếu vào nguồn vốn NSNN và vốn vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trái phiếu do VDB phát hành được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khốn chiếm bình quân 25% giá trị thị trường trái phiếu, đưa VDB trở thành đơn vị số một về phát hành cơng cụ nợ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ở Việt Nam.

Thông qua việc quản lý có hiệu quả 433 dự án ODA cho vay lại với số vốn vay theo cam kết hơn 9,7 tỷ USD, VDB đã có quan hệ hợp tác với trên 100 tổ chức tài chính quốc tế, được cac tổ chức quốc tế, chính phủ các nước tín nhiệm tài trợ, ủy thác quản lý 9 chương trình, dự án lớn với tổng số vốn trị giá hàng tỷ USD; trực tiếp huy động được các nguồn vốn nước ngoài (100 triệu USD vốn KFW; 100 triệu USD vốn JBIC, 270 triệu USD Citibank và SMBC, 1 tỷ USD vốn US Eximbank); góp phần quan trọng trong đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn vốn của VDB.

TDĐT và TDXK thông qua VDB có vai trị thu hút các nguồn vốn của NHTM, vốn tư nhân và nguồn vốn khác trong xã hội tham gia đầu tư các chương trình, dự án. Trong gần 6 năm qua, nguồn vốn của VDB, các nguồn lực xã hội khác đã tham gia đầu tư vào 2.248 dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư của Nhà nước với tổng số vốn khoảng 382.000 tỷ đồng. Đây cũng là hướng đi phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, VDB đã hỗ trợ sau đầu tư cho 2.924 dự án với tổng nguồn vốn 3.925 tỷ đồng; thực hiện bảo lãnh tín dụng 10.695 tỷ đồng cho 1.536 dự án và phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quy mơ tín dụng của VDB đã được đẩy mạnh đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2011 là 17%/năm, tập trung tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư, khuyến khích xuất khẩu theo chủ trương của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Tín dụng của VDB trong giai đoạn 2006 – 2011 chiếm 10% tín dụng tồn hệ thống ngân hàng, tương đương

khoảng 10% GDP; dư nợ bình quân chiếm khoảng 10,5% tổng dư nợ toàn thị trường và đứng thứ 6 về tổng tài sản trong số gần 100 ngân hàng cả nước.

Thứ năm, VDB đáp ứng kịp thời, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất, đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Các nhiệm vụ đặc thù hoặc đột xuất đã được VDB nghiêm túc triển khai, đáp ứng yêu cầu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: đầu tư và cho vay đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cho vay trả lương, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội; cho vay tái cơ cấu tập đoàn Vinashin, Vinalines; cho vay thỏa thuận bổ sung nguồn vốn đầu tư các dự án ngành điện; bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn NHTM; huy động vốn và cho vay các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, các dự án ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài...

VDB là một tổ chức tài chính do Nhà nước sở hữu 100% vốn để thực hiện nhiệm vụ cho vay TDĐT và TDXK của Nhà nước, khơng vì mục đích lợi nhuận. Đây là một mơ hình đặc biệt, khơng như các NHTM. Qua gần 6 năm hoạt động cho thấy VDB cịn có những khó khăn và hạn chế:

- VDB có vốn điều lệ thấp (khi thành lập năm 2006 vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng trong đó kế thừa từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển là 2.150 tỷ đồng; năm 2010 được cấp thêm 5.000 tỷ đồng để đủ 10.000 tỷ đồng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) nhưng nhiệm vụ cho vay TDĐT với các chương trình, dự án có quy mơ lớn, do đó VDB phải huy động vốn trên thị trường thông qua phát hành trái phiếu và các khoản vay trong nước, nước ngoài để cho vay. Việc huy động vốn trên thị trường là vay thương mại với lãi suất cao (cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ vì đây là trái phiếu của ngân hàng) trong khi đó cho vay với lãi suất ưu đãi. Điều này làm ảnh hưởng đến cân đối thu chi tài chính của ngân hàng, NSNN phải cấp bù.

- Theo cơ chế hiện nay, VDB hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, song việc chênh lệch thu chi tài chính ảnh hưởng đến chi NSNN và bản thân ngân hàng khơng có điều kiện để tăng cường năng lực tài chính cũng như trích quỹ dự phòng rủi ro.

- Do kinh tế của Việt Nam cịn có nhiều khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao, mặt khác đối tượng cho vay là đối tượng chính sách, tài sản thế chấp chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay nên một số chương trình, dự án chưa có hiệu quả như các dự án thuộc ngành tàu biển, đánh bắt xa bờ, mía đường, chế biến nơng – lâm – thủy sản.

- Lãi suất cho vay của VDB trong một thời gian dài duy trì ở mức thấp so với lãi suất thị trường, dẫn đến tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn (dư nợ theo các mức lãi suất dưới 6,6%/năm chiếm gần 31% dư nợ, mức lãi suất từ 6,6%/năm - 8,4%/năm chiếm 55% tổng dư nợ)

- Mơ hình quản trị của ngân hàng cũng cịn có bất cập nhất định, chưa xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn đối với ngân hàng, việc phân cấp quản lý đặc biệt là thẩm quyền quyết định lãi suất cho vay, quyết định xử lý rủi ro chưa được giao cho ngân hàng, VDB cũng chưa được NHNN cấp giấy phép quản lý ngoại hối, chưa được tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, vì vậy có sự hạn chế trong việc quản lý, sử dụng vốn và chủ động trong xử lý nợ, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

2.2Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tây Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng phát triển tây ninh (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w