CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2006 trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển Việt để thực hiện chính sách TDĐT phát triển và TDXK của Nhà nước.
VDB là một công cụ tài chính của Chính phủ với chức năng huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, tiếp nhận và quản lý một số nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ chỉ đạo.
VDB có trụ sở chính đặt tại Thủ đơ Hà Nội, có 02 Sở giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có 05 Chi nhánh khu vực và 56 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có một văn phịng đại diện trong nước và chưa có văn phịng đại diện nước ngồi.
VDB có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng (hiện nay vốn điều lệ đã được nâng lên mức 10.000 tỷ đồng theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ), có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngồi, được tham gia hệ thơng thanh tốn với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. VDB kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam.
Hoạt động của VDB khơng vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Đây vừa là đặc điểm vừa là một sự khác biệt của VDB so với các tổ chức tài chính khác.
Nguồn vốn hoạt động của VDB bao gồm vốn điều lệ; vốn NSNN cấp hàng năm cho mục tiêu TDĐT và TDXK; vốn ODA được Chính phủ giao để cho vay lại;
Thủ tướng Chính Phủ
Hội đồng quản lý
Ban kiểm sốt
02 Sở giao dịch tại Hà nội và TP.HCM61 Chi nhánh tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ươngVăn phịng đại diện ở nước ngồi (chưa có)Văn phịng đại diện ở trong nước (TP HCM)
phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi; nhận tiền gởi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngồi nước thơng qua hợp đồng nhận ủy thác giữa VDB với các tổ chức ủy thác.
VDB là đơn vị hạch toán tập trung tồn hệ thống; tự chủ về tài chính; tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng; được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động TDĐT và TDXK theo qui định.
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của VDB (Nguồn VDB) [12]
Bộ máy điều hành (Các Ban, Tổng Giám đốc)