CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.2.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với kinh tế xã hội địa phương
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh, NHPT Tây Ninh đã tập trung giải ngân các dự án tín dụng ĐTPT, các dự án thuộc chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển làng nghề, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Đối với các dự án, chương trình trên, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện, sau khi hồn thành, các chương trình đã tạo ra năng lực sản xuất mới, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo cơ sở tăng nguồn thu cho ngân sách. Cụ thể hiệu quả của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế xã hội địa phương như sau: [6], [16], [17]
- Đối với dự án kiên cố hóa kênh mương: cùng với nguồn vốn ngân sách tỉnh, NHPT Tây Ninh đã đầu tư 205 tỷ đồng xây dựng 42 đoạn kênh cấp I với tổng chiều dài 53,835km, bê tơng hóa một số tuyến kênh cấp II với chiều dài 73,373km, nạo vét kênh cấp III, bê tơng hóa kênh tiêu, đầu tư mới 2 trạm bơm .... Dự án hoàn thành phục vụ nước tưới cho 1.300ha đất sản xuất nông nghiệp, tưới tự chảy cho 1.807ha kết hợp giao thông nội đồng. Các dự án kiên cố hóa kênh mương đã phát huy hiệu quả khai thác cơng trình thủy lợi, tiết kiệm, hạn chế thất thốt, lãng phí nguồn nước, tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác thủy lợi chủ động nguồn nước,
nhất là trong mùa khô hạn, phục vụ tốt nhu cầu dùng nước của nông dân, mang lại hiệu quả rõ rệt đối với sản xuất nông nghiệp, cây trồng được cung cấp đủ nước nên sinh trưởng tốt dẫn đến năng suất và sản lượng được nâng lên. Trạm bơm và hệ thống kênh tưới đến nay vẫn hoạt động tốt giúp cho người nông dân có đủ nước canh tác và nâng số vụ canh tác từ 1 vụ/năm lên thành 2 vụ lúa và một vụ hoa màu trong một năm.
- Đối với dự án giao thơng nơng thơn: đã thực hiện được 29 cơng trình tương ứng 102,3km đường và 25,36km cầu. Dự án phát triển đường giao thơng nơng thơn đã có đóng góp rất lớn cho việc phục vụ dân sinh và kích thích phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tại thời điểm bắt đầu dự án, hệ thống giao thông nơng thơn trên tồn địa bàn tỉnh còn yếu, các tuyến đường nối trung tâm các xã đa số là đường đất đi lại khó khăn (tổng cộng có 87 xã, phường). Số xã đã được xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã là 45 xã, phường với số lượng người dân được phục vụ là 717.259 người, trong đó có 59.574 người nghèo. Sau khi các tuyến đường được nâng cấp thành mặt đường đá dăm láng nhựa thì lưu lượng xe vận chuyển nông sản tăng lên rất nhiều, thời gian vận chuyển nông sản được rút ngắn, số dân được hưởng lợi từ dự án về các dịch vụ cộng đồng tăng lên, đồng thời người dân có thể tham gia các hoạt động kinh tế khi nông nhàn do điều kiện đi lại thuận lợi hơn.
- Đối với cho vay tín dụng xuất khẩu: Thời gian qua, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, NHPT Tây Ninh đã hỗ trợ 462 tỷ đồng cho vay tín dụng xuất khẩu đối với dự án, phương án sản xuất, chế biến xuất khẩu một số mặt hàng nơng sản chính của tỉnh như: tinh bột sắn, hạt điều, sản phẩm với nguyên liệu mây tre .... góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần khơi phục và phát triển làng nghề sản xuất sản phẩm từ mây tre ở xã An Hòa huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Hoạt động TDXK đã thực sự góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tích cực và hiệu quả tăng kim ngạch xuất khẩu cho Tỉnh nhà, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.
5 0