Một số lý thuyết về CSR

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ TRONG COVID (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2 Một số lý thuyết về CSR

Phần lớn các bài nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với cách tiếp cận theo lý thuyết các bên liên quan – gồm các đối tượng tham gia, ảnh hưởng hay nhận được lợi ích từ các hoạt động CSR bao gồm cổ đông/chủ sở hữu, cộng đồng, khách hàng, đối tác, người lao động. Theo Lee với nghiên cứu “Configuration of external influences: The combined effects of institutions and stakeholders on corporate social responsibility strategies” (2011), “lý thuyết các bên liên quan phát triển từ lý thuyết thể chế”. Cách tiếp cận lý thuyết các bên liên quan đầu tiên được Freeman với nghiên cứu “Strategic Management: A Stakeholder Approach” (1984) trình bày về đạo đức kinh doanh trong một doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, “các bên liên quan là bất kỳ tổ chức hay cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi các hoạt động của doanh nghiệp”. Theo Deegan và Samkin với “New Zealand Financial Accounting” (2009): “Doanh nghiệp nên dung hịa lợi ích của tất cả các bên, nếu giữa các bên xảy ra xung

đột lợi ích, doanh nghiệp có nghĩa vụ cân bằng lợi ích tối ưu”. Lý thuyết này tiêu biểu qua các nghiên cứu sau: Ullmann (1985), Roberts (1992), Clarkson (1995), Van der Laan Smith (2005), McDonald và Rundle-Thiele (2008), Mandhachitara và Poolthong (2011), Lee (2012), Pérez và del Bosque (2014, 2015), Khan (2015).”

Bên cạnh đó, lý thuyết của Caroll (1979) cũng được nhắc đến và sử dụng trong nhiều bài nghiên cứu. Trong mơ hình kim tự tháp mơ tả khái niệm CSR, Carrol chia CSR làm bốn phần lần lượt là kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện.” “Do đó, chức năng cơ bản nhất là đảm bảo các mục tiêu kinh tế” (Wood, 2010). Các miền tiếp theo lần lượt là trách nhiệm về mặt pháp lý, sau đó là trách nhiệm về khía cạnh đạo đức và cuối cùng nếu doanh nghiệp vẫn cịn tiềm lực thì làm từ thiện. Bốn miền này được sắp xếp theo thứ tự quan tâm tăng dần trong mơ hình kim tự tháp, phụ thuộc vào nguồn lực và định hướng của cơng ty. Theo Carroll (1979) giải thích, “kích cỡ khác nhau và vị trí của các miền phản ánh quy mô so sánh và trật tự hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp”, nhưng các mục tiêu này “khơng mang tính chất cộng dồn hoặc loại trừ lẫn nhau (not additive, cumulative or mutually exclusive)” (Wood, 2010). Carroll đã mơ tả quan điểm của mình thơng qua mơ hình kim tự tháp này về các nhiệm vụ quản trị: “Trước tiên, quản trị để đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, sau đó là đảm bảo tơn trọng pháp luật, hành vi và hoạt động kinh doanh có đạo đức, và thiện nguyện - làm từ thiện tùy tâm hoặc thực hiện các hoạt động tự nguyện.”.”

Sơ đồ 2.1.2. Mơ hình kim tự tháp Carroll (1991)

Các nghiên cứu lý luận tại Việt Nam: Theo Nguyễn Thu Thuỷ Tiên và Nguyễn

Hạ Liên Chi (2020) với “Tổng quan lý thuyết về trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp”, dựa trên phân tích tổng hợp trên 86 bài nghiên cứu thực nghiệm mới nhất trong lĩnh vực này từ năm 2015 đến năm 2020 đã tìm thấy nhiều bằng chứng to lớn chứng minh cho sự đóng góp của CSR vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết về CSR tại Việt Nam vẫn còn hạn chế và manh mún cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, bài viết này chủ yếu dựa vào các nghiên cứu lý luận về CSR trên thế giới.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ TRONG COVID (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)