CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu này đo lường ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến giá trị doanh nghiệp ngành thực phẩm trước và trong thời kì COVID-19.
3.3.1. Mô tả cách chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu
Ở phần này, tác sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trên các sàn chứng khoán HOSE, HNX, UPCOM với tiêu chí là các doanh nghiệp ngành thực phẩm hoạt động liên tục trong cả giai đoạn 2017-2019 (trước COVID-19) và 2020-2021 (trong COVID-19) và khơng bị hủy niêm yết, phải có đầy đủ số liệu khi niêm yết, các doanh nghiệp khơng có đầy đủ dữ liệu và báo cáo sẽ bị loại bỏ để đảm bảo độ chính xác của số liệu. Số liệu được thu thập trong BCTC, BCTN tải từ cơ sở dữ liệu từ các trang web riêng của 96 doanh nghiệp, sắp xếp theo giai đoạn từ 2017-2019 và 2020-2021. Các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu đo lường các biến của mơ hình là dữ liệu thứ cấp được tính tốn từ dữ liệu trên BCTC và BCTN vào cuối mỗi năm (riêng năm 2021 là đến cuối quý 2) của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các dữ liệu CSR được thu thập và tính tốn bằng phương pháp phân tích nội dung trên BCBV hoặc BCTC được tác giả thu thập từ trang web riêng của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này chọn thời điểm nghiên cứu bắt đầu vào năm 2017 vì tác giả muốn so sánh số liệu từ thời điểm 2 năm trước COVID-19 và 2 năm trong COVID-19. Tổng số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện như đã nói ở trên được phân bố theo ngành và theo từng năm cụ thể được trình bày trong bảng 3.1.
STT Ngành thực phẩm Số lượng doanh nghiệp
1 Nông sản 3
3 Thực phẩm đông lạnh 24
4 Đường và bánh kẹo 9
5 Các loại thực phẩm khác 23
Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện trong mẫu nghiên cứu phân theo ngành
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
3.3.2. Tính tốn dữ liệu
3.3.2.1. Xử lý dữ liệu trách nhiệm xã hội tổng và các khía cạnh trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường và trách nhiệm với xã hội nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường và trách nhiệm với xã hội
Vì trách nhiệm xã hội tại Việt Nam chưa có bộ chỉ số riêng như các quốc gia khác nên nghiên cứu này đề xuất một cách tiếp cận trách nhiệm xã hội bằng việc sử dụng bộ hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững GRI- GSSB kết hợp thơng tư 155 của Bộ Tài Chính thơng qua phân tích nội dung báo cáo thường niên, báo cáo bền vững để xây dựng các tiêu chí CSR liên quan đến ba nhóm gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm xã hội. Sau đó, tác giả tiến hành chấm điểm các tiêu chí CSR từ đó phát triển chỉ số CSR như các bài nghiên cứu trước đây từng thực hiện ở các nước đang phát triển.
Để phù hợp hơn với thực tế thực hành trách nhiệm xã hội ở Việt Nam, tác giả sẽ kết hợp các quy định về công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết theo Thông tư 155 của Bộ tài chính và Bộ tiêu chuẩn GRI để có thể chấm điểm trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chính xác hơn.
Các bước thực hiện lấy dữ liệu trách nhiệm xã hội, có tham khảo từ tác giả Nguyễn Quỳnh Như (2020) liên quan đến các chỉ tiêu cần thu thập trên BCTN, BCBV thì tiến hành các bước như sau:
• Bước 1: Xác định các yếu tố thuộc trách nhiệm xã hội qua việc nghiên cứu lý thuyết cũng như tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, xác định ba yếu tố bao gồm kinh tế, môi trường và xã hội.
• Bước 2: Tác giả xác định các tiêu chí tính điểm trách nhiệm xã hội dựa vào bộ tiêu chuẩn GRI-GSSB và kết hợp với Thông tư 155 gồm 33 chỉ tiêu. Trong đó có 6 chỉ tiêu liên quan đến kinh tế, 8 chỉ tiêu liên quan đến môi trường và 19 chỉ tiêu liên quan đến xã hội.
• Bước 3: Phân tích nội dung chi tiết và kỹ càng để tìm kiếm các kết quả phù hợp. Vì hình thức trình bày cũng như nội dung trên các báo cáo của các cơng ty là khác nhau, do đó cần đọc và tìm kiếm kỹ lưỡng trên từng mục, từng phần
• Bước 4: Tính tốn các chỉ tiêu đã thu thập được bằng việc chấm điểm theo từng chỉ tiêu trách nhiệm xã hội của bảng tiêu chí, nếu có thơng tin thì được chấm 1, ngược lại là 0. Sau khi có được tổng điểm của từng tiêu chí thì tiến hành tính theo tỷ trọng tổng điểm có được chia cho tổng tiêu chí của từng khía cạnh để ra được hệ số của từng khía cạnh và tính trung bình hệ số trách nhiệm xã hội tổng.
Việc tính tốn dữ liệu trách nhiệm xã hội được thực hiện theo cơng tức sau:
Khía cạnh CSRij = ∑ "#$%&!"
# "$%
Với khía cạnh CSRij là tổng điểm khía cạnh j cơng ty i (0 ≤ CSRij ≤ 1); SCOREik là điểm khía cạnh j, tiêu chuẩn thứ k; n bằng 6, 8, 19 là số lượng tiêu chuẩn từng khía cạnh
CSR tổng thể được tính theo cơng thức sau:
Chỉ số CSR tổngit==
∑(&$%()í+ -ạ') #"%&' /