Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ TRONG COVID (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.2 Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một công ty cam kết với xã hội thông qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội của cơng ty đó. Trong q trình kinh doanh, trách nhiệm xã hội được thể hiện qua việc tìm cách gây ít nhất những tác động tiêu cực đến các bên liên quan. Nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: kinh tế, pháp lý, đạo đức, nhân đạo.

2.2.1 Nghĩa vụ trong khía cạnh kinh tế

Nghĩa vụ về kinh tế liên quan đến cách thức phân bổ các nguồn lực xã hội trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và được sử dụng một phần để trả thù lao, đem lại phúc lợi cho những người lao động.

“Doanh nghiệp có nghĩa vụ kinh tế đối với nhiều đối tượng khác nhau. Đối với những chủ đầu tư, nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là duy trì và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Nghĩa vụ kinh tế này bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển về cơng nghệ, nâng cấp sản phẩm. Trong q trình này, các doanh nghiệp đã góp phần tham gia tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp những sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nghĩa vụ này liên quan đến các vấn đề về chất lượng, an toàn, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối và bán hàng,... Đối với người lao động, đó là tạo việc làm, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, trả mức thù lao tương xứng, xây dựng mơi trường lao động an tồn và vệ sinh, và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Với các bên liên quan, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là đem lại lợi ích tối đa và cơng bằng thơng qua cung cấp hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi tức khi đầu tư... Nghĩa vụ kinh tế còn thể hiện gián tiếp trong cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh tác động đến lợi ích của người tiêu dùng và lợi nhuận mà doanh nghiệp sử dụng để phân phối cho người lao động và chủ sở hữu. Người dùng có thể bị thiệt hại bởi các biện pháp cạnh tranh như chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, cố định giá,... bên cạnh đó, các biện pháp cạnh tranh kinh doanh khơng lành mạnh có thể làm tăng quyền lực độc quyền. Bên cạnh đó, việc sử dụng các tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại bất hợp pháp cũng là biện pháp thường gặp phải trong cạnh tranh. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề sở hữu,

xung đột lợi ích mà cịn liên quan đến nhân quyền. Do đó nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp cũng bao gồm việc cạnh tranh trung thực và công bằng nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên hữu quan. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế thường được thể chế hóa thành nghĩa vụ về mặt pháp lý.”

2.2.2 Nghĩa vụ về pháp lý

Nghĩa vụ pháp lý yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ quy định của luật pháp. Đây là yêu cầu tối thiểu mà mỗi tổ chức cần thực hiện trong mối quan hệ với xã hội . Về cơ bản, những nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến năm khía cạnh là: điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ mơi trường, an tồn và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

2.2.3 Nghĩa vụ về đạo đức

Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay hành động được các thành viên tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi hay khơng mong đợi nhưng khơng được thể chế hóa thành luật. Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay kì vọng của các đối tượng hữu quan như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ. Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc góp phần tạo nên hình ảnh riêng cho cơng ty, đồng thời đó cũng là một phần trong văn hóa doanh nghiệp.

2.2.4 Nghĩa vụ về nhân văn

“Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội liên kết mật thiết tới những đóng góp của doanh nghiệp cho cộng đồng và xã hội. Những hành động đóng góp

này nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội, san sẻ gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực cho nhân viên và phát triển về nhân cách cho người lao động. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đưa các nghĩa vụ nhân văn thành một chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện các hoạt động nhân đạo khơng những giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mà cịn góp phần giải quyết nhiều vấn đề của xã hội.

Tóm lại, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đề cập đến những nghĩa vụ của doanh nghiệp, đối với người lao động, với chính phủ và cộng đồng xã hội. Những nghĩa vụ đó được phân bổ trên các phương diện như kinh tế, pháp lý, nhân văn và thiện nguyện. Các nghĩa vụ ở khía cạnh pháp lý được xã hội địi hỏi để loại bỏ những hành vi không mong muốn. Các nghĩa vụ đạo đức tập trung vào cách các doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng sai, cơng bằng ngồi những gì đã được đưa ra trong nghĩa vụ pháp lý. Các nghĩa vụ kinh tế là cơ sở cho hoạt động của một doanh nghiệp, chủ yếu nhắm đến các đối tượng như người lao động, người tiêu dùng, nhà đầu tư. Trong khi đó, nghĩa vụ nhân đạo hướng đến những phạm vi đối tượng rộng hơn như cộng đồng và xã hội với mục đích giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp cần ý thức được tầm quan trọng cũng như nhận thức rõ ràng về các nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Nếu làm tốt được cơng tác trách nhiệm xã hội, hình ảnh giá trị thương hiệu doanh nghiệp trong mắt người dùng cũng sẽ trở nên tích cực và hoạt động như một nhân tố khiến cho giá trị doanh nghiệp được nâng cao.”

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ TRONG COVID (Trang 27 - 30)