CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Kiểm định các biến
4.6.4. Kiểm định kỳ vọng dấu, bình luận kết quả
4.6.4.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp theo mơ hình a và b
Nghiên cứu này kiểm tra về ảnh hưởng của giữa trách nhiệm xã hội lên giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng thước đo kết quả giá trị doanh nghiệp là FirmValue, chỉ số trách nhiệm xã hội được phát triển nhờ vào bộ tiêu chuẩn GRI-GSSB. Kiểm định kỳ vọng dấu các biến được thể hiện trong bảng 4.6.4.1 và bảng 4.6.4.2
Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến
độc lập/ kiểm sốt
Dấu kì vọng kết quả dấu mơ hình
Kết quả chạy hồi quy
Tác động của biến CSR
Tác động của biến FirmSize đối với
FirmValue
- Khơng có ý nghĩa
Bảng 4.6.4.1: So sánh kỳ vọng dấu các biến của tác giả và kết quả mơ hình a và b Kết quả của cả 2 mơ hình a và b đều cho thấy biến FirmSize khơng có ý nghĩa trong mơ hình này (p > 0,05). Từ kết quả ước lượng mơ hình tại bảng 4.6.3.1, phương trình hồi quy của mơ hình a được viết lại như sau:
FirmValue = -1,5969 + 4,038CSR
Từ kết quả ước lượng mơ hình tại bảng 4.6.3.2, phương trình hồi quy của mơ hình b được viết lại như sau:
FirmValue = -1,6577 + 3,89CSR
Tiến hành kiểm định dấu kỳ vọng các biến so với kết quả ước lượng ta thấy:
• Đối với mối quan hệ giữa biến trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp, kết quả mơ hình cho thấy có mối tương quan thuận với thước đo giá trị doanh nghiệp dựa trên thị trường. Điều này cho thấy một dấu hiệu tích cực đối với hoạt động cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội. Nhiều doanh nghiệp hiện nay còn e ngại khi đầu tư vào trách nhiệm xã hội sẽ tốn nhiều chi phí và nguồn lực nhưng sẽ được bù đắp bằng lợi ích như tạo ra một hình ảnh uy tín cho doanh nghiệp, tăng giá trị thương hiệu và tạo dựng được sự tin tưởng cho khách hàng, các nhà đầu tư.
4.6.4.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và kết quả tài chính theo mơ hình c và d
Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập/ kiểm sốt
Dấu kì vọng Kết quả dấu mơ
hình Kết quả chạy hồi quy Tác động của biến
FirmSize đối với FirmValue
- Khơng có ý nghĩa Tác động của biến ECO
đối với FirmValue + + Có ý nghĩa
Tác động của biến ENV
đối với FirmValue + + Có ý nghĩa
Tác động của biến SOC
đối với FirmValue + - Có ý nghĩa
Kết quả của cả 2 mơ hình c và d đều cho thấy biến FirmSize khơng có ý nghĩa trong mơ hình này (p > 0,2).
Từ kết quả ước lượng mơ hình tại bảng 4.6.3.3, phương trình hồi quy của mơ hình c được viết lại như sau:
FirmValue = 0,1637 + 17,0576ECO + 22,6522ENV – 27,5999SOC
Từ kết quả ước lượng mơ hình tại bảng 4.6.3.4, phương trình hồi quy của mơ hình d được viết lại như sau:
FirmValue = -1,4337 + 11,2766ECO + 17,8727ENV – 20,4444SOC
Về trách nhiệm kinh tế, kết quả 2 mơ hình c và d đều cho thấy có mối tương quan âm giữa trách nhiệm khía cạnh xã hội với giá trị doanh nghiệp và tồn tại mối quan
hệ cùng chiều và có ý nghĩa ở mức 20% giữa ECO,ENV với giá trị doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu của tác giả, nghĩa là khi thực hiện công khai các thông tin về trách nhiệm kinh tế như chống gian lận, tham nhũng; tuân thủ luật bảo vệ môi trường... sẽ giúp cho công ty tạo được niềm tin đối với khách hàng, nhà đầu tư, tạo được niềm tin cho các bên liên quan. Đây cũng là thông tin được nhiều công ty công bố nhất trên các báo cáo khi tác giả thực hiện phân tích nội dung, phù hợp với nghiên cứu của Carroll (1979).
Đối với khía cạnh trách nhiệm mơi trường, kết quả của mơ hình cho thấy mối quan hệ tương quan âm giữa biến SOC và giá trị doanh nghiệp, trái với kỳ vọng dấu của tác giả. Với mức ý nghĩa 20% trong mối quan hệ của SOC và FirmValue. Điều này cho thấy mặc dù thực hiện trách nhiệm xã hội thì cơng ty đạt được nhiều lợi ích. Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hoạt động thiện nguyện cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, họ vừa mới tiếp cận với khái niệm trách nhiệm xã hội mà chưa có chính sách cụ thể hay chương trình bài bản nào về vấn đề này. Thêm vào đó, việc áp dụng các chính sách xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn gặp khó khăn do hạn chế về tài lực khiến các doanh nghiệp lúng túng trong việc thực hiện. Vì vậy việc chưa áp dụng đúng cách để thực hiện trách nhiệm ở khía cạnh xã hội của các doanh nghiệp như hiện nay sẽ tốn nhiều chi phí mà chưa mang lại hiệu quả tài chính và làm giảm giá trị doanh nghiệp.
Nhìn chung, ta có thể kết luận rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Thế nhưng tác giả vẫn chưa thấy được sự chênh lệch nào đáng kể giữa hai giai đoạn là trước dịch COVID-19 và trong dịch COVID-19 mặc dù các doanh nghiệp đã quan tâm đến CSR hơn, đặc biệt là
trong thời gian diễn ra đại dịch. Kết quả nghiên cứu ở chương này là cơ sở đề xuất giải pháp cho chương tiếp theo.