CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN
5.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu này thể hiện mối quan hệ giữa CSR và giá trị của doanh nghiệp cho thấy thực tiễn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, phù hợp với các lý thuyết đã đề cập trong chương 2 nhưng mặt khác khía cạnh xã hội lại tác động ngược chiều lên giá trị doanh nghiệp. Như vậy, điều quan trọng là phải giải quyết các khía cạnh khác nhau của CSR để hiểu mối quan hệ giữa CSR và giá trị doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, mặc dù chưa mang lại hiệu quả cho giá trị doanh nghiệp dựa trên việc tính tốn các số liệu kế tốn vì việc thực hiện CSR tốn nhiều chi phí nhưng CSR vẫn có những tác động đáng kể đối với thị trường, các bên liên quan vẫn đánh giá cao các doanh nghiệp có thực hiện trách nhiệm xã hội. Do đó, mặc dù tài liệu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam cịn hạn chế nhưng các cơng ty thể hiện các thực tiễn có trách nhiệm xã hội trong bối cảnh tồn cầu hóa sẽ gặt hái một số lợi ích tài chính. Ví dụ, theo Cơ quan phát ngơn của Bộ Công thương Việt Nam năm 2021, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam trong ngành thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường như phải chuyển sang sản phẩm thân thiện mơi trường, khơng sử dụng bao bì nhựa
nên đã đáp ứng được các yêu cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu để xuất khẩu sản phẩm của họ sang các thị trường phát triển.
Xét ở góc độ từng khía cạnh riêng lẻ của CSR bao gồm khía cạnh kinh tế, mơi trường và xã hội, bài nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ hỗn hợp với giá trị doanh nghiệp. Các cơng bố về khía cạnh kinh tế và mơi trường đều cho tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả cho thấy kết quả mối quan hệ nghịch chiều giữa công bố trách nghiệm ở khía cạnh xã hội và giá trị doanh nghiệp của các công ty thực phẩm niêm yết. Điều này có nguyên nhân là do các doạn nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ tiềm lực để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19, những doanh nghiệp chưa vững vàng sẽ chỉ tập trung vào kinh tế. Chính điều này làm cho các bên liên quan của doanh nghiệp hồi nghi, vì vậy dù CSR tổng tăng làm tăng giá trị doanh nghiệp nhưng khía cạnh xã hội lại cho kết quả ngược lại.
Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng sự chênh lệch giữa việc CSR tác động lên giá trị doanh nghiệp trước và trong thời kỳ COVID-19 vẫn chưa đáng kể, mặc dù có dấu hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp đã quan tâm đến CSR hơn trong thời buổi khó khăn. Từ kết quả phân tích định lượng cho thấy giá trị của doanh nghiệp tăng hay giảm phụ thuộc vào kế hoạch thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sao cho hợp lý. Đây cũng chính là bài tốn khó mà các doanh nghiệp niêm yết cần phải giải quyết.