Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ TRONG COVID (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.3 Cơ sở thực tiễn

Các nghiên cứu thực tiễn thế giới: “Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của

vừa qua, chủ đề này luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như giới học thuật, tuy nhiên phạm vi của các nghiên cứu thì rộng và đa chiều.” (Malik, 2015).

Vassileva (2009) cho rằng “tác động của CSR lên thương hiệu là không rõ ràng, đặc biệt là các công ty nhỏ”, trong khi các nghiên cứu khác khẳng định CSR tác động trực tiếp thuận chiều lên thương hiệu nói chung hay sự ưu thích thương hiệu nói riêng như Rust (2000), Bhattacharya và Sen (2004), He và Li (2011), Torres (2012), Blombäck và Scandelius (2013), Hur. (2014), Martínez. (2014). Các nghiên cứu này tăng dần cấp độ tác động lên thương hiệu, cho nên có thế nói rằng mức độ khăng khít giữa CSR và thương hiệu ngày càng chặt chẽ. Quan trọng hơn, Holt (2004) cho rằng “trách nhiệm xã hội là căn cứ quan trọng trong đánh giá thương hiệu quốc tế, việc này đem đến sự đáng tin từ các chính sách cơng ty thực thi”. Nghiên cứu của He và Li (2011) bổ sung biến trung gian để đánh giá các tác động của CSR liên quan đến thực trạng thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ. Thêm vào đó, Malik (2015) cũng khẳng định “các chương trình CSR chất lượng sẽ giúp xây dựng thương hiệu và cải thiện danh tiếng công ty”. Nhận xét trên cũng phù hợp với kết quả của Karaosmanoglu (2016) cho rằng “các hoạt động CSR là công cụ định vị thương hiệu cho công ty ở các thị trường mới nổi”.

“”Hai nghiên cứu của Blombäck và Scandelius (2013), Scharf và Fernandes (2013) đều nghiên cứu tác động của CSR đến thương hiệu và đưa ra nhận định về mối quan hệ thuận chiều của hai chỉ tiêu này. Các nghiên cứu theo chủ đề mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với thương hiệu công bố năm 2014 rất phong phú. Đầu tiên là nghiên cứu “The effect of environmental CSR issues on corporate/brand reputation and corporate profitability” của Khojastehpour và Johns năm 2014, đây là một trong những bài tiên phong làm nổi bật tác động của CSR môi trường lên danh tiếng thương hiệu và lợi nhuận. Martínez (2014) nghiên cứu chủ đề này trong

lĩnh vực khách sạn tại Tây Ban Nha; Hur (2014) nghiên cứu khách hàng tại Hàn Quốc; Enock và Basavaraj (2014) nghiên cứu hai doanh nghiệp tư nhân tại Ấn Độ; Tingchi Liu (2014) nghiên cứu các tình huống tại Trung Quốc. Mặc dù không giống nhau về địa bàn nghiên cứu nhưng các nghiên cứu trên đều cho kết luận về mối liên hệ thuận chiều giữa CSR và thương hiệu.”

Theo nghiên cứu của Tổ chức Kinh doanh vì Trách nhiệm xã hội (Kotler & Lee, 2005), các doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động CSR sẽ thu được nhiều lợi ích như tăng doanh thu và thị phần, củng cố vị trí thương hiệu, củng cố hình ảnh và tăng cường ảnh hưởng của doanh nghiệp, tăng khả năng thu hút, khích lệ và giữ chân nhân viên, giảm chi phí hoạt động và tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư và nhà phân tích tài chính.

“Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam: Tại địa bàn thành phố Cần Thơ, bài nghiên cứu phân tích các nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013) cho thấy các nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm lợi ích kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô, trách nhiệm đạo đức, định hướng cộng đồng thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Tác giả Châu Thị Lệ Duyên và ctv. (2014) tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh doanh và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp khu vực thành phố Cần thơ nhằm gia tăng hiệu quả tài chính trong dài hạn. Ưu điểm của hai nghiên cứu này là phân tích định lượng nhưng nhược điểm là chưa đi sâu phân tích một ngành nghề cụ thể.”

Các nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan đến doanh nghiệp sản xuất, nhấn mạnh vào khía cạnh xã hội và mơi trường. Các nghiên cứu thực tiễn chủ yếu về tình huống một doanh nghiệp như:”

• Đỗ Đình Nam (2012) nghiên cứu cơng ty Vinamilk: qua những phân tích, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được một nhóm giải pháp từ khn khổ toàn diện gồm "Nhà nước – Xã hội – Doanh nghiệp". Qua đó, giới doanh nghiệp là thành phần trọng yếu trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp phát triển CSR ở Việt Nam.

• Nguyễn Tấn Vũ (2012) nghiên cứu công ty Cocacola: sau khi tiến hành phân tích hồi quy, nghiên cứu đưa ra kết quả CSR mơi trường có ảnh hưởng tích cực nhất tới ý định mua hàng của người tiêu dùng, trong khi CSR đóng góp cho cộng đồng ảnh hưởng cao nhất tới thái độ của người tiêu dùng.

• “Nguyễn Phương Mai (2013) nghiên cứu cơng ty Đáp Cầu: Dựa trên khuôn khổ lý thuyết về CSR và kết quả khảo sát thực tiễn trong ngành dệt may Việt Nam, cụ thể là tại DAGARCO cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang từng bước cải thiện các hoạt động CSR nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy vậy, điều đáng chú ý là CSR được thực hiện ở mức độ nào lại được đánh giá rất khác nhau từ các chủ thể có liên quan (theo cảm quan và suy nghĩ của họ), từ đó ảnh hưởng đến hành vi của họ đối với doanh nghiệp.”

Những nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ thực hiện ở một doanh nghiệp cụ thể, trong bối cảnh hạn chế các nguồn dữ liệu thứ cấp, chưa thật sự đưa ra các giải pháp toàn diện, tối ưu.”

Các nghiên cứu CSR trong nước về lĩnh vực dịch vụ chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng, dựa vào đó đề xuất biện pháp nhằm cải thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn (Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2014). Hai tác giả suy rộng ra các lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bao gồm nâng cao giá trị hình ảnh và danh tiếng thương hiệu. Hai tác giả đã nhấn mạnh thương hiệu là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ và CSR có thể giúp nâng tầm

thương hiệu vơ cùng đáng kể. Nghiên cứu của Hồng Hải Yến (2016) tìm hiểu vai trị của CSR trong lĩnh vực ngân hàng với sản phẩm vơ hình, nhấn mạnh tác động tích cực lên thương hiệu và kết quả hoạt động của ngân hàng.”

Ngo Quang Huan, Do Huu Tai, và Le Thanh Tiep (2016) với nghiên cứu “Relationships between corporate social responsibility and firm’s performance: an empirical case in the south of Vietnam”. Các tác giả thực hiện đánh giá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và kết quả hoạt động của các cơng ty phía Nam Việt Nam. Nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 50 doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2012 đến năm 2015. Kết quả cho thấy rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động theo chiều hướng tích cực và mạnh mẽ đến kết quả hoạt động của các công ty.

Nguyễn Quỳnh Như (2020) với nghiên cứu “Tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”: Tác giả đã thực hiện kiểm tra mức độ công bố CSR và tác động một chiều từ CSR đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam công bố CSR vào năm 2012 đến năm 2017. Kết quả nghiên cứu từ mơ hình hồi quy cho thấy trách nhiệm xã hội thực sự có tác động tích cực đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp. Đây cũng chính là nghiên cứu mà tác giả muốn tham khảo để làm nền tảng cho bài nghiên cứu này nhưng về doanh nghiệo ngành thực phẩm nói riêng.”

“Nhìn chung, các nghiên cứu về CSR tại Việt Nam chỉ xuất hiện khoảng 20 năm trở lại đây và tập trung vào khía cạnh đạo đức và từ thiện thay vì cả bốn khía cạnh theo lý thuyết Carroll (1991); chú ý nghiên cứu các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thay vì cả hai đối tượng theo Hopkins (2007). Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội chưa làm rõ việc thực hiện CSR theo ngành nghề mặc dù các tác giả trên đều nhận định tầm quan trọng và xu hướng phải thực thi các hoạt động CSR. Hơn nữa, các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm trong nước đã bám sát với tình hình thực tế Việt Nam, dựa trên cơ

sở lý thuyết của các nghiên cứu nước ngồi, vẫn chưa phân tích theo đặc điểm của từng ngành, phạm vi nghiên cứu hạn chế và thiếu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp hợp lý.”

Có thể thấy rằng, chưa có nhiều nghiên cứu lượng hố được ảnh hưởng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy, ứng dụng được các kiến thức đã học, tác giả sẽ sử dụng mơ hình hồi quy để thực hiện việc lượng hố này. Có khơng ít nghiên cứu sử dụng mơ hình Tobin’s Q hay mơ hình hồi quy để tính tốn giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu này sẽ có thêm biến CSR – chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tính tốn được giá trị của

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC VÀ TRONG COVID (Trang 30 - 35)