Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty Wanhai Vietnam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ vận chuyển container hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH wan hai việt nam (Trang 34 - 46)

Đại diện của hãng tàu mẹ

Bao gồm 4 người được hãng tàu mẹ ở Đài Loan gửi sang để giám sát các hoạt động ở Việt Nam với nhiệm kỳ 3 năm. Trong đó, một người là Tổng đại diện, giám

sát chung các hoạt động ở Việt Nam; một người phụ trách Sales & Marketing; một

người phụ trách các hoạt động khai thác liên quan đến tàu và container; và một

người phụ trách tài chính.

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc của Cơng ty TNHH Wan Hai Việt Nam theo quy định của Công ty sẽ là Tổng đại diện được hãng tàu mẹ cử sang giám sát toàn bộ các hoạt động của Wanhai Vietnam.

Các chi nhánh Sales & Marketing Khai thác Kế tốn Hành chính nhân s,

IT Phó Tng giám đốc th 1 Phó Tng giám đốc th 2 Tng giám đốc Đại din ca hãng tàu mẹ Sales & MKT hàng nhập Sales & MKT hàng xuất Chứng từ hàng xuất Chứng từ hàng nhập Bộ phận đại lý Bộ phận quản lý thiết bị Bộ phận quản lý tàu Bộ phận hiện trường ở cảng Bộ phận thu ngân Bộ phận kế toán các

khoải phải thu Bộ phận kế toán các khoải phải trả Bộ phận nhân sự Bộ phận IT Chi nhánh Quy Nhơn Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Hà Nội

Phó tổng giám đốc

Cơng ty có hai phó tổng giám đốc là người Việt Nam. Phó tổng giám đốc thứ

nhất phụ trách mảng sales & marketing và hoạt động khai thác tàu; và phó tổng

giám đốc thứ hai phụ trách mảng tài chính – kế tốn và nhân sự.

Phịng Sales & Marketing

Bao gồm hai bộ phận: Sales & Marketing và Chứng từ. Sales & Marketing được phân chia thành Sales & Marketing hàng nhập và Sales & Marketing hàng xuất. Bộ phận chứng từ cũng được chia thành Chứng từ hàng nhập và Chứng từ hàng xuất.

Phòng Khai thác (Operation Department)

Phòng khai thác được chia thành:

- Bộ phận đại lý: chịu trách nhiệm liên lạc với tàu, cảng vụ và các bên liên quan khác để làm thủ tục cho tàu ra/vào càng và giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ khác cho tàu và thuyền viên trên tàu.

- Bộ phận quản lý thiết bị: cập nhật và theo dõi dòng chảy của container (từ lúc container hàng nhập được dỡ xuống tàu, đưa vào bãi, giao cho khách

hàng đến khi khách hàng trả vỏ container rỗng, sau đó được cấp rỗng cho khách hàng khác để đóng hàng xuất, kéo về hạ bãi ở cảng, xuất lên tàu đi

nước ngồi), tình trạng của container (tình trạng hư hỏng, sửa chữa).

- Bộ phận quản lý tàu: chịu trách nhiệm giám sát quá trình xếp/dỡ container từ tàu xuống bãi container ở cảng và từ bãi lên tàu (được thực hiện bởi

Cảng), thiết kế sơ đồ xếp hàng lên tàu và giải quyết các vấn đề liên quan đến xếp dỡ từ lúc tàu đến cho tới khi tàu rời cảng.

- Bộ phận hiện trường ở cảng: bao gồm bộ phận hàng nhập, hàng xuất giải

quyết các vấn đề liên quan tới danh sách container đủ điều kiện xếp lên tàu, thực hiện thủ tục cho khách hàng lấy container, giám định container rỗng hư hỏng; và bộ phận container lạnh kiểm soát, vệ sinh và sửa chữa container lạnh.

Phịng kế tốn

Bao gồm các bộ phận: thu ngân, kế toán các khoản phải thu và kế toán các khoản phải trả. Bộ phận thu ngân thực hiện các giao dịch thu tiền từ khách hàng (tiền cước phí, tiền lưu giữ container, tiền chạy điện container lạnh, tiền sửa chữa

container hư hỏng, …). Bộ phận kế toán các khoản phải thu chịu trách nhiện theo dõi, giám sát, hạch toán, tổng hợp và báo cáo các khoản tiền phải thu từ khách hàng trực tiếp và từ các đối tác (trong nước và nước ngồi); trong khi bộ phận kế tốn các khoản phải trả thực hiện các hoạt động liên quan đến các khoản thanh toán cho các

đối tác.

Phịng hành chính, nhân sự và IT

Vai trị của bộ phận hành chính nhân sự khơng được thể hiện đậm nét. Các công việc nghiên cứu và hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực do các

phó tổng giám đốc trực tiếp đề xuất và thực hiện. Bộ phận hành chính nhân sự chỉ tập trung vào các công việc liên quan đến quan hệ lao động, chế độ phúc lợi, và các thủ tục hành chính khác.

Các chi nhánh

Ngồi văn phịng chính ở 27 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TP. HCM, Công ty cịn có các chi nhánh ở Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hải Phịng và Hà Nội.

2.2.2. Q trình hình thành và phát trin

- Ngày 07/06/1993, hãng tàu Wan Hai Lines (Đài Loan) đặt chân vào thị

trường Việt Nam, mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và

chỉ định Cơng ty Hợp tác lao động với nước ngồi ở phía Nam (Inlaco Sài Gịn) làm đại lý chính thức. Thời gian đầu mới đặt chân vào Việt Nam,

Wan Hai Lines cung cấp tuyến dịch vụ KVS nhận hàng từ cảng Tân Cảng, TP. HCM (sau đó cảng Tân Cảng ngưng tiếp nhận tàu và di dời về cảng

Cát Lái) đi đến các cảng ở Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

- Ngày 15/06/1995, Wan Hai Lines mở thêm tuyến dịch vụ JSV nhận hàng từ cảng Tân Cảng đi đến các cảng ở Đài Loan, Nhật Bản.

- Năm 1996 Wan Hai Lines mở rộng hoạt động của mình sang miền Bắc

Việt Nam bằng việc khai trương văn phòng ở Hải Phòng (ngày 20/04/1996) và Hà Nội (ngày 22/04/1996).

- Ngày 10/02/1998, sau một thời gian nghiên cứu và nhận thấy tiềm năng của thị trường vận tải biển miền Trung, Wan Hai Lines đã đánh dấu sự hiện diện của mình ở đây với việc mở văn phịng ở Đà Nẵng.

- Ngày 13/05/2003, Wan Hai Lines liên doanh với hãng tàu K’Line (Nhật Bản) (02 tàu của Wan Hai Lines và 01 tàu của K’Line) mở tuyến dịch vụ JCV vận chuyển hàng từ cảng Cát Lái đi đến các cảng ở Hong Kong,

Trung Quốc, Nhật Bản. (Sau đó, K’Line rút lui và được thay thế bởi đối tác mới là hãng tàu Interasia Line (Nhật Bản) vào 03/08/2010 và liên doanh này được duy trì cho đến ngày nay).

- Ngày 07/04/2005, Wan Hai Lines cùng với một hãng tàu khác của Đài

Loan là OOCL mở tuyến dịch vụ liên doanh CVT (03 tàu của Wan Hai Lines và 01 tàu của OOCL) từ cảng Cát Lái đi đến các cảng ở Thái Lan,

Hong Kong, phía Bắc Trung Quốc.

- Ngày 26/8/2006, Wan Hai Lines chính thức chấm dứt hợp đồng đại lý với

Inlaco Saigon và ký hợp đồng đại lý mới với Công ty Phoenix Shipping. - Ngày 04/09/2009, Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (Tan Cang – Cai

Mep International Terminal – TCIT), liên doanh giữa Wan Hai Lines với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, hãng tàu Mitsui O.S.K. Lines (Nhật) và Hanjin Shipping (Hàn Quốc) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Tháng 08/2010, Wan Hai Lines liên doanh với Hanjin Shipping mở tuyến dịch vụ SJX chạy từ cảng Cái Mép đến các cảng Yantian (Trung Quốc),

Tokyo, Osaka, Long Beach, Oakland. Tuy nhiên, đến tháng 05/2011, liên

doanh này kết thúc.

- Ngày 03/05/2011, Wan Hai Lines mở thêm chi nhánh ở Quy Nhơn, Bình Định.

- Ngày 02/07/2012, tức là vượt quá thời hạn 5 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO (11/01/2007 – 11/01/2012), theo cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ vận tải biển của Việt Nam trong WTO, Wan Hai Lines được phép thành lập công ty 100% vốn của mình tại Việt Nam với tên gọi Công ty TNHH Wan Hai Việt Nam (được cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu hoạt

động từ ngày 02/07/2012), đồng thời chấm dứt hợp đồng đại lý với Phoenix

Shipping.

- Ngày 13/08/2012, Wan Hai Lines mở tuyến dịch vụ KVX để vận chuyển

hàng hóa từ cảng Cát Lái đến các cảng chuyển tải ở Port Klang (Malaysia) và Singapore để từ đó các container hàng được vận chuyển đến các cảng đích ở Malaysia, Singapore, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Các Tiểu

Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Indonesia, Hà Lan, Thỗ Nhĩ Kỳ, Bỉ, … - Cho đến nay, công ty vẫn duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của

mình, đồng thời không ngừng phấn đấu để trở thành hãng vận tải container

đứng đầu trên các tuyến Nội Á.

2.2.3. Lĩnh vc hot động

Công ty TNHH Wan Hai Việt Nam được cấp phép hoạt động theo giấy phép

kinh doanh số 411043001963 vào ngày 02/07/2012 với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hóa container bằng đường biển.

Hiện tại, công ty Wanhai Vietnam cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong container bằng đường biển giữa Việt Nam và các nước châu Á khác với tần suất

Bảng 2.2. Các tuyến dịch vụ của Wanhai Vietnam (tính đến 10/2013)

Tuyến Hình thc

khai thác Lch trình S lượng tàu s dng

KVX Tự khai thác Cát Lái – Singapore – Port Klang – Cát Lái 04 KVS Tự khai thác

Cát Lái – Kaohsiung – Taichung – Keelung – Incheon – KwangYang – Ulsan

– Pusan

03

JCV Liên doanh với IAL

Cát Lái – Hong Kong – Shekou – Xiamen

– Tokyo – Yokohama – Shanghai 02 CVT Liên doanh với

OOCL

Cát Lái – Laem Chabang – Hong Kong – Hong Kong Midstream – Shanghai –

Dalian – Xingang – Qingdao

03

JSV Tự khai thác

Cát Lái – Kaohsiung – Taichung – Taipei – Keelung – Hakata – Mizushima – Kobe –

Osaka

03

(Nguồn: Phịng Sales & Marketing, Cơng ty Wanhai Vietnam)

2.2.4. Kết qu kinh doanh

Sn lượng nhp, xut ca Wan Hai Vietnam giai đon 2007 – 2012

Trong giai đoạn 2007 – 2012, sản lượng trung bình của Wanhai Vietnam đạt

khoảng 254 ngàn TEU/năm. Đặc biệt trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, sản lượng của công ty sụt giảm

đáng kể, từ mức 245.624 TEU năm 2008 xuống chỉ còn 212.322 TEU vào năm

2009. Những năm sau đó, sản lượng container xuất nhập khẩu đã phần nào phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao với sản lượng tăng dần qua các năm 2010 (268.964

Sn lượng hàng hóa ca Wanhai Vietnam 2007 - 2012 (Đơn vị: TEU) 126,511 142,874 120,308 169,036 161,079 161,241 101,265 102,750 92,014 99,928 118,898 126,303 227,776 245,624 212,322 268,964 279,977 287,544 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Sn l ư ợ n g Nhập Xuất Nhập + Xuất

(Nguồn: Tổng hợp số liệu cung cấp bởi phịng Sales & Marketing Cơng ty Wan Hai Vietnam)

Hình 2.6. Sản lượng nhập, xuất của Wanhai Vietnam (2007 – 2012)

Cơ cu th trường xut nhp khu ca Wanhai Vietnam năm 2012

Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2012

Hàng nhập khẩu của hãng tàu Wanhai Vietnam phần lớn đến từ các thị trường ở châu Á, trong đó nổi bật là hai thị trường Trung Quốc và Đài Loan. Trong năm

2012, hai thị trường này lần lượt chiếm 34,47% và 27,84% trong tổng lượng hàng nhập khẩu của Công ty.

Trung Quốc, 55.574 TEU 34,47% Đài Loan, 44.892 TEU 27,84% Hong Kong, 18.871 TEU 11,70% Nhật Bản, 16.915 TEU 10,49% Hàn Quốc, 13.236 TEU 8,21% Đông Nam Á, 7.378 TEU 4,58% Khác, 1.925 TEU 1,19% Hoa Kỳ, 1.418 TEU 0,88% Địa Trung Hải, 1.032 TEU 0,64%

Cơ cu th trường nhp khu ca Wanhai Vietnam (năm 2012)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu cung cấp bởi phịng Sales & Marketing Cơng ty Wan Hai Vietnam)

Hình 2.7. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Wanhai Vietnam (2012)

Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong năm 2012

Cũng giống như hàng nhập, hàng xuất của Wan Hai phần lớn đi đến các thị

trường châu Á. Trong cơ cấu thị trường hàng xuất của Công ty, nổi bật lên ba thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan, lần lượt chiếm 27,57%,

Nhật Bản, 34.819 TEU 27,57% Trung Quốc, 26.058 TEU 20,63% Đài Loan, 25.449 TEU 20,15% Hàn Quốc, 17.383 TEU 13,76% Đông Nam Á, 12.904 TEU 10,22% Hong Kong, 3.507 TEU 2,78% Hoa Kỳ, 3.099 TEU 2,45% Ấn Độ, 2.559 TEU 2,03% Địa Trung Hải, 525 TEU 0,42%

Cơ cu th trường xut khu ca Wanhai Vietnam (2012)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu cung cấp bởi phịng Sales & Marketing Cơng ty Wanhai Vietnam)

Hình 2.8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Wanhai Vietnam (2012)

Doanh thu, chi phí và li nhun

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Wanhai Vietnam (2008 – 2012)

(Đơn vị: triệu VND )

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu 988.000 464.000 729.000 699.000 703.000

Li nhun 270.000 19.000 210.000 157.000 231.000 (Nguồn: Phòng kế tốn, Cơng ty Wanhai Vietnam)

2.2.5. Nhng cơ hi và thách thc mà Công ty Wanhai Vietnam đang phi đối mt mt

Những thách thức

- Sự cạnh tranh. Thị trường chính của Wan Hai Vietnam là các nước châu Á

đã và đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các hãng vận tải khác. Các tuyến

www.eport.saigonnewport.com.vn thì hiện tại có khoảng 20 hãng tàu có

dịch vụ đi đến các cảng ở châu Á (khơng tính những tuyến dịch vụ chuyên

đi đến những cảng chuyển tải ở châu Á như Singapore hay Port Klang,

Tanjung Pelepas, … để đi đến các cảng đích ở châu Âu).

- Cước phí ngày càng giảm. Cước phí là một trong những thành phần hay

thay đổi nhất trong việc quản trị hoạt động của các công ty vận tải biển.

Giai đoạn 2010 – 2011 đã chứng kiến giá cước vận tải biển sụt giảm một

cách nghiêm trọng; và mặc dù giá cước đã có xu hướng tăng trở lại vào

cuối năm 2011 nhưng vẫn chưa thể đạt đến mức cao như vào những tháng

đầu năm 2008. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như tình trạng dư

thừa cơng suất nghiêm trọng chính là những yếu tố ngăn cản các doanh nghiệp trong ngành đạt được mức giá cước cao như mong muốn.

- Sự mất cân đối giữa hàng nhập và hàng xuất. Wanhai Vietnam hiện tại

đang là hãng tàu có thị phần sản lượng hàng nhập đứng đầu tại cảng Cát

Lái với 11,33% thị phần năm 2012 trong khi lượng hàng xuất chỉ chiếm 9,92%. Thực tế trong những năm qua cho thấy có một sự mất cân đối rất lớn giữa sản lượng hàng nhập và hàng xuất của Công ty dẫn đến một sự dư thừa lượng container rỗng ở Việt Nam, làm phát sinh các chi phí lưu bãi

container và chi phí quản lý liên quan.

Bảng 2.4. Chênh lệch giữa nhập-xuất của Wanhai Vietnam giai đoạn 2007 - 2012 (Đơn vị: TEU) (Đơn vị: TEU)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nhp 126.511 142.874 120.308 169.036 161.079 161.241

Xut 101.265 102.750 92.014 99.928 118.898 126.303

Nhp – Xut 25.246 40.124 28.284 69.108 42.181 34.938 Nguồn: Tổng hợp số liệu cung cấp bởi phịng Sales & Marketing Cơng ty Wan Hai Vietnam)

Theo thống kê từ bộ phận quản lý thiết bị (container) của Wanhai Vietnam thì trong năm 2012, Công ty đã tiến hành xuất 21.157 TEU container rỗng dư thừa ở Việt Nam ra nước ngoài theo yêu cầu của hãng tàu mẹ ở Đài

- Tình hình cầu bến cho tàu cập tại cảng Cát Lái ngày càng khó khăn. Việc

các hãng vận tải không ngừng ra mắt các tuyến dịch vụ mới đã làm cho lịch bố trí cầu bến cho tàu cập cảng ln trong tình trạng bị đầy. Việc bố trí này

được thực hiện theo nguyên tắc “Tàu đến trước được bố trí cầu bến trước”

nhưng chỉ với điều kiện tàu đến đúng giờ đã đăng ký. Còn trong trường

hợp tàu bị trễ do thời tiết xấu, hư hỏng động cơ, …thì khả năng phải chờ đợi cầu bến để cập rất cao, dẫn đến ảnh hưởng đến lịch trình chạy tàu và

chất lượng dịch vụ của công ty vận tải.

Những cơ hội

- Kinh tế đang trên đà phục hồi. Nền kinh tế cả nước nói chung cũng như khu vực Đơng Nam Bộ nói riêng đã và đang từng bước phục hồi và lấy lại

đà tăng trưởng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra vào

nửa cuối năm 2008. Tình hình xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế Đơng

Nam Bộ tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực đạt 51,5486 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 45,1% so với cả nước), tăng 2,46% so với năm 2011. Tương tự như vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 cũng đạt được 69,6677 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 60,8% so với cả nước), tăng 12,8% so với năm 2011.

- Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải và logistics của Việt Nam trong WTO. Theo đó, kể từ ngày 11/01/2014, các nhà đầu tư nước ngồi có thể

lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị khống chế về tỷ lệ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ vận chuyển container hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH wan hai việt nam (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)