2.2. CÔNG TY TNHH WANHAI VIỆT NAM
2.2.5. Những cơ hội và thách thức mà Công ty Wanhai Vietnam đang phải đối mặt
Những thách thức
- Sự cạnh tranh. Thị trường chính của Wan Hai Vietnam là các nước châu Á
đã và đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các hãng vận tải khác. Các tuyến
www.eport.saigonnewport.com.vn thì hiện tại có khoảng 20 hãng tàu có
dịch vụ đi đến các cảng ở châu Á (khơng tính những tuyến dịch vụ chuyên
đi đến những cảng chuyển tải ở châu Á như Singapore hay Port Klang,
Tanjung Pelepas, … để đi đến các cảng đích ở châu Âu).
- Cước phí ngày càng giảm. Cước phí là một trong những thành phần hay
thay đổi nhất trong việc quản trị hoạt động của các công ty vận tải biển.
Giai đoạn 2010 – 2011 đã chứng kiến giá cước vận tải biển sụt giảm một
cách nghiêm trọng; và mặc dù giá cước đã có xu hướng tăng trở lại vào
cuối năm 2011 nhưng vẫn chưa thể đạt đến mức cao như vào những tháng
đầu năm 2008. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như tình trạng dư
thừa cơng suất nghiêm trọng chính là những yếu tố ngăn cản các doanh nghiệp trong ngành đạt được mức giá cước cao như mong muốn.
- Sự mất cân đối giữa hàng nhập và hàng xuất. Wanhai Vietnam hiện tại
đang là hãng tàu có thị phần sản lượng hàng nhập đứng đầu tại cảng Cát
Lái với 11,33% thị phần năm 2012 trong khi lượng hàng xuất chỉ chiếm 9,92%. Thực tế trong những năm qua cho thấy có một sự mất cân đối rất lớn giữa sản lượng hàng nhập và hàng xuất của Công ty dẫn đến một sự dư thừa lượng container rỗng ở Việt Nam, làm phát sinh các chi phí lưu bãi
container và chi phí quản lý liên quan.
Bảng 2.4. Chênh lệch giữa nhập-xuất của Wanhai Vietnam giai đoạn 2007 - 2012 (Đơn vị: TEU) (Đơn vị: TEU)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nhập 126.511 142.874 120.308 169.036 161.079 161.241
Xuất 101.265 102.750 92.014 99.928 118.898 126.303
Nhập – Xuất 25.246 40.124 28.284 69.108 42.181 34.938 Nguồn: Tổng hợp số liệu cung cấp bởi phịng Sales & Marketing Cơng ty Wan Hai Vietnam)
Theo thống kê từ bộ phận quản lý thiết bị (container) của Wanhai Vietnam thì trong năm 2012, Cơng ty đã tiến hành xuất 21.157 TEU container rỗng dư thừa ở Việt Nam ra nước ngoài theo yêu cầu của hãng tàu mẹ ở Đài
- Tình hình cầu bến cho tàu cập tại cảng Cát Lái ngày càng khó khăn. Việc
các hãng vận tải khơng ngừng ra mắt các tuyến dịch vụ mới đã làm cho lịch bố trí cầu bến cho tàu cập cảng ln trong tình trạng bị đầy. Việc bố trí này
được thực hiện theo nguyên tắc “Tàu đến trước được bố trí cầu bến trước”
nhưng chỉ với điều kiện tàu đến đúng giờ đã đăng ký. Còn trong trường
hợp tàu bị trễ do thời tiết xấu, hư hỏng động cơ, …thì khả năng phải chờ đợi cầu bến để cập rất cao, dẫn đến ảnh hưởng đến lịch trình chạy tàu và
chất lượng dịch vụ của công ty vận tải.
Những cơ hội
- Kinh tế đang trên đà phục hồi. Nền kinh tế cả nước nói chung cũng như khu vực Đơng Nam Bộ nói riêng đã và đang từng bước phục hồi và lấy lại
đà tăng trưởng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra vào
nửa cuối năm 2008. Tình hình xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế Đông
Nam Bộ tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực đạt 51,5486 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 45,1% so với cả nước), tăng 2,46% so với năm 2011. Tương tự như vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 cũng đạt được 69,6677 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 60,8% so với cả nước), tăng 12,8% so với năm 2011.
- Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải và logistics của Việt Nam trong WTO. Theo đó, kể từ ngày 11/01/2014, các nhà đầu tư nước ngồi có thể
lập liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị khống chế về tỷ lệ phần trăm vốn góp hoặc lập cơng ty 100% vốn nước ngồi để cung cấp các dịch vụ kho bãi container (dịch vụ lưu kho container, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc gửi hàng); dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (giao nhận hàng hóa, chuẩn bị chứng từ, cung cấp thơng tin kinh doanh). Ngồi ra, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng thể tham gia thành lập liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam (tỷ lệ vốn góp của phía nước ngồi khơng được vượt q 49% vốn của liên doanh) để cung cấp dịch vụ vận tải
thủy nội địa. Đây là những thuận lợi mà Công ty Wan Hai Vietnam có thể nắm bắt để mở rộng các dịch vụ của mình và hỗ trợ tốt hơn cho dịch vụ
chính là vận tải hàng container quốc tế bằng đường biển.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu về tuyến thương mại Nội Á cũng như tình hình cạnh tranh trên tuyến này. Bên cạnh đó, những thơng tin liên quan đến Công ty Wan Hai Vietnam cũng đã được cập nhật đầy đủ để phục vụ cho việc nghiên cứu sự
ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ vận chuyển container đường biển đến sự hài lòng
của khách hàng trong những chương tiếp theo.
Chương 3 sẽ tiến hành thiết kế nghiên cứu, đề cập đến quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
CHƯƠNG 3 – THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU