Về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị châ uÁ đến tiến trình dânchủ

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Cuộc tranh luận về sự tương hợp của truyền thống văn hóa châu Á với các giá trị dân chủ phương Tây đã bắt đầu từ đầu thế kỷ XX - khi các các tư tưởng duy lý của phương Tây thâm nhập vào các xã hội Đông Á. Cuộc tranh luận đó lại càng sơi nổi hơn trong hai thập niên 1970 - 1990 bởi sự thành cơng về kinh tế và ổn định chính trị xã hội ở những quốc gia cơng nghiệp mới nổi, đã thách thức đáng kể mơ hình dân chủ phương Tây. Khái niệm “giá trị châu Á” cũng ra đời trong hồn cảnh đó trong các bài phát biểu của Lý Quang Diệu và M.Mahathir, với hàm ý rằng: Các đặc trưng văn hóa chính trị châu Á như chủ nghĩa cộng đồng, tinh thần tuân thủ thứ bậc xã hội, lịng trung thành với gia đình... đang hỗ trợ tích cực cho mơ hình chính quyền và là yếu tố quan trọng cho sự

thành công rực rỡ của các nước Đơng Á (NICs). Sau khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cùng sự thối lui của làn sóng dân chủ thứ ba (từ đầu thập niên 90) khiến những lập luận về tính tương hợp giữa truyền thống văn hóa với giá trị dân chủ phương Tây lại được đặt ra song được nhìn nhận dưới nhiều bằng chứng mới. Trong khi các nghiên cứu thừa nhận những hạn chế của việc xem mơ hình dân chủ phương Tây là phổ quát thì cũng đồng thời phân tích một số giá trị châu Á khơng tương hợp với dân chủ và phát triển xã hội.

Theo hướng tiếp cận này đã được tổng hợp trong nghiên cứu Democracy with

Asian Characteristics của Mark R. Thompson (2015) [137, tr.875-887]. Tác giả đã phác

thảo lại cuộc chiến giữa các lý thuyết trongnhững năm 1990 khi lập luận về các “giá trị châu Á” vốn bắt nguồn từ diễn ngôn của các nhà lãnh đạo châu Á nhằm chống lại quan điểm tự do dân chủ kiểu phương Tây. Với lập luận rằng, châu Á có nền tảng văn hóa khác biệt với phương Tây nên các giá trị về dân chủ cũng mang tính đặc thù, kéo theo việc tổ chức mơ hình quyền lực cũng khác biệt. Các đề xuất đưa ra là áp dụng hệ thống

đại diện tinh hoa sẽ tốt hơn là hệ thống nghị viện kiểu phương Tây. Các cuộc tranh luận

trên giữa phe ủng hộ và phe phản đối các giá trị tự do dân chủ kiểu phương Tây thời hậu chiến tranh Lạnh được tác giả nhận định là cuộc chiến về chính trị chứ khơng cịn là cuộc chiến giữa các lý thuyết khoa học. Lúc này các lý thuyết chỉ được xem như là công cụ cho những thơng điệp chính trị đằng sau đó.

Cơng trình Asian Style Democracy (Dân chủ kiểu châu Á) của Clark D. Neher [140] là bài nghiên cứu sâu sắc về nền chính trị và văn hóa chính trị Đơng Nam Á. Ơng đã đưa ra 5 luận điểm quan trọng mô tả những đặc trưng chung về văn hóa chính trị và nền chính trị ở các quốc gia trong khu vực, bao gồm Chủ nghĩa cộng đồng; Chủ nghĩa

lãnh tụ; Trọng tơn ti trật tự; Vai trị chủ đạo của một chính đảng và Nhà nước mạnh.

Tác giả cũng đề cập đến tính hợp lý nhất định trong quan điểm về “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu và Mahathir, đồng thời khẳng định, mặc dù không phải tất cả những luận điểm về “giá trị châu Á” đều được tán thành, song tồn tại nhiều bằng chứng cho thấy trong văn hóa chính trị châu Á có những nhận thức và thái độ khác với người phương Tây về dân chủ.

Một trong các tác giả tiêu biểu đối với các nghiên cứu về Đông Á là D Bell. Trong cơng trình East Meets West: Human Rights and Democracy in East Asia [100], mặc dù tác giả phê phán việc sử dụng các “Giá trị Châu Á” để biện hộ cho sự hạn chế tùy tiện các quyền cá nhân, ông vẫn công nhận các truyền thống văn hóa và sự đóng góp của góc nhìn từ Đơng Á trong việc đưa ra các xem xét mới, cùng các bằng chứng đã thách thức đáng kể nền dân chủ tự do theo kiểu Phương Tây trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn. Từ đó, ơng khẳng định cần phải nhìn nhận nghiêm túc cách tiếp cận của

các nước Đơng Á về dân chủ. Ngồi ra, những tác phẩm tiêu biểu khác của Bell cung cấp những kiến giải về văn hóa Đơng Á và sự tương hợp của nó đối với tiến trình dân chủ như: Beyond Liberal Democracy: Political Thinking for an East Asian Context; The

China Model: Political Meritocracy and the Limits of Democracy

Linder, W., & Bachtiger, A. (2005), What drives democratization in Asia and

Africa? (Điều gì thúc đẩy nền dân chủ ở châu Á và châu Phi?) [133, tr.861-880] đã

khẳng định mơ dình dân chủ đồng thuận rất quan trọng đối với dân chủ hóa ở các nước phát triển châu Á và châu Phi. Hơn thế, các tác giả đã khảo sát các đặc điểm văn hóa của chủ nghĩa gia đình đối với dân chủ và đưa ra kết luận về ảnh hưởng của văn hóa ảnh hưởng đến dân chủ hơn là các yếu tố kinh tế.

Bài viết Giá trị châu Á và dân chủ - tương đồng và khác biệt của tác giả Ngô Huy Đức, Lê Thị Thu Mai (2014) [28] đã luận bàn về các giá trị dân chủ mang tính phổ quát của phương tây liệu có tương thích với các nền văn hóa và xã hội ở phương Đơng hay khơng. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XX, khi một loạt các nước Đơng Á và Đơng Nam Á đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và ổn định xã hội đã thách thức đáng kể mơ hình dân chủ phương Tây. Tác giả đã tổng kết các giá trị được cho là khác biệt nổi bật so với phương Tây và các tranh luận quanh chúng liên quan tới dân chủ ở phương Đơng và phương Tây như: Tinh thần cộng đồng, Tính đồng thuận, Trọng trật tự và thứ bậc,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu về văn hóa và giá trị châu Á ảnh hưởng tới tiến trình dân chủ cũng được tác giả tổng hợp như: nó làm thay đổi các trật tự ưu tiên của các giá trị dân chủ, các quyền và cơ sở đạo lý cho các hình thức thực hành dân chủ.

Cơng trình Tiến bộ xã hội: Một số vấn đề về mơ hình phát triển ở Đơng Á và Đơng

Nam Á [67] và cơng trình Dân chủ độc tài và phát triển [68] của Hồ Sỹ Quý đã đưa ra

những lập luận và kiến giải về những nhân tố tác động tới tiến trình dân chủ ở các quốc gia phát triển khu vực châu Á. Qua đó, tác giả nhấn mạnh, những giá trị văn hóa truyền thống tương thích đã tạo độnglực cho sự tăng trưởng và quá trình mở rộng dân chủ ở các quốc gia này. Thậm chí, dân chủ chỉ có thể bền vững khi nó ngấm sâu và trở thành một phần của những giá trị văn hóa mới tạo nên những quan hệ dân sự lành mịnh, có chức năng điều chỉnh hành vi và bảo vệ cũng như thúc đẩy phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w