Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với quyền của người dân

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 49 - 51)

Văn hóa chính trị ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và việc thực hiện quyền của người dân, trong đó nhấn mạnh đến quyền tự do và quyền bình đẳng.

Dân chủ có tính phổ qt tồn nhân loại, song tính phổ qt đó khơng đồng nghĩa với sự trùng khít của các quan niệm hay biểu hiện của dân chủ thơng qua các thể chế chính trị và xã hội ở các nền dân chủ khác nhau vốn được hình thành và phát triển trên các nền tảng văn hóa chính trị rất khác nhau. Max Weber từng đưa ra giả thuyết rằng, nền đạo đức Tin lành có một mối liên hệ “tương hợp chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã tạo ra một số động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Theo Alexis de Tocqueville, một nền dân chủ không chỉ ở thể thức bầu cử và việc lập hiến, lập pháp mà cịn ở tư tưởng, tình cảm, tập qn và thói quen của một “lối sống dân chủ”. Theo ông, những quyền thamgia của người dân mà mọi hiến pháp dân chủ đều cam kết chỉ có thể trở thành hiện thực trong một nền “văn hóa chính trị sống động”. Dù các định chế quan trọng đến mức nào đi nữa, thì chính các tập tục mới có thể củng cố và ni dưỡng lâu dài nền dân trị [82, tr.165].

Hơn thế, sự khác nhau trong biểu hiện của dân chủ ở các nền văn hóa khác nhau đã thúc đẩy cuộc đại tranh luận về dân chủ giữa các nền văn hóa, đặc biệt là giữa Đơng và Tây vốn kéo dài từ nửa cuối thế kỷ XX cho đến Nay. Nội dung cốt lõi mà cuộc đại tranh luận xoanh quanh là mối quan hệ giữa quyền tự do cá nhân với quyền lực nhà nước. Một số học giả phương Tây cho rằng, việc hạn chế quyền tự do báo chí và các quyền con người khác thể hiện mong muốn độc quyền quyền lực chính trị hơn là bảo vệ cơng dân ở các xã hội châu Á. Trong khi đó, những người ủng hộ khái niệm “giá trị châu Á” lại cho rằng, chính phủ có quyền và trách nhiệm hạn chế thơng tin đến đất nước để giữ cho các tài liệu gây mất ổn định và gây mất đoàn kết và với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, khơng có nghĩa vụ cho phép nhập khẩu những ấn phẩm bị coi là bất chính và độc hại, có thể gieo rắc sự ngờ vực giữa những công dân và chính phủ của họ. Rõ ràng có sự khác biệt giữa hai nền dân chủ Đông - Tây trong quan niệm về quyền làm chủ, cụ thể là về quyền tự do. Trong khi đa số các mơ hình dân chủ tự do phương Tây nhấn mạnh quyền tự do tối đa của

mỗi cá nhân và sự can thiệp tối thiểu của nhà nước, thì ưu tiên của nhiều chính quyền phương Đơng là bảo vệ lợi ích của đa số trong khi tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân.

Điều này theo nhiều học giả, xuất phát từ sự khác biệt trong văn hóa chính trị giữa một bên trọng cá nhân và bên kia trọng cộng đồng. Bell cũng đã chỉ ra, các cơng dân Mỹ có thể sẽ sẵn sàng hy sinh các quyền lợi kinh tế trong các trường hợp chúng mâu thuẫn với các quyền chính trị hay dân sự, chẳng hạn như nếu hiến pháp và luật lệ của chính quyền do dân bầu khơng ủng hộ bảo hiểm y tế tồn dân, họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi bảo hiểm đó. Ngược lại, ở trường hợp tương tự, người Trung Quốc có thể hy sinh quyền dân sự cho lợiích kinh tế, như ủng hộ các luật cấm các cơng đồn độc lập được hình thành vì cho rằng chúng có thể dẫn tới việc ngăn cản phát triển kinh tế, tạo cơng việc làm cho tồn xã hội [100].

Sự khác nhau trong biểu hiện của giá trị dân chủ không chỉ đến từ hai nền văn hóa chính trị có nhiều khác biệt Đông và Tây, mà ngay giữa các nền dân chủ phương Tây cũng có điểm khác nhau, đó là nền dân chủ tự do (Mỹ, Tây Âu) và nền dân chủ xã hội (Bắc Âu). Mặc dù cả hai nền dân chủ này đều bảo vệ các khuôn khổ thể chế về quyền con người, quyền tự do cá nhân và ủng hộ nền dân chủ đại diện, song cách tiếp cận về quyền tự do và bình đẳng lại có nhiều điểm khơng đồng nhất. Xuất phát từ sự khiêm nhường trong đạo luật Jante và phong cách sống ấm cúng thoải mái Hygge khiến người dân Bắc Âu trong khi đề cao quyền tự do cá nhân, họ vẫn nhấn mạnh tính định hướng tập thể, ưu tiên tính đồng thuận, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng và niềm tin vào sự can thiệp mạnh của nhà nước. Các nền dân chủ xã hội Bắc Âu chứng kiến sự song hành của cả hai giá trị quyền cá nhân lẫn sức mạnh quyền lực công [57].

Ngồi ra, ở khía cạnh quyền bình đẳng, liên quan đến sự phân bổ quyền lực chung,

tức dân chủ là mọi người có quyền quyết định như nhau (trong đó nhấn mạnh quyền bình đẳng tham gia bầu cử và quyền bình đẳng trong phân phối lợi ích) cũng cho thấy nhiều điểm khác biệt giữa các nền dân chủ. Trong đời sống chính trị hiện đại ngày nay, có sự tương đồng đáng kể giữa các quốc gia trong việc thể hiện giá trị dân chủ đối với quyền bình đẳng trong tham gia bầu cử. Suốt hai thế kỷ 19 và 20, hầu hết các quốc gia lần lượt đạt được quyền bình đẳng trong bầu cử, đặc biệt là quyền bình đẳng giữa hai giới, điều mà hai nền dân chủ tự do lẫn dân chủ xã hội đều đạt những thành tựu lớn. Tuy vậy, đối với quyền bình đẳng trong phân phối lợi ích thì nền dân chủ xã hội lại nhấn mạnh cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người có đời sống an sinh tồn diện - điều mà theo họ chỉ có thể đạt được thông qua nhà nước, trong khi nền dân chủ tự do lại tin rằng, cá nhân và xã hội sẽ tự do và bình đẳng hơn nếu sự can thiệp nhà nước là tối thiểu.

Thực tế trên cho thấy, các yếu tố văn hóa chính trị đã ảnh hưởng đến trật tự ưu tiên của các quyền dân chủ. Cùng là việc xem dân chủ là việc đảm bảo quyền tự do theo ý chí

của từng cá nhân cơng dân đồng thời nhấn mạnh đến tính hợp lý (trách nhiệm cộng đồng trong các lựa chọn), song các nền văn hóa chính trị khác nhau sẽ quyết định các ưu tiên khác nhau đối với các quyền cũng như quan niệm về quyền và nghĩa vụ trong thực tế. Tương tự, cùng một niềm tin về quyền bình đẳng cho mọi cơng dân song cách tiếp cận bình đẳng lại phụ thuộc lớn vào những quan niệm và ưu tiên mà mỗi cộng đồng theo đuổi.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w