- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói khơng thuận, lời nói khơng thuận thì việc khơng thành, việc khơng thành thì lễ nhạc khơng hưng vượng, lễ nhạc khơng hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình
3.3.3. Ảnh hưởng của giátrị trọng hài hòa
3.3.3.1. Đối với quyền của người dân
Trước hết, do sự chi phối bởi tư duy dịch lý vốn không trọng tranh biện để đi đến
cùng chân lý nên cơng luận nhìn chung kém phát triển. Tiếng nói của người dân hay sự phản hồi của các tổ chức chính trị xã hội do vậy cũng ít được thể hiện, hoặc rất yếu ớt, hoặc có nhưng khơng trực diện. Mỗi cá nhân thường ngại phát biểu ở đám đông, e dè tranh luận vớitâm lý “Khơn độc khơng bằng ngốc đàn”, “Chết một đống cịn hơn
sống một người”. Giá trị văn hóa này ảnh hưởng đến hành vi thụ động của người dân
(hay các tổ chức chính trị xã hội) trong việc thể hiện chính kiến cũng như tham gia vào các hoạt động chính trị. Điều này đã gây khó khăn khơng nhỏ cho chính quyền trong việc đáp ứng “đúng lợi ích” của người dân. Dẫu vậy, nhằm hướng tới sự đồng thuận, chính quyền đã thơng qua tiến trình cân nhắc và tham vấn, cụ thể là thông qua các cơ quan tham mưu và tuyên truyền (gồm chủ yếu là hệ thống cơ quan Tuyên giáo, Mặt trận tổ quốc - vốn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính trị nước ta) để có thể nắm bắt được nguyện vọng của người dân.
Thứ hai, giá trị trọng hài hòa ảnh hưởng đến cơ chế ủy quyền, tức quyền lựa chọn
người đại diện quyền lực của nhân dân. Theo phân tích của Clark D. Neher, ở phần lớn các nước Đơng Á và Đơng Nam Á, dù theo chính thể nào thì chính quyền các quốc gia chủ yếu được dẫn dắt bởi một đảng hay liên minh đảng chính trị nhất định. Ơng gọi đó là “nền dân chủ khơng có sự hốn quyền giữa các chính đảng cạnh tranh với nhau; đó
là nền dân chủ khơng có sự thay đổi giữa nhóm tinh hoa chính trị cầm quyền với phe đối lập” [105, tr.954]. Một trong những nguyên nhân của thực tế này, Neher cho rằng,
99
“Tình hình này được chấp nhận bởi chính các xã hội đó, bởi truyền thống văn hóa chính trị dưới ảnh hưởng của Nho giáo, ưa hướng tới sự hài hịa chứ khơng phải cạnh tranh, ưa tuân thủ và duy trì một mẫu quyền uy vì cộng đồng hơn là hốn đổi nó” [105,
tr.955]. Mơ hình đảng chính trị nước ta cũng là mơ hình một đảng duy nhất cầm quyền. Tuy xuất phát từ nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lenin, nhưng mặt khác, Đảng cộng sản Việt Nam hiện tại cũng là chính Đảng có uy tín trong xã hội nhờ cơng lao lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc cũng như phát triển đất nước thơng qua tiến trình cải cách và đổi mới. Niềm tin của người dân cùng với văn hóa trọng hài hịa, ngại cạnh tranh chính trị là những nguyên nhân chi phối quá trình ủy quyền của người dân ở nước ta. Theo đó, mặc dù cócác cuộc bầu cử định kỳ song hệ thống ủy quyền trong nội
bộ của Đảng mới
đóng vai trị then chốt trong chức năng lựa chọn người lãnh đạo chính trị.
3.3.3.2. Đối với cơng cụ quản trị
Giá trị Trọng hài hịa góp phần định hình phương thức quản trị xã hội vừa chặt chẽ vừa mềm mỏng linh hoạt; vừa độc lập vừa kết nối mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện trong mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc đi tới quyết định chung trong quá trình tổ chức đời sống của cộng đồng quốc gia.
Quá trình trị thủy đặt ra nhu cầu về quyền lực chung cần được tổ chức có thứ bậc từ trung ương đến làng xã nhằm thống nhất nguồn lực và cách thức giải quyết. Nhiệm vụ có ý nghĩa sống cịn buộc các cấp chính quyền kết nối mạnh mẽ với nhau theo hệ thống trách nhiệm tăng dần (làng trong xã, xã trong huyện, huyện trong tỉnh). Hơn nữa, quy mô quốc gia nhỏ cũng tạo mối liên hệ trực tiếp hơn giữa cấp chính quyền cao nhất với cấp chính quyền thấp nhất. Điều này khiến cho các quyết định cuối cùng thường là kết quả của sự thống nhất ý kiến giữa cơ quan cấp cao (chính quyền trung ương) với ý kiến của các cơ quan nằm trong nó (chính quyền địa phương). Bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa các cấp chính quyền sẽ dẫn tới sự gián đoạn của các quyết định chung. Theo đó, nguyên
tắc đồng thuận trở thành phương thức ra quyết định chiếm ưu thế chủ đạo trong đời
sống chính trị nước ta. Dĩ nhiên, cần hiểu rõ hơn về nguyên tắc đồng thuận ở đây không phải là sự đồng ý của tất cả thành viên để đi đến quyến định. Đó đơn giản là sự đồng
tình ủng hộ của số đơng. Bởi vậy, tranh thủ được sự đồng tình là yếu tố rất quan trọng trong quá trình ra quyết định của chủ thể cầm quyền.
Ảnh hưởng của giá trị trọng hài hòa trong quản trị công ở nước ta được biểu hiện khá rõ nét ở sự hợp tác giữa hai thể chế tồn tại song song trong quản trị công là Làng và Nước. Nó cũng đặt ra tình huống về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với quyền lực của làng; giữa cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất với truyền thống tự trị;
100
giữa các thể chế luật pháp với các thể chế lệ làng trong việc cùng tham gia vào việc quản trị
cơng. Lịch sử chính trị nước ta từng chứng kiến sự tồn tại hai hình thức tổ chức quản lý:
(1) từ chính quyền trung ương và (2) từ hội đồng kỳ mục quan viên của làng xã. Những
chức vụ như lý trưởng (xã trưởng), vừa do dân định cơng cử lại phải được chính quyền cấp trên chấp nhận, nếu vị chức sắc nào thực hiện trách nhiệm kém cỏi hay có sai phạm, dân làng sẽ bầu người khác thay thế. Đây là hai hình thức quản trị đối với xã hội nhằm kết hợp giữa “phép vua” và “lệ làng”. Hai yếu tố chế ước lẫn nhau. Tính tập trung quyền lực của chính quyền trung ương đa phần chiếm ưu thế, song trong một số trường hợp quyền tự trị làng xã cũng mạnh, dẫn đến tình huống “phép vua thua lệ
làng”. Quá trình can thiệp của Nhà nước vào Làng, dần dần biến làng thành một đơn vị
hành chính cấp cơ sở của Nhà nước đồng thời là quá trình hạn chế và thu hẹp dần quyền tự trị của làng xã và đương nhiên q trình đó bị kháng cự khi ngấm ngầm, lúc công khai. Cuộc đấu tranh dai giẳng giữa Làng và Nước, giữa tục lệ và luật pháp, giữa truyền thống tự trị với cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất, khiến cho Nhà nước khơng thể khơng có nhân nhượng nhất định đối với làng xã trên nguyên tắc bảo đảm quyền quản lý của mình. Hương ước của các làng do đó là bộ luật quan trọng, nó gắn bó các thành viên trong một cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau và phục tùng làng xã. Bên cạnh đó, pháp đình cũng thể hiện tính độc lập tương đối về tư pháp của làng đối với các vụ án, hoặc với những vụ án cần đến cấp nhà nước xử lý thì làng cũng được nhấn mạnh như một cấp thụ lý đầu tiên. Có thể nói, hương ước và pháp đình là hai thể chế ra đời vừa đáp ứng nhu cầu tự trị, tự quản của làng xã, vừa khẳng định quyền quản lý làng xã của bản thân Nhà nước thống trị. Theo đó, “Một hương ước
chính thức thành văn bao giờ cũng phải bảo đảm cả hai yếu tố luật nước và lệ làng. Chắc chắn sẽ khơng có hương ước nếu như hồn tồn chỉ có luật nước, nhưng cũng khơng thể trở thành một hương ước chính thức nếu như hồn tồn chỉ là những tập tục cổ truyền của làng xã từ ngàn xưa mà khơng hề biết đến đời sống chính trị và pháp luật hiện hành” [60].
Làng là vừa là tổ chức hành chính vừa là cộng đồng đa chức năng tự trị (tôn giáo, sản xuất, an ninh). Làng đảm bảo tính tự cấp nhiều mặt, do đó trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, làng vừa độc lập vừa thống nhất. Độc lập trong quá trình tổ chức các mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng làng, thống nhất trong nghĩa vụ với quốc gia trong việc đóng góp sưu thuế và qn dịch. Do tính chất tự trị, tự quản cao nên làng xã truyền thống Việt Nam được xem như “một nước cộng hòa thu nhỏ”, với những thiết chế chặt chẽ, những quy định bảo đảm “dân chủ làng xã” và cố kết cộng đồng cao. Tính dân chủ sâu sắc thể hiện ở sự thống nhất giữa “làng” và “nước”, tính
quyền lực tập trung ở một số lĩnh vực, còn một số lĩnh vực khác vẫn đảm bảo tính tự trị của làng, nhà nước trung ương khơng can thiệp. Có thể nói, đây là một cấu trúc quyền lực được tổ chức vừa mềm mỏng, linh hoạt song lại vừa chặt chẽ.
Đối với hệ thống chính trị hiện đại ngày nay, sự đồng thuận cũng được đề cao thể hiện trong cách thức ra quyết định tập thể của bộ máy quyền lực, đặc biệt là bộ máy của Đảng cầm quyền. Trong tổ chức Đảng - chủ thể lãnh đạo đối với các cơ quan quyền lực nhà nước đã và đang thực hiện việc ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cụ thể, nếu các cán bộ ở cấp thấp hơn đồng thuận, chính
sách thơng thường sẽ được cấp trên phê chuẩn một cách tự động. Tuy nhiên, nếu một số quan chức cấp dưới phản đối, chính sách sẽ coi như bị phủ quyết, lúc đó chính sách sẽ được chuyển đến cấp cao hơn (cuối cùng là Bộ Chính trị) để xin ý kiến về cách giải quyết hoặc thậm chí bị trì hỗn vơ hạn định [26]. Mặc dù theo nguyên tắc đồng thuận song cũng cần nhấn mạnh, khi một quyết định đã được ban ra thì phải được chấp hành, tuân thủ kể cả những người phản đối,“Có thể thấy được tính chất hợp lý của lề lối làm
việc này: với nguyên tắc đồng thuận của hạt nhân thì tránh được sự vũ đốn của một cá nhân, còn đòi hỏi mỗi lần ra quyết định phải có dân chủ trực tiếp của tồn thể nhóm là một điều khơng thực tế, thậm chí gây hỗn loạn” [33,tr.122]. Trên cơ sở đó, q trình đưa ra các quyết định chính sách lớn của chính phủ cũng cho thấy quá trình thăm dị, kiếm tìm sự đồng tình ủng hộ của công luận trước khi đi tới quyết định cuối cùng. Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội” [24, tr.181]. Rõ ràng, các giá trị ưu tiên đã đặt ra nền tảng đạo lý cho việc thực hành phương thức đồng thuận trong quá trình ra quyết định tập thể. Đó là đồng thuận để giữ vững trật tự và ổn định của hệ thống chính trị cũng như xã hội; sự cạnh tranh dễ gây mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ (trước hết là hạt nhân lãnh đạo trong tổ chức Đảng), gây nguy cơ mất ổn định chính trị
xã hội.
3.3.3.3. Đối với q trình giáo dục
Giá trị trọng hài hịa đã ảnh hưởng đến quá trình giáo dục ở hai nội dung: (1) Hạn chế tranh luận học thuật và (2) Coi nhẹ chân lý, thực học và trọng bằng cấp. Hai nội dung này vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nhau.
Có thể nói, việc đi tìm quy luật hay chân lý là một quá trình tự nhiên của hoạt động tư duy, và là động lực cho sự phát triển xã hội. Trong đó, tranh luận là cách thức mà thơng qua đó hoạt động tư duy được kích hoạt ở mỗi cá nhân và tri thức mới được sản sinh. Tuy nhiên trong văn hóa người Việt, tranh luận thường được hiểu hoặc có nguy cơ
dẫn đến tranh cãi. Đối tượng tranh luận vốn là các vấn đề đặt ra (đi kèm với nó là các căn cứ khoa học khách quan, logic và có ngun tắc) thì lại có nguy cơ biến thành chính các cá nhân tham gia tranh luận. Do thực tế và cách tiếp cận về tranh luận như vậy nên
dưới ảnh hưởng của giá trị trọng hài hịa, việc tranh luận đã khơng được thúc đẩy, mà đi theo hướng “dĩ hòa vi quý”. Trong hoạt động giáo dục ở nhà trường, việc tranh luận lại càng khó thực hiện trong mối quan hệ giữa thầy - trò vốn bị chi phối bởi giá trị trọng
thứ bậc. Song, những cuộc tranh luận giữa người học cũng ít được rèn luyện. Mơi
trường giáo dục dưới ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa trọng hài hịa này đã hạn chế kỹ năng lẫn nhu cầu tranh luận trong trường học cũng như trong môi trường nghiên cứu khoa học nói chung, qua đó hạn chế sản sinh tri thức mới và tạo thái độ thờ ơ với chân lý.
Ở khía cạnh thứ hai, trọng hài hịa trong văn hóa chính trị Việt Nam có chứa nội dung trọng dịch lý hơn chân lý, tức trọng q trình, sự biến hóa hơn là việc đào sâu nghiên cứu để tìm ra chân lý, quy luật của đời sống tự nhiên và xã hội. Theo đó, một nền giáo dục khơng thúc đẩy sự tìm tịi, sáng tạo và đề cao chân lý cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng học để lấy bằng, đối phó hơn là thực học. Điều này cũng phần nào lý giải việc nghiên cứu khoa học cơ bản ở Việt Nam đang gặp nhiều hạn chế. Đó là tính độc lập trong nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt trong khoa học xã hội vốn dễ bị chi phối bởi yếu tố quyền lực do đặc trưng của nó khơng phải là tìm ra quy luật tất yếu duy nhất (như khoa học tự nhiên). Việc coi nhẹ chân lý đã dẫn tới sự nghèo nàn về ý tưởng lại là nguyên nhân kìm hãm các cuộc tranh luận học thuật một cách nghiêm túc. Và thực tế lịch sử học thuật Việt Nam cho thấy ít xuất hiện những tư tưởng triết học vượt trội, hay những phát kiến lớn trong khoa học tự nhiên tầm cỡ quốc tế.
Nhìn chung, trong hệ thống giáo dục nhà trường lẫn môi trường nghiên cứu học thuật ln ln địi hỏi sự tranh luận và tơn trọng chân lý. Đó là cơ sở thúc đẩy sự phát triển tư duy độc lập ở mỗi cá nhân, trau dồi “tính trưởng thành”6 [44] ở mỗi người, và là
nền tảng cho sự phát triển của xã hội.
Tiểu kết chương 3
Ba giá trị ưu tiên trọng cộng đồng, trọng thứ bậc và trọng hài hịa như đã phân tích đã tham gia vào việc định hướng hành vi chính trị của người dân, được cộng đồng chia sẻ và góp phần quy định tính chính đáng của quyền lực trong đời sống chính trị ở Việt Nam. Sự ảnh hưởng của mỗi giá trị ưu tiên đối với tiến trình dân chủ có những đặc