Đối với giátrị trọng hài hòa

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 121 - 126)

- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

6 Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phông phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác.

4.2.2.3. Đối với giátrị trọng hài hòa

Việc nhấn mạnh tư duy dịch lý là quan trọng trong vận hành các q trình chính trị bởi tính tương hợp với cảnh huống (hay nhận thức được bối cảnh cụ thể) sẽ quyết định sự thành bại của đường lối và quyết sách. Dẫu vậy, xã hội số kết nối khơng gian mạng nhanh chóng đang đem tới sự chia sẻ rộng rãi của tri thức khoa học trên quy mơ tồn cầu, nên tư duy chân lý cũng cần được coi trọng cho sự phát triển xã hội nói chung. Do đó, việc thử nghiệm, ứng dụng phù hợp với thực tiễn và việc học hỏi tri thức nhân loại luôn phải song hành theo hướng sáng tạo - Tức khác với sự học tập kinh viện truyền thống ít nhất ở hai điểm: 1) Mục tiêu ứng dụng trong cảnh huống thực tiễn cụ thể là bao trùm, và 2) Tính đúng - sai (hay tính lý tưởng, tối ưu) khơng phải là ưu tiên hàng đầu, mà là tính khả thi, và tốt nhất trong điều kiện cụ thể cho phép. Theo đó, khi tác động vào giá trị trọng hài hòa cần tác động đảm bảo sự kết hợp giữa dịch lý và chân lý theo hướng sáng tạo. Tư duy dịch lý cần được áp dụng dựa trên sự suy xét lý tính và khoa học phù hợp với từng cảnh huống chính trị cụ thể nhằm mang lại hiệu quả trên thực tế.

Giá trị trọng hài hịa như đã phân tích đã và đang hạn chế tư duy lẫn hành vi tranh biện, phản biện đối với nhà nước của các chủ thể ngồi nhà nước khi tham gia vào đời sống chính trị, cụ thể là người dân và các nhà

khoa học. Trong khi các phản biện nội bộ sẽ khơng dễ để đảm bảo tính khách quan, nên cần có các cơ chế bảo vệ nhất định cũng như thể chế hóa các quy định tham gia tranh biện, phản biện nhằm thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước trong việc tham gia vào các q trình chính trị. Sự tranh biện đó nhằm hướng tới sự đồng thuận vốn dựa trên việc tôn trọng sự khác biệt để cuối cùng đi đến quyết định chung.

Tiểu kết chương 4

Rõ ràng, văn hóa chính trị là sản phẩm của cộng đồng. Nó có tính độc lập nhất định, có sự biến đổi tuy chậm và quỹ đạo biến đổi riêng. Đối với tiến trình dân chủ, văn hóa chính trị ln tồn tại những yếu tố hợp lý lẫn bất hợp lý. Do đó, muốn tác động vào các giá trị ưu tiên của cộng đồng theo hướng dân chủ hơn cần tôn trọng quỹ đạo biến đổi của văn hóa chính trị, tác động một cách từ từ để vừa hướng đến các giá trị dân chủ phổ quát vừa đảm bảo sự tương thích với mức độ trưởng thành và làm chủ của người dân ở mỗi cộng đồng quốc gia dân tộc.

Bên cạnh đó, cần khẳng định sự ảnh hưởng của các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng đến tiến trình dân chủ là một q trình tổng thể chứ khơng phải riêng lẻ của từng giá trị. Do đó, sự tương thích và bất tương thích của các giá trị ưu tiên cần được đặt trong mối tương quan tổng thể với sự tác động qua lại chặt chẽ. Cụ thể, việc trọng quyền lực chung tạo cơ sở cho mơ hình quyền lực tập trung và điều này hồn tồn tương thích

với giá trị trọng thứ bậc trong việc đề cao vai trò của người đứng đầu cũng như tính phân cấp quyền lực tạo ra khoảng cách quyền lực lớn giữa chính quyền và người dân. Hay, giá trị trọng cồng đồng cũng có sự tương hỗ với giá trị trọng hài hòa trong việc đề cao sự đồng thuận, đề cao tiếng nói chung đồng thời hạn chế tiếng nói của cá nhân cũng như tinh thần tranh luận và phản biện. Trên cơ sở đó, với việc đưa ra những gợi mở nhằm tác động vào các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng, cần hiểu đó là sự tác động mang tính tổng thể của tất cả các giá trị trong sự tương tác lẫn nhau và cùng ảnh hưởng

KẾT LUẬN

Văn hóa chính trị là một trong những yếu tố đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị nói chung và tiến trình dân chủ nói riêng ở mỗi cộng đồng quốc gia dân tộc. Ở Việt Nam, việc xác định các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng cũng như phân tích sự ảnh hưởng của nó đến tiến trình dân chủ là nội dung nghiên cứu cấp thiết trước nhu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, mục tiêu của luận án là tập trung làm rõ khung khổ phân tích về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến tiến trình dân chủ nói chung, đồng thời luận án đã phân tích được thực trạng ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam và ý nghĩa của sự ảnh hưởng này. Từ mục tiêu đó, luận án đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:

1. Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án gồm: Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị và văn hóa chính trị Việt Nam; Tình hình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ ở Việt Nam; Tình hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến dân chủ. Trên cơ sở đó, luận án xác định các giá trị tiếp nhận từ cơng trình tổng quan, đồng thời đặt ra những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu cũng như nêu rõ giải thuyết nghiên cứu của luận án.

2. Văn hóa chính trị là sản phẩm của cộng đồng nên nó có tính đặc trưng, quy định bản sắc của mỗi cộng đồng. Tính đặc trưng đó thể hiện ở thứ tự và mức độ ưu tiên đối với các giá trị của mỗi cộng đồng trong quá trình tham gia chính trị, chứ khơng phải tính riêng, độc nhất của một cộng đồng.

Bên cạnh đó, vì là sản phẩm của cộng đồng nên văn hóa chính trị cũng chịu sự tác động của các yếu tố mơi trường và có những biến đổi nhất định cùng với sự phát triển hay suy tàn của mỗi cộng đồng. Dẫu vậy, văn hóa chính trị là những giá trị được cộng đồng thừa nhận và chia sẻ rộng rãi trong một thời gian dài nên sự biến đổi của văn hóa chính trị sẽ diễn ra chậm hơn so với các thể chế khác như kinh tế hay chính trị.

3. Dân chủ phải xuất phát từ các đặc trưng văn hóa chính trị của từng quốc gia nhưng vẫn phải thống nhất với những giá trị phổ quát.

Do chính trị là một phạm trù độc lập của tư duy và hành động, nên có sự khác biệt sâu sắc trong quan niệm và hành vi tham gia chính trị giữa các cộng đồng khác nhau, và vì vậy sẽ có sự khác nhau trong nhận thức, cảm nhận và đánh giá về như thế nào là dân chủ. Theo đó, khi hiểu dân chủ là quyền làm chủ của người dân hay là công cụ quản trị và phương thức ra quyết định tập thể thì nó đều phải được xem xét trong cảnh huống cụ thể của từng cộng đồng cụ thể. Dẫu vậy, một nan giải đặt ra là có thể người dân đang khơng hạnh phúc mà họ không biết. Điều này liên quan đến khả năng làm chủ hay mức độ trưởng thành của người dân vốn phụ thuộc vào mức độ nhận thức, hiểu biết hay thói quen, dục vọng. Do vậy, mục tiêu hướng đến là đạt đến tự do chủ động trên cơ sở của lý

tính, tức làm chủ được “dục vọng”, “biết” được những điều đúng và “nhận thức được cái

tất yếu”. Điều này chỉ có thể đạt được thơng qua giáo dục.

Mặc dù khẳng định việc nhận thức, cảm nhận và đánh giá một cộng đồng có dân chủ hay khơng cần xuất phát từ chính người dân ở cộng đồng đó, song cũng cần nhận thức một cách rõ ràng rằng, khơng có một dân tộc nào lại thích bị nơ lệ hơn là tự do, cũng như khơng có con người nào lại thích bị bất cơng hơn là bình đẳng. Do đó, nhân loại đã phải trải qua một lịch sử đầy thăng trầm đấu tranh vì các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Đó là những giá trị dân chủ phổ qt tồn nhân loại.

4. Văn hóa chính trị Việt Nam nổi bật với 3 giá trị văn hóa chính trị đặc trưng gồm: Trọng cộng đồng; Trọng trật tự thứ bậc; Trọng hài hịa. Trong đó, nội dung căn bản của giá trị trọng cộng đồng là trọng quyền lực chung, trọng lợi ích chung và trọng yếu tố đồng tộc và đồng hương. Nội dung căn bản của giá trị trọng thứ bậc là đề cao vai trò người đứng đầu và khoảng cách quyền lực lớn. Nội dung của giá trị trọng hài hòa là đề cao sự đồng thuận hướng tới sự ổn định và đề cao tư duy dịch lý hơn chân lý. Cùng với những biến đổi của đời sống chính trị xã hội khiến cho mức độ ưu tiên đối với các giá trị có những chuyển đổi theo, song ba giá trị trên vẫn là những

150

giá trị đặc trưng, tức được ưu tiên hơn cả trong bảng giá trị của văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Hơn thế, các giá trị văn hóa chính trị này tuy có những ảnh hưởng khác nhau đến đời sống chính trị Việt Nam, song trên thực tế sự ảnh hưởng đó là mang tính tổng thể, với đầy đủ các yếu tố tương thích lẫn bất tương thích đối với sự phát triển của tiến trình dân chủ Việt Nam.

5. Dưới ảnh hưởng của sự vận động và phát triển chung của xã hội, văn hóa chính trị cũng sẽ biến đổi song chậm và có quỹ đạo biến đổi của nó. Cụ thể, có ba yếu tố mà tác giả cho rằng đang và sẽ góp phần định hình bối cảnh của Việt Nam trong thời gian tới, qua đó tác động đến những biến đổi của văn hóa chính trị chính là cách mạng số, di

cư và hội nhập khu vực và quốc tế. Những yếu tố này sẽ thách thức quan niệm truyền

thống về “cộng đồng” cũng như thay đổi mức độ ràng buộc của mỗi các nhân đối với các quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã; thay đổi về mức độ ưu tiến đối với giá trị trọng thứ bậc và trọng hài hòa trong mối tương quan với trọng sự đồng đẳng và trọng cạnh tranh. Do vậy, muốn tác động vào quá trình biến đổi này theo hướng có lợi cho dân chủ

cần tác động từ từ thay vì đột ngột nhằm tránh gây ra sự xáo trộn và khủng hoảng xã hội.

151

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w