Tiêu chí cho sự lựa chọn các chiều cạnh văn hóa chính trị

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Sự phong phú của các chiều cạnh văn hóa chính trị đặt ra u cầu cần có tiêu chí cho việc lựa chọn các chiều cạnh phù hợp với mục tiêu đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. Các chiều cạnh được luận án lựa chọn sẽ đi theo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, tính phổ biến của các chiều cạnh văn hóa chính trị trong các nghiên cứu

hiện đại và sự hiện diện của chúng ở một cộng đồng, xã hội được lựa chọn nghiên cứu. Kế thừa các thành quả nghiên cứu hiện đại, đặc biệt của Hofstede, Schwartz, Inglehart và Dự án GLOBE, luận án lựa chọn các chiều cạnh văn hóa chính trị có tính phổ biến trong kết quả của các nghiên cứu này. Đây là các nghiên cứu khảo sát quy mơ khu vực và tồn cầu, đo lường các giá trị bằng cách hỏi ý kiến của người dân thông qua bảng câu hỏi và xác định chúng bằng phương pháp thống kê. Mức độ ưu tiên trung bình của các thành viên trong xã hội đối với mỗi giá trị quy định đặc trưng văn hóa chính trị của mỗi cộng đồng. Các chiều cạnh văn hóa chính trị được các nhà khoa học đề xuất chiếm trên 70% phương sai trong hơn 20 biến được đưa ra khảo sát ở quy mơ tồn cầu với hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ [97]. Các nghiên cứu đã có những đề xuất riêng về các chiều cạnh văn hóa chính trị, song, dù tên gọi khác nhau, luận án có thể chỉ ra nhiều chiều cạnh đã được chia sẻ về mặtnội hàm trong các nghiên cứu và tạo ra tính phổ biến hơn của một số chiều cạnh so với các chiều cạnh khác. Cụ thể, có sự thống nhất cao về nội hàm và ý nghĩa của các chiều cạnh chủ nghĩa tập thể với chủ nghĩa cá nhân (individualism vs collectivism) của Hofstede, truyền thống với hợp lý (traditional vs

secular-rational) của Inglehart, Gắn kết với tự chủ (embeddedness vs autonomy) của

Schawartz và chủ nghĩa tập thể nhóm (in- group collectivism) của GLOBE. Bên cạnh đó, nội hàm và ý nghĩa của chiều cạnh Khoảng cách quyền lực (power distance) của Hofstede và GLOBE; Chủ nghĩa quân bình về giới (hender egalitarianism) của GLOBE, chiều cạnh Hệ thống phân cấp với chủ nghĩa quân bình (hierarchy vs Egalitaranism) của Schwartz cũng có sự chia sẻ chung. Sự tương đồng về nội hàm và ý nghĩa của các chiều cạnh cũng được tìm thấy trong đề xuất Tính nam với tính nữ (Mascilinity vs Femininity) của Hofstede, Quyền làm chủ với hài hịa (Mastery vs Harmory) của Schwartz, Sự quyết

đốn (Assertiveness) và Định hướng nhân văn (Humane orientiaon) của GLOBE. Bên

cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại về giá trị ở châu Á cũng nhấn mạnh đến các chiều cạnh văn hóa chính trị như Một xã hội trật tự, Sự hòa hợp xã hội, Chính phủ có trách nhiệm [107]; Tơn trọng cộng đồng, Tơn trọng quyền lực [69]; Chính phủ mạnh và xã hội gắn

kết; Quyết định bằng sự đồng thuận [113]; v.v…

Với sự chia sẻ của các nghiên cứu hiện đại về nội hàm và ý nghĩa của những chiều cạnh như đã nêu trên, luận án lựa chọn các chiều cạnh có tính phổ biến cao: Trọng cộng

đồng - trọng cá nhân; Trọng trật tự thứ bậc - trọng đồng đẳng; Trọng hài hòa - trọng cạnh tranh.

Hơn nữa, các chiều cạnh được lựa chọn hiện diện đậm nét và thể hiện sự ưu tiên nổi trội ở một cộng đồng, xã hội được luận án lựa chọn nghiên cứu là Việt Nam. Theo đó, các giá trị như trọng cộng đồng, trọng trật tự thứ bậc, trọng hài hịa có thể được nhìn thấy trong hệ thống giá trị văn hóa chính trị Việt Nam. Điều này vốn nhận được sự chia sẻ rộng rãi trong các nghiên cứu về giá trị văn hóa Việt Nam qua các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phong [62], Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang [48], Trần Ngọc Thêm [79], v.v.., cũngnhư của nhiều nhà nghiên cứu khác khi bàn về các giá trị châu Á nói chung. (Phụ luc 2 và Phụ lục 3).Theo đó, việc lựa chọn chiều cạnh văn hóa chính trị của luận án dựa trên sự kế thừa kết quả các nghiên cứu hiện đại, tính phổ biến của các chiều cạnh và sự hiện diện của chúng trong cộng đồng, xã hội được nghiên cứu.

Thứ hai, khả năng giải thích cao của các chiều cạnh đối với tiến trình dân chủ ở

các quốc gia.

Các chiều cạnh văn hóa chính trị được lựa chọn theo tác giả sẽ góp phần giải thích tốt nhất cho tiến trình dân chủ ở một quốc gia. Theo đó, luận án sẽ loại bỏ những chiều cạnh chỉ hướng tới thái độ vốn thuộc về các tình huống mang tính tạm thời và dễ dàng thay đổi, thay vào đó là những chiều cạnh phản ảnh giá trị mang tính bền vững cao, có thể ảnh hưởng đến tiến trình dân chủ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Dẫu sự biến đổi của bối cảnh có thể làm thay đổi mức độ ưu tiên của những giá trị đó, song nó vẫn tồn tại như một cái gen của cộng đồng theo thời gian và có thể được tái tạo lại sau những biến động lớn lao của lịch sử chính trị và xã hội.

Hơn thế, tiến trình dân chủ phản ánh thái độ của người dân và chính quyền đối với việc thực hiện các quyền tự do, bình đẳng cũng như việc thiết lập các cơng cụ quản trị và giáo dục. Theo đó, các chiều cạnh văn hóa chính trị được lựa chọn sẽ là những chiều cạnh thể hiện rõ được mức độ ưu tiên của mỗi cộng đồng đối với các nội dung của dân chủ. Điều này khiến cho một số chiều cạnh văn hóa chính trị vốn được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu (đặc biệt là các nghiên cứu về văn hóa chính trị Việt Nam) như chủ nghĩa u nước, chủ nghĩa nhân văn sẽ khơng được luận án lựa chọn bởi tính giải thích của nó đối với tiến trình dân chủ khơng cao và đặc biệt nó khơng thể hiện rõ được sự khác biệt về mức độ (như yêu nước hơn, nhân văn hơn) giữa các cộng đồng quốc gia dân tộc.

Thứ ba, số lượng các chiều cạnh được lựa chọn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ,

phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án: Khơng q ít để khơng làm suy yếu khả năng giải thích song khơng q nhiều để tránh sựrườm rà khó hiểu và khơng nhiều hữu ích đối với việc nghiên cứu một trường hợp là văn hóa chính trị Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w