- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh
3.2.1.1. Cơ sở hình thành giátrị trọng cộngđồng
- Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là cơ sở ban đầu cho sự hình thành những tâm tính tổng quát nhất của một cộng đồng dân tộc. Tâm tính đó được truyền thừa và cộng hưởng với mơi trường xã hội để tạo thành nền tảng định hình tính cách dân tộc mang tính ổn định.
Hai yếu tố chính khi đề cập đến mơi trường tự nhiên là khí hậu và địa hình. Theo Paul Giran, độ ẩm lớn đã cản trở sự lưu thông dưỡng chất trong cơ thể khiến cơ thể dễ
mất năng lượng, nhiệt độ nóng cũng khiến cho quá trình đốt cháy năng lượng bên trong cơ thể diễn ra nhanh, cùng với đặc điểm chủng tộc đã cấu tạo nên thể trạng người Việt yếu (so với đa phần người phương Tây và ngay cả người Hoa Bắc) [61, tr.29-36]. Hệ
thống sơng ngịi dày đặc tạo nên sự quần cư chủ yếu ở các vùng đồng bằng song lại cản trở cho con người muốn di chuyển xa, ít nhất là ra khỏi địa vực sinh sống.
Đặc điểm khí hậu và địa hình trên ảnh hưởng đến thể trạng, tâm lý và thói quen của người Việt. Đó là xu hướng sống hướng nội, cố kết và nương tựa vào nhau, tạo sức mạnh từ cộng đồng hơn là từ những cá nhân đơn lẻ. Họ quần tụ trong các làng với các đường biên giới giữa các làng khá xác định. Làng khơng chỉ là yếu tố khơng gian mà cịn là sự hiện diện của đời sống tâm linh và xã hội của người dân. Điều này khiến cho tâm thức cộng đồng thường trực ở mỗi cá nhân như một lẽ tự nhiên.
- Môi trường xã hội
Môi trường xã hội hẳn nhiên là sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn bởi mơi trường tự nhiên, song qua q trình con người sinh tồn và thích nghi, tác động vật lý của mơi trường tự nhiên được cân bằng bởi những ảnh hưởng xã hội, nói theo cách diễn giải của Auguste Comte, con người phần nào “xã hội hóa” thiên nhiên.
Đắp đê: Lượng mưa dồi dào đã khiến cho lũ lụt trở thành mối đe dọa lớn đối với
đời sống sản xuất và sinh hoạt của người Việt ở cả hai miền Bắc
- Nam, nên đắp đê là sự phòng ngự hữu hiệu nhất. Theo Pierre Gourou, “Đê luôn luôn
gây nhiều lo lắng cho người nơng dân, vì sự đe dọa của nó với người nơng dân cũng có, vì cơng việc mà đê địi hỏi ở người nơng dân cũng có” [65, tr.98],“ta thấy ở đó những con đê song hành với các dịng sơng, những con đê song hành với bờ biển ở những vùng đất bồi của biển” [65, tr.104]. Hoạt động sinh tồn này đương nhiên tác động sâu đậm
đến ý thức của từng cá nhân trong việc đặt vị trí của mình là một thành viên của cộng đồng, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ gắn chặt với cộng đồng thông qua sự chung tay, hợp lực vì cơng việc chung.
Chống giặc ngoại xâm: Xuất phát từ nhu cầu tự nhiên sống nương tựa, cố kết, và
tập trung dân cư đã định hình nên phương thức tổ chức đời sống mang tính hướng nội của người Việt. Phương thức sống này vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của phản ứng muốn chống lại những áp đặt từ bên ngoài, tạo thành cội nguồn sâu xa của ý thức về độc lập dân tộc và tinh thần yêu nước. Theo đó, “mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng” là một bối cảnh đặc biệt - nó tác động tới tâm lý hướng nội, muốn chống lại những nguy cơ từ bên ngồi có thể gây ảnh hưởng đến sự an nguy đối với cộng đồng. Tâm thức đó đã định hình và phát triển tinh thần cộng đồng dân tộc Việt Nam, trở thành một đặc điểm nổi bật và ổn định của văn hóa chính trị Việt Nam.
Phương thức tổ chức xã hội: Làng - Nước
Theo Nguyễn Hồng Phong, làng Việt như một hiện tượng nổi bật của văn minh Việt với đặc trưng là làng - nước (chứ khơng phải là “nước - nhà” như Trung Hoa). Ơng cịn so sánh thêm, nếu quốc gia Hy Lạp cổ đại là liên minh của những đơ thị thì quốc gia Việt là liên minh của những làng xã. Các làng xã đồng thời làm nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong làng khơng chỉ có nơng, có cả cơng, thương, sĩ [62, tr.99]. Theo đó, “Làng” đáp ứng mọi nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của mỗi cá nhân và trở thành nơi tích tụ và làm sâu sắc tinh thần cộng đồng.
Từ kiểu sống cộng đồng làng xã, người Việt Nam xưa cũng tư duy về nước tương tự như làng, là sự mở rộng của làng. Do “làng” nằm trong “nước” nên vận mệnh làng gắn bó với vận mệnh của nước. Ý thức cộng đồng làng xã từ đó được phát triển ở một mức độ cao hơn là ý thức quốc gia dân tộc. Mỗi khi có giặc ngoại xâm, các binh lính chủ yếu đi ra từ làng và lịng yêu nước khởi phát từ sự gắn bó với làng. Theo Hà Văn Tấn:
“Chính từ những mối quan hệ siêu làng mà hình thành ý thức cộng đồng siêu làng, rồi từ ý thức cộng đồng siêu làng tiền dân tộc mà hình thành ý thức cộng đồng siêu làng dân tộc, chứ không phải ý thức cộng đồng làng phát triển thành ý thức cộng đồng dân tộc” [78].
Mặc dù trong bối cảnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, tác động của ý thức cộng đồng làng xã ít nhiều suy giảm, song đó vẫn là mạch chảy chủ đạo trong đời sống tinh thần của đa số người dân Việt. Làng và quê quán vẫn là danh tính cộng đồng góp phần xác định danh tính của mỗi cá nhân.
Hệ tư tưởng
Nho giáo coi trọng và đề ra hệ thống giáo lý và đạo đức xoay quanh việc thực hành
chung đã thiết lập một không gian về các mối ràng buộc xung quanh từng cá thể và làm mờ vai trò của cá nhân trước những thể chế mang tính tổ chức cộng đồng như họ tộc, làng và nước.