Các chiều cạnh của văn hóa chính trị

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 38)

Văn hóa chính trị của một cộng đồng vốn mang tính phức hợp. Nó là sự lập trình của tâm trí tập thể, tạo nên “các chương trình tinh thần” (mental programs) của cả một cộng đồng [122, tr.9]. Bởi vậy, nó không thể được quan sát trực tiếp, mà chỉ được biểu đạt thơng qua lời nói, thái độ trước những cảnh huống thực tế. Các nghiên cứu trên thế giới trong suốt 3 thập kỷ qua đã cố gắng lượng hóa tồn bộ “chương trình tinh thần” đó bằng các chiều cạnh văn hóa (cultural dimensions) và thực hiện các so sánh xuyên quốc gia nhằm tìm ra các giá trị văn hóa mà mỗi cộng đồng ưu tiên. Mặc dù việc lượng hóa thành các chiều cạnh văn hóa nhằm tìm các giá trị ưu tiên của mỗi cộng đồng đã bị các nhà Nhân học văn hóa phản đối vì sự đơn giản hóa của nó, song việc áp dụng các chiều cạnh văn hóa đã mang lại những hiệu quả nhất định trong hoạt động quản trị ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chính trị. Đặc biệt, việc áp dụng những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến các mơ hình dân chủ và mơ hình hệ thống chính trị đã góp phần giúp chúng ta nhận diện được sự ưu tiên của mỗi cộng đồng quốc gia với từng mơ hình dân chủ và hệ thống chính trị tương ứng với các giá trị văn hóa chính trị ưu tiên.

Mặc dù có sự thống nhất cao về nội hàm cốt lõi của văn hóa là hệ thống các giá trị song việc lượng hóa thành các giá trị cụ thể lại cho thấy sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Điều này cũng đồng thời phản ảnh việc lựa chọn chiều cạnh văn hóa nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng nghiên cứu cụ thể. Theo đó, Hofstede đưa ra 5 chiều cạnh văn hóa, gồm: Chủ nghĩa cá nhân- chủ nghĩa tập thể; Khoảng cách quyền lực; Tính nam

- Tính nữ; Định hướng dài hạn - ngắn hạn; Inglehart đề xuất 2 chiều cạnh: Truyền thống - Hợp lý; Sinh tồn - tự thể hiện; Schwartz đề xuất 3 chiều cạnh: Gắn kết - Tự chủ, Hệ thống phân cấp - Chủ nghĩa bình qn, Quyền làm chủ - Hài hịa; trong khi dự án Globe

lựa chọn 9 chiều cạnh, gồm: Định hướng thành quả, Định hướng trong tương lai, chủ

nghĩa qn bình về giới, Sự quyết đốn, Chủ nghĩa tập thể thể chế, Chủ nghĩa tập thể trong nhóm, Khoảng cách quyền lực, Định hướng nhân văn và Tránh sự bất định. (Phụ

lục 1)

Nhằm thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, việc luận án lựa chọn các chiều cạnh văn hóa chính trị cần có các tiêu chí cụ thể.

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w