Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 38 - 42)

Mặc dù chi phí tuân thủ thuế bao gồm chi phí bằng tiền và hao phí về thời gian của NNT, nhưng những nghiên cứu về chi phí tuân thủ tại Việt Nam chỉ dừng lại ở hao phí về thời gian, chưa thấy các cơng bố đầy đủ bao hàm cả chi phí bằng tiền. Bên cạnh đó, các cơng bố về hao phí thời gian cũng có kết quả rất khác nhau.

Tổ chức Ngân hàng Thế giới (2008) đã tập hợp các số liệu nghiên cứu được xem như hao phí về thời gian dùng cho mục đích thuế tại Việt Nam như sau:

Đánh giá môi trường đầu tư (2005): Với phương pháp, khảo sát được thực hiện ở một mẫu các công ty trong ngành sản xuất ở 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Trọng tâm của cuộc khảo sát không phải nhằm ước lượng gánh nặng về thuế, mà nhằm đánh giá ở phạm vi rộng hơn về môi trường đầu tư. Tuy nhiên, một trong số các câu hỏi đề cập đến thời gian dành để giải quyết việc kiểm tra thuế, bao gồm chuẩn bị các văn bản tài liệu liên quan. Theo kết quả này, trung bình, các cơng ty được kiểm tra thuế 2,5 lần năm, mỗi lần kéo dài 9,5 giờ. Từ con số này, có thể suy luận rằng các cơng ty cần dành khoảng 24 giờ làm việc để xử lý với các công việc liên quan đến thuế. Tuy nhiên, cho dù có tạo thêm nhiều gánh nặng hơn đi nữa, thì kiểm tra thuế chỉ là một phần của chi phí tn thủ tổng thể. Do đó, đánh giá mơi trường đầu tư chỉ đưa ra một ước lượng thấp hơn so với mức chi phí thực tế tuân thủ với các quy định về thuế.

Báo cáo Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới: Mục tiêu là định lượng các khía cạnh khác nhau của mơi trường kinh doanh tổng thể giữa các quốc gia. Một trong số các khía cạnh này là chi phí tuân thủ thuế. Về khía cạnh này, Báo cáo Kinh doanh dựa chủ yếu vào đánh giá chuyên gia cho một doanh nghiệp giả định với 60 nhân viên và doanh thu tương đương với 0.7 triệu USD năm (đối với

trường hợp của Việt Nam). Từ năm 2005 đến 2007, thời gian cần thiết cho doanh nghiệp này là 1.055 giờ năm. Ước lượng này đề cập đến thuế TNDN, thuế GTGT và thuế thu nhập từ tiền lương tiền cơng. Nó bao gồm thời gian chuẩn bị cho hồ sơ khai thuế và thời gian cần thiết cho cơng việc làm sổ sách kế tốn. Tuy nhiên, cần phải nói rằng cơng việc sổ sách kế tốn là việc làm bắt buộc cho dù có phải nộp thuế hay khơng. Đồng thời, chỉ có một số doanh nghiệp nộp thuế thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam, và ước tính giả định rằng khai thuế qua mạng khơng được sử dụng. Do đó, Báo cáo Kinh doanh có thể ước lượng q mức chi phí tuân thủ thực tế.

Viện Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra đánh giá năm 2007 sử dụng mơ hình “chi phí chuẩn”. Mơ hình này dựa vào 360 phỏng vấn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với Việt Nam, thời gian trung bình để tuân thủ với các quy định về thuế được ước tính là 1.959 giờ. Phần lớn chi phí (1.733 giờ) có liên quan đến thuế GTGT, điều mà dường như các đơn vị được phỏng vấn cho là điều gây nhiều khó chịu. Tuy nhiên, đánh giá này khơng tách biệt giữa chi phí một lần để có được mã số thuế với các chi phí thường xun liên quan đến hoạt động đóng thuế. Ngồi ra, với phương pháp luận sử dụng trong đánh giá, khó có thể xác định hoạt động là một phần trong hoạt động kinh doanh với các hoạt động cụ thể liên quan đến chi trả thuế và “các chi phí gây khó chịu” mang nhiều yếu tố chủ quan hơn. Một phân tích gần hơn cho thấy ước lượng về thời gian thanh tra là cao hơn 4 lần so với ước lượng trong Đánh giá Mơi trường đầu tư. Chi phí xử lý với hầu hết các loại thuế cao hơn 2 lần so với mức của Báo cáo Làm kinh doanh, và chi phí xử lý thuế GTGT là cao hơn khoảng 30 lần. Do đó, nghiên cứu của CIEM dường như đã ước lượng mức chi phí tuân thủ về thuế cao hơn rất nhiều lần.

Ấn phẩm Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới liên tục xếp Việt Nam là một trong 10 qc gia hao phí thời gian nhiều nhất ở q trình khai nộp thuế; do đó, xếp hạng về thuế của Việt Nam cũng khá thấp (bảng 1.1).

Bảng 1.1: Thống kê xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam

Năm

công bố đánh giáNăm

Xếp hạng chung về môi trường kinh doanh Đánh giá về thuế Xếp hạng về thuế

Thời gian hao phí (trung bình năm) 2008 2007 91/178 128 1050 giờ 2009 2008 92/181 140 1050 giờ 2010 2009 93/183 147 1050 giờ 2011 2010 78/183 124 941 giờ 2012 2011 98/183 151 941 giờ 2013 2012 99/185 138 872 giờ

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ trang web http://www.doingbusiness.org/reports- /global-reports)

“Báo cáo Môi trường kinh doanh đo lường tất cả các khoản thuế và các khoản đóng góp bắt buộc của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp cũng như đánh giá gánh nặng về thủ tục hành chính đối với việc nộp thuế và các khoản đóng góp bắt buộc này, trong đó bao gồm cả các khoản đóng góp bắt buộc và gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các khoản phải nộp cho người lao động như quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ...

Trong tổng số chi phí tuân thủ thuế được tính tốn năm 2012 thì chi phí liên quan đến các thủ tục đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số (12 32 lần, 372 941 giờ; 22,5 40,1%). Tuy nhiên, áp lực về gánh nặng chi phí tn thủ thuế của doanh nghiệp theo cơng bố của Ngân hàng thế giới và Tập đồn tài chính quốc tế vẫn được xem như chỉ tập trung vào cơ quan thuế” (Chính phủ, 2012)

Mối liên hệ giữa quy định thuế, quản lý thuế của cơ quan thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế: Thời gian gần đây, cùng với nỗ lực cải cách hành chính, trên nhiều

tỉnh thành tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu khảo sát về sự hài lòng của NNT đối với chất lượng dịch vụ của bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ NNT. Tuy nhiên, chưa có cơng bố nào về nghiên cứu mối liên hệ giữa quy định thuế hoặc quản lý thuế của

cơ quan thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế.

1.5 Kết luận chương

Từ cơ sở lý luận nêu trên, rõ ràng chi phí tuân thủ của NNT khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi chính luật thuế mà còn bị ảnh hưởng thông qua hành vi quản lý thuế của cơ quan thuế, công chức thuế. Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế năm 2011-2020, mục tiêu đề ra đến năm 2015 Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước đứng đầu Đông Nam Á về mức độ thuận lợi về thuế. Để đạt được điều này, việc định lượng mối quan hệ của quản lý thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế theo đánh giá của NNT, nhận diện đâu là các yếu tố đóng vai trị quan trọng tác động đến gánh nặng tn thủ để có biện pháp cải cách hành chính phù hợp nhằm kéo giảm gánh nặng tuân thủ của NNT càng có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

Chương 2: Khái quát bộ máy hành thu của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh;

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho đất nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1 3 GDP của cả nước. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng.

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w