Biến tỷ lệ

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 79 - 82)

4.1 .Phân tích thống kê

4.3. Kiểm định bằng biến đại diện trung bình không trọng số và trung bình có trọng

4.3.3. Biến tỷ lệ

Biến “Tỷ lệ giữa trung bình có trọng số trên trung bình khơng trọng số” (sau đây gọi tắt là biến “Tỷ lệ”), được tính bằng tỷ lệ giữa trung bình có trọng số trên trung bình khơng trọng số - là biến đại diện dùng để đo lường quan hệ nhân quả.

Ví dụ cụ thể (xem phụ lục 4.4), giả định trong trường hợp (a) một phiếu khảo sát có mức đánh giá đều là 5 cho tất cả 7 biến về quản lý thuế, “trung bình khơng trọng số” và “trung bình có trọng số” đều bằng 5, “tỷ lệ” =1. Lúc này, thơng tin của chúng ta thu được chỉ bó hẹp bởi một giá trị, do đó chưa đủ cơ sở để kết luận rằng những đánh giá này bị tác động bởi quản lý thuế (quan hệ nhân quả) hay bị tác động bởi chi phí tuân thủ thuế (quan hệ nhân quả đảo ngược).

Tuy nhiên, giả định trong trường hợp (b), nếu có một đánh giá tích cực (mức 1) về “QL_Yêu cầu thông tin” và đánh giá tiêu cực (mức 5) cho tất cả những mục khác, ta có thể chắc chắn rằng ít nhất sự khác biệt giữa hai mức đánh giá được tạo ra bởi chất lượng quản lý thuế, và ta có thể xem xét dựa trên biến “tỷ lệ”. Lúc này, “trung bình khơng trọng số” =4.4286, “trung bình có trọng số” = 4.0310, “tỷ lệ” = 0.9102. Như mục 4.3.3 đã đề cập, biến “Tỷ lệ” dùng để đo lường quan hệ nhân quả. Trong trường hợp này, chất lượng quản lý thuế tác động đến chi phí tuân thủ NNT có thể được xem xét dựa trên biến “Tỷ lệ”. Nói cách khác, chúng ta có thể chắc chắn rằng chất lượng quản lý thuế (của cơ quan thuế) đã gây ra sự khác biệt giữa 2 mức đánh giá nêu trên. Biến “tỷ lệ” của thành phần quản lý thuế nhỏ hơn 1, hàm ý quản lý thuế của cơ quan thuế giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí tn thủ.

Từ ví dụ trên có thể rút ra những kết luận sau:

1) Mức đánh giá trung bình khơng trọng số (=4.4286) cao hơn so trung bình thang đo Likert - ngụ ý chi phí tn thủ cao hơn (nhân quả đảo ngược).

2) Kết quả đánh giá của biến “Yêu cầu thơng tin” (có ý nghĩa thống kê) được đánh giá cao hơn một số biến khác (khơng có ý nghĩa thống kê) cho thấy quản lý thuế (của cơ quan thuế) được đánh giá là thân thiện với NNT.

3) Theo phân tích sơ bộ trong mục 4.2.2.1, biến “QL_Yêu cầu thông tin” là một trong những biến rất quan trọng liên quan đến chi phí tn thủ. Vì thế, đánh giá tích cực đối với biến “QL_u cầu thơng tin” sẽ làm giảm gánh nặng chi phí (quan hệ nhân quả). Đối với những biến khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình (như “QL_Rõ ràng”, “QL_Đúng hạn”, “QL_Xử lý vi phạm”), kết quả đánh giá tích cực hay tiêu cực chỉ có tính chất tham khảo. Do đó, tác động của quản lý thuế (hoặc quy định thuế) sẽ làm tăng hay giảm chi phí tn thủ có thể xem xét một cách tổng quát bằng biến “tỷ lệ”.

Kết luận, biến “tỷ lệ” là biến đại diện tốt cho quan hệ nhân quả, trong khi biến “trung bình khơng trọng số” là biến đại diện cho quan hệ nhân quả đảo ngược. Để đánh giá mối quan hệ nhân quả và nhân quả đảo ngược tác động đến chi phí tuân thủ thuế, chúng ta sử dụng cùng một phương pháp đo lường - tỷ lệ của trung bình có trọng số trên trung bình khơng trọng số; và trung bình khơng trọng số - đối với từng thành phần thang đo (đánh giá về quản lý thuế và đánh giá về quy định thuế).

Bảng 4.9: Thống kê mô tả tham số xác định.

Tham số Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tỷ lệ quản lý thuế 1.00178 0.04317 0.82278 1.15073 Tỷ lệ quy định thuế 1.00816 0.06342 0.82326 1.22228

Trung bình quản lý thuế 2.46253 0.88595 1 5

Trung bình quy định thuế 2.80006 1.01634 1 5

Về tổng quát, những đánh giá về quy định thuế có trung bình cao hơn so với những đánh giá về quản lý thuế; hàm ý NNT đánh giá quy định thuế ít tích cực hơn so với quản lý thuế.

Trong thang đo thành phần quản lý thuế, tỷ lệ các đánh giá về quản lý thuế có trung bình lớn hơn 1. Điều này ngụ ý rằng những biến liên quan đến chi phí tn thủ thuế (“QL_u cầu thơng tin”, “QL_Không mâu thuẫn”, “QL_Phù hợp”, “QL_Kịp thời”) bị đánh giá tiêu cực hơn các biến còn lại (“QL_Rõ ràng”, “QL_Đúng hạn”, “QL_Xử lý vi phạm”).

Tương tự, trong thang đo thành phần quy định thuế, tỷ lệ các đánh giá về quy định thuế cũng có trung bình lớn hơn 1. Điều này ngụ ý rằng biến liên quan đến chi phí tuân thủ thuế (“QĐ_Tham khảo doanh nghiệp”) bị đánh giá thấp hơn các biến còn lại.

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w