Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 53 - 56)

Chương 3 : Mơ hình nghiên cứu

3.2. Quy trình khảo sát

3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bảng khảo sát gồm 4 phần:

Phần I: Thông tin chung của doanh nghiệp: Ngành nghề kinh doanh chính; thời

gian hoạt động kinh doanh; quy mô của doanh nghiệp; hình thức hạch tốn của doanh nghiệp (độc lập phụ thuộc); doanh thu của năm vừa qua (năm 2012)

Phần II: Chi phí bằng tiền liên quan đến hoạt động thuế và kế toán thuế của DN

(Chi phí mua ngồi)

Theo các nghiên cứu của nước ngoài trước đây, NNT thường có xu hướng nhầm lẫn, họ cho rằng chi phí tuân thủ thuế bao gồm số tiền thuế phải nộp, và tồn bộ chi phí kế tốn (Trên thực tế - giả sử thuế khơng tồn tại, doanh nghiệp vẫn phải chi trả chi phí kế tốn nói chung và chi phí lưu trữ hồ sơ – vì đây là một phần thiết yếu để giúp hoạt động kinh doanh được hiệu quả.)

Để giúp đối tượng khảo sát phân biệt giữa chi phí bằng tiền dành cho các hoạt động liên quan đến thuế và thời gian dành cho các hoạt động kế tốn, bảng khảo sát có cung cấp một danh sách phân biệt chi phí tuân thủ thuế và chi phí gây nhầm lẫn là chi phí thuế. Điều này sẽ hạn chế tối đa tác động của chi phí tn thủ kế tốn vào kết quả khảo sát.

Phần III: Thời gian đối với các hoạt động liên quan đến thuế và kế toán thuế của

DN (Chi phí nội bộ)

Định lượng hao phí thời gian dành cho hoạt động tuân thủ thuế được áp dụng theo phương pháp tiếp cận bốn bước đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của Evans và cộng sự (1996), Colmar Brunton (2005), Cơ quan thu thuế nội địa New Zealand (Inland Revenue 2010a; Inland Revenue 2010b), Smulders và cộng sự (2012), cụ thể gồm:

Bước 1: Yêu cầu ước lượng số giờ hao phí mà doanh nghiệp dành cho hoạt

động tuân thủ thuế bằng một định dạng ma trận để thu thập các thông tin về thời gian dành cho các loại thuế khác nhau cho từng hoạt động tuân thủ thuế.

Để giúp đối tượng khảo sát phân biệt giữa thời gian dành cho các hoạt động liên quan đến thuế và thời gian dành cho các hoạt động không liên quan đến thuế, bảng khảo sát có cung cấp một danh sách phân biệt hai loại hoạt động này để hạn chế nhầm lẫn, hạn chế tác động sai vào kết quả khảo sát.

Ngồi ra, vì mỗi sắc thuế khác nhau có thời hạn lập và nộp báo cáo khác nhau (theo tháng, theo quý, theo năm, theo từng lần phát sinh), thông tin thu thập thống nhất quy đổi số giờ bình qn theo tháng và nêu ví dụ hướng dẫn cụ thể: Đối với loại thuế được xử lý chỉ một lần hoặc hai lần một năm, cần quy đổi thời gian này trên cơ sở hàng tháng (ví dụ đối với thuế TNDN, nếu doanh nghiệp dùng 12 giờ để quyết tốn thuế TNDN cả năm → sẽ tính là 1 giờ mỗi tháng).

Chi phí tuân thủ thuế ước lượng bằng thời gian được chi tiết theo từng loại thuế: Thuế GTGT, thuế TTĐB, Thuế TNCN, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế, phí khác.

Bước 2: Yêu cầu cung cấp nhóm vị trí cơng việc (người) tham gia thực hiện

các hoạt động tuân thủ thuế nội bộ trong các doanh nghiệp (Chủ doanh nghiệp, giám đốc; kế toán trưởng; thư ký, quản lý, kế toán viên, nhân viên máy tính, đối tượng khác) và thời gian mỗi nhóm người dành cho các hoạt động thuế.

Tổng thời gian của được ước lượng trong bước 1 phải có giá trị bằng đúng tổng thời gian ước lượng trong bước 2, do đó bảng khảo sát cũng có câu hỏi tham vấn để đối tượng được hỏi kiểm tra lại kết quả và điều chỉnh lại trong trường hợp có sai sót.

Bước 3: Yêu cầu cung cấp giá trị tiền lương thích hợp (tiền lương trung bình

theo tháng) cho từng loại người thực hiện các hoạt động tuân thủ thuế (chủ doanh nghiệp giám đốc; kế toán trưởng; kế toán viên, đối tượng khác).

Bước 4: Định lượng hao phí thời gian dành cho hoạt động tuân thủ thuế bằng cách nhân tổng thời gian tuân thủ (giờ) của từng nhóm người (chủ doanh nghiệp giám đốc; kế toán trưởng; kế toán viên, đối tượng khác…) với chi phí tiền lương (theo giờ).

Phần IV: Đánh giá về quản lý thuế của cơ quan thuế và đánh giá về các quy định thuế: Dựa vào thang đo Likert 5 cấp độ, trong đó đánh giá loại 1 thể hiện “Hoàn tồn đồng ý” (Đánh giá tích cực) giảm dần đến loại 5 thể hiện “Hồn tồn khơng đồng ý” (Đánh giá tiêu cực)

Phiếu khảo sát sau khi thiết kế xong, được dùng để phỏng vấn thử 10 cá nhân, bao gồm: 3 cán bộ thuế có chun mơn tốt và 7 DN đến liên hệ công tác tại Chi Cục thuế Quận 10 để kiểm tra về hình thức và mức độ rõ ràng của các câu hỏi. Sau đó, phiếu khảo sát được hồn chỉnh (xem Phụ lục 3.1) và được gởi đến các DN.

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w