Kiểm định sơ bộ

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 71)

4.1 .Phân tích thống kê

4.2 Kiểm định sơ bộ

Theo nghiên cứu của Hudson và Godwin (2000), Eichfelder và Schorn (2009), phương sai thay đổi là một vấn đề liên quan đến việc ước tính chi phí tuân thủ thuế. Vì lý do đó, tác giả thực hiện điều chỉnh hiện tượng phương sai thay đổi (heterokedasticity robust) trong tất cả các phương trình hồi quy. Đồng thời, tác giả sử dụng thang đo logarit thu hẹp các đại lượng quan sát bằng tiền về phạm vi nhỏ hơn, để giảm độ biến thiên của dữ liệu.

4.2.1. Kết quả kiểm định bằng hồi quy tương quan riêng phần từng biến quan sát

(Xem kết quả hồi quy tương quan riêng phần đầy đủ ở phụ lục 4.1)

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định bằng hồi quy tương quan riêng phần

Đánh giá về quản lý thuế Hệ số hồi quy (thống kê t) Đánh giá về quy định thuế Hệ số hồi quy (thống kê t)

QL_Kịp thời 0.348***(10.33) QĐ_Đơn giản 0.235***(10.30) QL_Phù hợp 0.396***(10.85) QĐ_Thích ứng 0.272***(10.52) QL_Rõ ràng 0.316***(10.19) QĐ_Nhất qn 0.277***(11.38) QL_Đúng hạn 0.286***(9.25) QĐ_Cụ thể hóa 0.289***(8.15) QL_Khơng mâu thuẫn 0.279*** QĐ_Tần suất thay đổi 0.237***

(11.12) (10.97)

QL_Yêu cầu thông tin 0.269*** QĐ_Khoảng dừng 0.298***

(9.97) (10.76)

QL_Xử lý vi phạm 0.285*** QĐ_Tham khảo DN 0.255***

(8.91) (11.22)

Biến phụ thuộc: lơgarit của chi phí tn thủ; thống kê t trong dấu ngoặc đơn; *** ** * chỉ mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Ước lượng đã được điều chỉnh hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity-robust estimator).

Theo dự kiến, có mối tương quan cùng chiều giữa mỗi biến đánh giá và chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt mạnh mẽ giữa hệ số hồi quy của các biến. Đối với các đánh giá quản lý thuế, từng biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (độ tin cậy 99%), hệ số xác định R2 của từng biến dao động trong khoảng từ 0,451 đến 0.491, cho thấy mỗi biến độc lập giải thích được khoảng 45,1% đến 49,1% phương sai của biến phụ thuộc. Tương tự, đối với các đánh giá quy định thuế, mỗi biến cũng đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (độ tin cậy 99%), hệ số xác định R2 của từng biến dao động trong khoảng từ 0,437 đến 0.48, cho thấy mỗi biến độc lập giải thích được khoảng 43,7% đến 48,0% phương sai của biến phụ thuộc.

Kết quả hồi quy tương quan riêng phần như trên chưa đủ cơ sở để bác bỏ sự có mặt của từng biến; hay nói cách khác, các biến nêu trên đủ điều kiện để tiếp tục đưa vào hồi quy gộp từng thành phần quản lý thuế và quy định thuế.

4.2.2. Kết quả kiểm định bằng hồi quy thành phần

4.2.2.1 Kết quả kiểm định bằng hồi quy thành phần theo 5 mức đánh giá thang đo Likert (Từ mơ hình 1 đến mơ hình 3 bảng 4.8): Các mơ hình đều có với mức ý nghĩa p=0.000, hệ số xác định R2 dao động từ có giá trị là 0.514 đến 0.593 cho thấy mơ hình có độ phù hợp đạt yêu cầu; các biến độc lập giải thích được từ 51,4% đến 59.3% phương sai của biến phụ thuộc. Kiểm tra giả thiết hồi quy cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến (multicolinearity) không bị vi phạm (xem chi tiết VIF từng biến tại phụ lục 4.2). Đối với thành phần quản lý thuế (mơ hình 1), có 4 biến có ý nghĩa thống kê gồm: QL_Kịp thời, QL_Phù hợp, QL_Không mâu thuẫn, QL_Yêu cầu thông tin. Đối với thành phần quy định thuế (mơ hình 2), chỉ có một biến có ý nghĩa thống kê là “QĐ_Tham khảo DN”. Khi gộp thành phần quản lý thuế và quy định thuế vào cùng mơ hình (mơ hình 3), có 6 biến có ý nghĩa thống kê là QL_Kịp thời; QL_Yêu cầu thông tin; QĐ_Nhất quán; QĐ_Cụ thể hóa; QĐ_Khoảng dừng; “QĐ_Tham khảo DN”.

Bảng 4.8: Mơ hình hồi quy thành phần Mơ hình 1 2 3 4 5 6 Số quan sát 488 488 488 488 488 488 R2 0.558 0.514 0.593 0.647 0.571 0.663 VIF 2.44 2.77 3.51 1.91 1.98 2.40 QL_Kịp thời 0.0861* 0.217*** 0.313* 0.469* (2.14) (4.24) (2.11) (2.52) QL_Phù hợp 0.177** 0.12 0.278* 0.292* (2.84) (1.78) (2.22) (2.14) QL_Rõ ràng -0.084 -0.0866 0.266* 0.193 (-1.45) (-1.37) (2.28) (1.71) QL_Đúng hạn 0.0231 -0.0277 -0.0759 -0.197 (0.69) (-0.52) (-0.58) (-1.47)

QL_Không mâu thuẫn 0.129*** 0.0504 0.313*** 0.220**

(3.86) (1.16) (4.55) (2.86)

QL_Yêu cầu thông tin 0.176*** 0.210*** 0.447*** 0.374**

(4.56) (5.20) (3.59) (3.06) QL_Xử lý vi phạm -0.0219 -0.0226 0.239* 0.258** (-0.54) (-0.56) (2.35) (2.63) QĐ_Đơn giản -0.0026 -0.0445 -0.0249 0.00907 (-0.07) (-0.92) (-0.22) (0.09) QĐ_Thích ứng 0.0604 -0.0626 0.318** 0.0364 (1.60) (-1.38) (2.98) (0.36) QĐ_Nhất quán 0.0604 0.125* -0.0826 -0.039 (1.20) (2.49) (-0.80) (-0.42) QĐ_Cụ thể hóa 0.0508 -0.219*** 0.412*** -0.139 (1.10) (-3.62) (3.51) (-0.80)

QĐ_Tần suất thay đổi 0.036 0.0109 0.206* 0.0633

(1.03) (0.26) (2.06) (0.64) QĐ_Khoảng dừng 0.0713 0.105* 0.199 0.0219 (1.45) (2.05) (1.68) (0.20) QĐ_Tham khảo DN 0.108*** 0.104** 0.401*** 0.262** (3.94) (3.09) (5.26) (3.18) Doanh thu 0.272*** 0.264*** 0.248*** 0.237*** 0.231*** 0.219*** (9.34) (8.51) (8.17) (8.11) (7.50) (7.63) Ngành SX-KD 0.238*** 0.321*** 0.221*** 0.129* 0.236*** 0.113* (3.81) (4.83) (3.67) (2.32) (3.82) (2.03) DN vừa & nhỏ 0.295* 0.189 0.233* 0.325** 0.250* 0.331*** (2.51) (1.45) (2.12) (3.15) (2.12) (3.34) DV thuế mua ngoài 0.0884 0.0923 0.0548 0.0859 0.0922 0.0788 (1.52) (1.49) (0.95) (1.65) (1.70) (1.55) Hằng số 4.277*** 4.586*** 4.726*** 5.659*** 5.762*** 5.915*** (8.92) (8.76) (9.55) (11.46) (10.92) (12.20) Biến phụ thuộc: Lơgarit của chi phí tn thủ. Thống kê t trong ngoặc đơn; Ước lượng đã được điều chỉnh phương sai thay đổi (heteroskedasticity-robust estimator); ***/**/ *chỉ mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Mơ hình 1 đến 3 dựa trên đánh giá Likert (1 tích cực, 5 tiêu cực); mơ hình 4 đến 6 sử dụng biến giả với giá trị 1

cho các đánh giá tiêu cực (4,5)

Theo mơ hình ban đầu, nghiên cứu nhận diện tác động của từng thành phần quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tn thủ. Do đó, ta có thể tham khảo về dấu và mức ý nghĩa của mơ hình 1 và mơ hình 2 để rút ra một số nhận xét như sau:

* Các biến liên quan đến thành phần quản lý thuế (mơ hình 1):

- Biến “QL_Yêu cầu thông tin” (Cơ quan thuế chỉ yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế khi cần thiết) với ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy doanh nghiệp đánh giá đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí tn thủ thuế. Thơng tin cơ quan thuế yêu cầu cung cấp càng nhiều, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp càng gia tăng. Do đó, để giảm thiểu chi phí tn thủ, cơ quan thuế phải đảm bảo thông tin yêu cầu cung cấp không trùng lặp, loại bỏ yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin không cần thiết và không sử dụng đến.

Những hành động cụ thể và thiết thực đã được ngành thuế nói chung và Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thực hiện trong thời gian gần đây có thể kể đến như: Rà sốt bộ thủ tục hành chính thuế nhằm loại bỏ một số mẫu biểu không cần thiết, giảm tần suất khai thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…

- Biến “QL_Không mâu thuẫn” (Câu trả lời của các công chức thuế - ở các bộ phận khác nhau - là nhất qn, khơng có mâu thuẫn) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy doanh nghiệp đánh giá đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gánh nặng tuân thủ thuế. Thực tế rằng luật thuế và các văn bản hướng dẫn - ở các nhiều nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng – cịn tình trạng thiếu thống nhất, hoặc trong luật có những quy định chưa rõ ràng; có thể hiểu và diễn giải theo nhiều cách khác nhau, tùy từng cơ quan thuế.

Luật Quản lý thuế xây dựng trên mơ hình 4 chức năng, NNT trong q trình thực hiện nghĩa vụ tuân thủ thuế của mình phải tiếp xúc với nhiều cơng chức khác nhau, tại những phần hành công việc khác nhau. Bên cạnh đó, các quy định về thuế thường xuyên thay đổi, trong khi một số cơng chức thuế cịn thiếu nghiên cứu dẫn

đến việc hướng dẫn thực hiện khác nhau cho cùng một tình huống. Nếu cách giải thích của mỗi cơng chức có mâu thuẫn, không nhất quán với nhau sẽ khiến NNT hiểu sai vấn đề, phải đi lại nhiều lần, phải chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần, chi phí tuân thủ sẽ tăng cao. NNT có cảm giác bị phiền hà, khơng hài lịng với chất lượng phục vụ của cơng chức thuế, đánh giá thấp chất lượng quản lý thuế. Ngược lại, trong trường hợp công chức thuế được nghiên cứu luật và thảo luận hướng giải thích cũng như giải quyết, xử lý vấn đề một cách nhất qn, khơng có mâu thuẫn sẽ giúp giảm gánh nặng tuân thủ của doanh nghiệp, chất lượng quản lý thuế cũng được đánh giá tích cực. Do đó, ngành thuế cần chuẩn hóa các thủ tục trên tồn quốc để tránh các cơ quan thuế vận dụng văn bản luật khác nhau.

- Biến “QL_Phù hợp” (Các hình thức cung cấp dịch vụ cơng của cơ quan thuế phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy doanh nghiệp đánh giá đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế. Do đó, các dịch vụ tun truyền, hỗ trợ NNT thơng qua “Trung tâm một cửa” tại các cơ quan thuế - đảm bảo rằng các dịch vụ ln có sẵn bất cứ khi nào và bất cứ lúc nào NNT cần, thông qua nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp (tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng, trả lời bằng văn bản…) không chỉ tạo điều kiện thuận tiện và dễ dàng cho việc tuân thủ của NNT mà còn làm giảm đáng kể gánh nặng chi phí của họ.

- Biến “QL_Kịp thời” (Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời) có ý nghĩa thống kê 10% - cho thấy biến này có tác động đến chi phí tn thủ của doanh nghiệp. Rõ ràng việc thơng tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời từ dịch vụ hỗ trợ của cơ quan thuế sẽ giúp DN giảm gánh nặng tìm kiếm thơng tin về quy định của luật thuế từ các nguồn khác (như thông tin phải trả tiền được cung cấp từ luật sư, hoặc tư vấn thuế của các đại lý thuế).

Kết quả hồi quy cho thấy, các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình (biến “QL_Rõ ràng” - Cơng chức thuế đưa ra câu trả lời rõ ràng, chính xác, biến

“QL_Đúng hạn” - Công chức thuế trả kết quả (hoặc đưa ra câu trả lời) đúng thời hạn, biến “QL_Xử lý vi phạm” - Cơ quan thuế xử lý vi phạm chuẩn xác và công khai).

* Các biến liên quan đến thành phần quy định thuế (mơ hình 2):

Theo kết quả hồi quy, chỉ có biến “QĐ_Tham khảo doanh nghiệp” có ý nghĩa thống kê, 6 biến cịn lại trong mơ hình khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cần phải xem xét cẩn trọng.

Biến “QĐ_Tham khảo doanh nghiệp” (Quy định thuế được tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hoặc thay đổi - mức ý nghĩa 1%). Rõ ràng khi đối mặt với thực trạng Luật thuế phức tạp, còn nhiều văn bản hướng dẫn thiếu tính nhất quán, doanh nghiệp rất mong muốn được tham khảo ý kiến, được đóng góp trước khi có những thay đổi trong các chính sách và thủ tục quan trọng về thuế. Khi được tham khảo và phát biểu chính kiến của mình, NNT sẽ dễ dàng chấp nhận những đổi mới về quy định, cũng như có những ứng phó phù hợp để giảm thiểu gánh nặng tuân thủ của mình. Việc tham khảo ý kiến các doanh nghiệp nhỏ là rất quan trọng để đảm bảo rằng việc thiết kế chính sách thuế, pháp luật, hệ thống hành chính và tài liệu hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ.

Về mặt lý thuyết kinh tế, ta thấy giữa quy định thuế và quản lý thuế có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Khi quy định thuế rõ ràng, đơn giản thì quản lý thuế sẽ hiệu quả và minh bạch, thúc đẩy được tuân thủ tự nguyện. Ngược lại, khi quy định thuế phức tạp, khơng rõ ràng thì quản lý thuế sẽ kém hiệu quả và gây khó khăn cho cả cơng chức thuế lẫn NNT.

Bên cạnh đó, khi xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập thành phần quản lý thuế và thành phần quy định thuế, ta thấy các hệ số tương quan giữa các biến khá cao (xem phụ lục 4.3). Ví dụ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa biến “QL_ Khơng mâu thuẫn” so với biến “QĐ_Thích ứng” là 0.7073; biến “QL_ Khơng mâu

thuẫn” so với biến “QĐ_Tần suất thay đổi” là 0.7028; biến “QL_ Không mâu thuẫn” so với biến “QĐ_Khoảng dừng” là 0.6788; biến “QL_ Đúng hạn” so với biến “QĐ_Cụ thể hóa” là 0.7115.

4.2.2.2 Kết quả kiểm định bằng hồi quy thành phần theo theo biến giả

Để giảm bớt mối tương quan giữa các biến độc lập, tác giả dùng phương pháp biến đổi số liệu bằng cách sử dụng biến giả (dummy variables) trong mơ hình mở rộng (mơ hình 4 tới mơ hình 6 trong bảng 4.8). Các biến giả được gán giá trị là 1 trong trường hợp đánh giá tiêu cực – mức 4 hoặc 5 ở thang đo Likert. Các mơ hình đều có với mức ý nghĩa p=0.000, hệ số xác định R2 dao động từ có giá trị là 0.571 đến 0.663 cho thấy mơ hình có độ phù hợp đạt u cầu; các biến độc lập giải thích được từ 57,1% đến 66.3% phương sai của biến phụ thuộc. Nhìn chung, ta thấy hệ số hồi quy cao hơn và số biến có ý nghĩa thống kê nhiều hơn khi so sánh kết quả hồi quy của mơ hình mở rộng với kết quả hồi quy các mơ hình trước. Kiểm định VIF cũng ghi nhận mức độ cộng tuyến có thu hẹp (Xem chi tiết tại phụ lục 4.2).

Tuy nhiên, như đã đề cập ở chương 3, nếu chỉ đơn giản phân tích về tương quan giữa chi phí tuân thủ thuế và thông tin đánh giá dẫn đến vấn đề mang tính đồng thời. Điều này có nghĩa là, những thơng tin thu được từ khảo sát (ước lượng chi phí tuân thủ, những đánh giá về quản lý thuế, những đánh giá về quy định thuế) đều là những giá trị do doanh nghiệp tự đánh giá. Vì thế, có thể người nộp thuế có chi phí tuân thủ cao sẽ “trả thù” bằng cách đánh giá tiêu cực đến cơ quan thuế. Vì lý do đó, các hệ số hồi qui bị nội sinh và ước lượng thu được là ước lượng khơng vững (inconsistent). Do đó, các kết quả hồi quy thể hiện ở bảng 4.8 là ước lượng khơng vững, và có thể bị chệch.

Để khắc phục hiện tượng nội sinh trong kinh tế lượng, có thể thực hiện cách tiếp cận thứ nhất là sử dụng biến đại diện (proxy variable) và cách tiếp cận thứ hai là sử dụng biến công cụ (IV-estimator) để nhận diện quan hệ nhân quả (Wooldridge 2010, trang 67). Cách tiếp cận thứ hai địi hỏi biến cơng cụ có liên quan đến tham số giải thích

hiện tượng nội sinh (quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc quy định thuế), nhưng khơng liên quan đến biến phụ thuộc (chi phí tuân thủ). Với dữ liệu thu thập và thời gian quá ngắn, dữ liệu của biến cơng cụ khơng có sẵn. Do đó, tác giả dựa vào cách tiếp cận thứ nhất là xây dựng biến đại diện cho cả hai ảnh hưởng nhân quả ở bước tiếp theo.

4.3. Kiểm định bằng biến đại diện trung bình khơng trọng số và trung bình có trọng số

Xét mối tương quan giữa chi phí tuân thủ thuế (biến phụ thuộc) và quản lý thuế của cơ quan thuế cũng như quy định thuế (các biến độc lập), ta có:

Quan hệ nhân quả: Quản lý thuế sẽ tác động đến chi phí tuân thủ thuế, nghĩa là

quản lý thuế tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ; ngược lại, quản lý thuế tồi sẽ làm gia tăng gánh nặng tuân thủ của doanh nghiệp.

Quan hệ nhân quả đảo ngược: Doanh nghiệp có chi phí tn thủ thuế cao sẽ đánh

giá thấp chất lượng quản lý thuế và (hoặc) quy định thuế; ngược lại, doanh nghiệp có chi phí tn thủ thuế thấp sẽ đánh giá cao chất lượng quản lý thuế và (hoặc) quy định thuế.

Do đó, điều cần thiết là xây dựng những biến đại diện để kiểm tra mối tương quan và giải thích cho quan hệ nhân quả và quan hệ nhân quả đảo ngược.

Dựa vào nghiên cứu của Eichfelder và Kegels (2012), các tác giả này đã xây dựng một số biến đại diện như sau:

4.3.1.Biến đại diện trung bình khơng trọng số

Biến “Trung bình khơng trọng số” được tính bằng trung bình của 7 biến quan sát trong từng thành phần (quản lý thuế; quy định thuế). “Trung bình khơng trọng số” là biến đại diện dùng để đo lường quan hệ nhân quả đảo ngược.

4.3.2.Biến đại diện trung bình có trọng số

Biến “Trung bình có trọng số” được tính bằng trung bình có trọng số của 7 biến quan sát trong từng thành phần. Đối với thành phần quản lý thuế, những tham số sử dụng như trọng số tham khảo từ hệ số hồi quy của mơ hình 1 trong bảng 4.8, cộng thêm tất cả hệ số với 0.084 để có được các trọng số không âm (non-negative). Tương tự, đối với thành phần quản lý thuế, những tham số sử dụng như trọng số

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w