Thành công của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 92)

Chương 5 : Những đề xuất và kết luận

5.2.1 Thành công của nghiên cứu

* Giải quyết các mục tiêu đề ra

Nghiên cứu đã giải quyết các mục tiêu đề ra, gồm:

Xác định các biến đánh giá có ý nghĩa thống kê của quản lý thuế và quy định thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế.

Định lượng cụ thể mức tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ của NNT Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý thuế, nhằm nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của NNT, giảm chi phí tuân thủ của NNT nói riêng và của tổng thể ngành thuế nói chung.

* Đóng góp của kết quả nghiên cứu

Có thể nói đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên về đánh giá tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Các nhà lãnh đạo, quản lý của ngành thuế có thể tham khảo mơ hình, thang đo, bảng câu hỏi khảo sát và phương pháp nghiên cứu của đề tài này để ứng dụng trong việc khảo sát, đo lường và đánh giá tác động của chất lượng quản lý thuế nói chung cũng như chất lượng phục vụ của cơng chức thuế nói riêng đến chi phí tn thủ thuế của NNT theo đặc điểm của NNT (theo quy mô, theo ngành nghề, theo địa bàn hoạt động kinh doanh, có sử dụng dịch vụ công của cơ quan thuế hay sử dụng dịch vụ thuế mua ngồi)…Nghiên cứu có khả năng góp phần hoặc gợi ý điều chỉnh thang đo về chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ NNT thông qua biến định lượng chi phí tuân thủ, thay thế cho thang đo mức độ hài lòng của NNT đang được sử dụng rộng rãi như hiện nay.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà lãnh đạo, quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh những thơng tin sau:

Trong giai đoạn hiện nay, để góp phần giảm gánh nặng tuân thủ thuế của NNT, cơ quan thuế cần thông tin, tuyên truyền các quy định thuế một cách kịp thời, với các hình thức đa dạng. Trước thực trạng Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thuế rất nhiều và thường xuyên được sửa đổi bổ sung, trong khi khả năng thấu hiểu và tiếp cận văn bản của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ - có giới hạn, thì các dịch vụ tun truyền, hỗ trợ NNT thông qua Trung tâm một cửa tại các cơ quan thuế phải được đảm bảo rằng luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào và bất cứ lúc nào NNT cần, không chỉ tạo điều kiện thuận tiện và dễ dàng cho việc tuân thủ của NNT mà cịn làm giảm đáng kể gánh nặng chi phí của họ. Điều quan trọng nhất để góp phần giảm gánh nặng tuân thủ thuế của NNT phải kể đến là sự phối hợp chặt chẽ và giải quyết công việc một cách nhất quán của các Phịng thuế, các Đội thuế. Ngồi ra, cần thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiến thức tổng hợp có liên quan cho cơng chức thuế và cán bộ lãnh đạo quản lý của cơ quan thuế.

Kết quả đánh giá tác động quản lý thuế đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp kinh doanh tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở nghiên cứu này đã cung cấp những thơng tin hữu ích giúp lãnh đạo Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh tham khảo, có cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng quản lý thuế, giảm chi phí tn thủ của NNT nói riêng và chi phí hành chính của tổng thể ngành thuế nói chung, rút ngắn khoảng cách so với mục tiêu đề ra theo chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 “đến năm 2015, Việt Nam phấn đấu là một trong 5 nước đứng đầu khu vực về mức độ thuận lợi thuế và năm 2020 là một trong 4 nước đứng đầu khu vực Đơng Nam Á” (Chính phủ, 2012).

5.2. Hạn chế của nghiên cứu

Do hạn chế về nguồn lực và thời gian trong quá trình thực hiện luận văn, nghiên cứu này chỉ khảo sát đối tượng là doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nếu khảo sát được mở rộng đến các thành phần kinh tế và NNT khác

thì tính khái qt sẽ cao hơn, giúp cơ quan thuế có thể đưa ra các giải pháp sát thực và cụ thể hơn.

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện, kích thước mẫu khảo sát của đề tài chưa lớn, cỡ mẫu hợp lệ n = 488 quan sát. Nếu cỡ mẫu được lấy lớn hơn, theo phương pháp chọn mẫu xác suất thay vì chọn mẫu thuận tiện thì tính đại diện và khả năng tổng quát hóa sẽ cao hơn.

Mặt khác, do đánh giá của NNT về quản lý thuế cũng như quy định thuế tác động đến chi phí tuân thủ của NNT thay đổi theo từng giai đoạn. Do đó, kết quả nghiên cứu này chỉ có giá trị ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, cơng tác nghiên cứu, đo lường tác động quản lý thuế đến chi phí tuân thủ thuế của NNT phải được thực hiện định kỳ để đánh giá chất lượng quản lý thuế ở từng thời điểm khảo sát.

Bên cạnh đó, một số mơ hình hồi quy vẫn cịn hiện tượng sót biến theo kiểm định Ramsey (mơ hình 7, mơ hình 10, mơ hình 11). Điều này chứng tỏ mơ hình 7, mơ hình 10, mơ hình 11 có biến thể hiện quan hệ phi tuyến, nhưng chưa được tìm thấy trong nghiên cứu này.

5.3 Kết luận - Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1Kết luận

Mục đích chính của nghiên cứu này là ước lượng mối quan hệ và định lượng cụ thể mức tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ của doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh việc tiếp cận những lý thuyết về chi phí tuân thủ của doanh nghiệp của nước ngoài (khá toàn diện và tập trung), tác giả đã tổng hợp được cơ sở lý thuyết của 14 biến đánh giá về quản lý thuế và quy định thuế từ những nghiên cứu rời rạc từ các tài liệu nước ngoài để xây dựng thành bộ thang đo định lượng về chi phí tuân thủ thuế của NNT và thang đo Likert đánh giá quản lý thuế và quy định thuế. Nghiên cứu này sử

dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) để ước lượng mơ hình nghiên cứu.

Kết quả phân tích tác động tác động từng thành phần quản lý thuế cho biết rằng, có bốn yếu tố của thành phần quản lý thuế (Cơ quan thuế chỉ yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý thuế khi cần thiết; Câu trả lời của các công chức thuế ở các bộ phận khác nhau là nhất qn, khơng có mâu thuẫn; Các hình thức cung cấp dịch vụ công của cơ quan thuế phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời) và một yếu tố của thành phần quy định thuế (Quy định thuế được tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hoặc thay đổi) tác động đến gánh nặng tuân thủ thuế của doanh nghiệp; Thông qua biến đại diện để xử lý hiện tượng nội sinh, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính logarit cho thấy, quản lý thuế theo “định hướng người nộp thuế” được thực hiện một cách hiệu quả sẽ làm giúp giảm gánh nặng tuân thủ thuế của NNT là 37.4%. Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng cho thấy NNT có xu hướng đánh giá chất lượng quản lý thuế cũng như đánh giá về quy định thuế dựa vào chi phí tuân thủ của mình. NNT dựa nhiều vào dịch vụ kế tốn thuế và tư vấn thuế th ngồi có xu hướng đặt nặng vai trò quản lý thuế của cơ quan thuế. Người nộp thuế với chi phí tuân thủ thấp sẽ đánh giá cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ công của cơ quan thuế; NNT với chi phí tuân thủ cao sẽ đánh giá thấp chất lượng dịch vụ hỗ trợ công của cơ quan thuế. Ngược lại, đối với NNT chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực nội bộ, khơng sử dụng kế tốn thuế th ngồi cũng như tư vấn th ngồi có xu hướng đặt nặng vai trò quy định thuế. NNT với chi phí tuân thủ thấp sẽ đánh giá tốt về Luật thuế cũng như chính sách thuế đang áp dụng; NNT với chi phí tuân thủ cao sẽ đổ lỗi gánh nặng này do quy định thuế tạo ra.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp một số đặc điểm riêng của doanh nghiệp cũng có tác động cùng chiều và có ý nghĩa đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp, phù hợp với kết quả nghiên cứu của nước ngồi.

5.3.2Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Thay vì sử dụng biến đại diện để ước lượng mối quan hệ và định lượng cụ thể mức tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ của doanh nghiệp như đề tài này đã trình bày, các nghiên cứu tiếp theo có thể xây dựng và sử dụng biến công cụ để khắc phục hiện tượng nội sinh.

Trong mơ hình hồi quy đo lường tác động của các biến đại diện vẫn còn hiện tượng sót biến (mơ hình 7, mơ hình 10, mơ hình 11), do đó các nghiên cứu tiếp theo cần tìm tịi, khám phá và phát triển thang đo với các biến quan sát đầy đủ và toàn diện hơn, nhằm đảm bảo tính vững và hiệu quả cho kết quả nghiên cứu. Qua đó cũng đưa ra những cải cách cụ thể và bao qt hơn góp phần vào cơng cuộc cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

Chính phủ (2012), Báo cáo đánh giá tác động của Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế, Hà Nội. <http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_- COBAN/Attachments/-461/1911010.doc> [Ngày truy cập: 20/9/2012]

Cục thuế TP.HCM, Báo cáo Tổng kết công tác thuế các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, TP.HCM.

Nguyễn Đình Thọ (2011) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, nhà xuất bản Lao động Xã hội.

Shukla G. P., Phạm Minh Đức, Engelschalk M., Lê Minh Tuấn (2011), “Cải cách Thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn”, Ban Quản lý Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo Khu vực Châu Á và Thái Binh Dương, Ngân hàng thế giới. <http://wwwwds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2012/01/15/0 00386194_20120115235547/Rendered/PDF/663170WP0TaxPo00Box365757B00PUBLIC0.p df> [Ngày truy cập: 20/5/2012]

Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010, Hà Nội Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

Allers, M.A., 1994. Administrative and compliance costs of taxation and public transfers in the Netherlands. Groningen: Wolters-Noordhoff.

Barton, T.; Evans, C.; Walpole, M., 2001. Supporting the tax system by improving taxpayer services. In Tax administration in the 21st century. Prospect Media: St. Leonards NSW.

pp.191-98.

Board of Taxation, A., 2007. Scoping study of small business tax compliance costs - A report

to the Treasurer. Commonwealth of Australia. [Online] Available at: http://www.taxboard.- gov.au/content/reviews_and_consultations/small_business_tax_compliance_costs/scoping_stu dy_report/downloads/small_business_tax_compliance_costs_scoping_study.pdf [Acceessed 12 August 2012]

Colmar Brunton, 2005. Measuring the tax compliance costs of small and medium-sized businesses: a benchmark survey. New Zealand: Inland Revenue. [Online] Available at:

http://www.msianz.net/files/-docs/smecompliancecosts.pdf [Acceessed 12 August 2012] Coolidge, J., Ilic, D. & Kisunko, G., 2009. Small Businesses in South Africa: who outsources tax compliance work and why? Policy Research Working Paper 4873, The World Bank.

[Online] Available at: http://www.wds.worldbank.org/servlet/WDSContentServer/WDSP/IB/- 2009/03/23/0001583492009-0323132017/Rendered/PDF/WPS4873.pdf [Acceessed 12 August 2012].

DeLuca, D.; Stilmar, S.; Guyton, J.; Lee, W.-L., & O´Hare, J., 2007. Aggregate estimates of small business taxpayer compliance burden. In The IRS Research Bulletin 2007 – Proceedings IRS Research Conference. Washington D.C, 2007.

Eichfelder, S. & Kegels, C., 2010. Shifting of red tape? The impact of authority behavior on tax compliance costs. Working Paper No. 9-10. Brussels: Federal Planning Bureau. [Online]

Available at: http://www.plan.be/-admin/uploaded/201005110835260.wp201009.pdf [Acceessed 12 September 2012].

Eichfelder, S. & Kegels, C., 2012. Compliance costs caused by agency action? Empirical evidence and implications for tax compliance. Schumpeter Discussion papers 2012- 005(University of Wuppertal - Schumpeter School of Business and Economics). [Online] Available at: http://elpub.bib.uni-wuppertal.de/servlets/DerivateServlet/Derivate-2674/-sdp- 12005.pdf [Acceessed 12 September 2012].

Eichfelder, S. & Schorn, M., 2009. Tax compliance costs: A business administration perspective. Working Paper No. 2009/3. Fachbereich Wirtschaftswissenschaft, Freie

Universität Berlin [Online] Available at: ftp://ftp.zew.de/pub/zewdocs/veranst_upload/- 1025/428_Discussion%20paper%20Sebastian%20Eichfelder.pdf [Acceessed 12 August 2012].

Eichfelder, S., Kegels, C., & Schorn, M., 2011. Tax compliance costs: The effect of authority behavior and taxpayer services. In IRS Research Bulletin 2010 – Proceedings of the IRS Research Conference. Washington D.C, 2011. [Online] Available at: ftp://ftp.zew.de/pub/- zewdocs/veranst_upload/1025/428_Discussion%20paper%20Sebastian%20Eichfelder.pdf [Acceessed 12 August 2012].

Erard, B., & Ho, C.-C., 2003. Explaining the U.S. income tax compliance continuum.

eJournal of Tax Research, 1(2), pp.93-105. [Online] Available at: http://www.asb.unsw.- edu.au/research/publications/ejournaloftaxresearch/Documents/paper1_v1n2.PDF [Acceessed 12 August 2013].

Evans, C. Tran-Nam, B. and Jordan, B., 2002. Assessing the Potential Compliance Costs/Benefits of the Tax Value Method. Australian Tax Forum, Vol. 17, No. 1, pp.33-58.

Evans, C., Ritchie, K., Tran-Nam, B. & Walpole, M., 1996. A report into the incremental costs of taxpayer compliance. a report prepared for the Revenue Analysis Branch of the Australian Tax Office( Australian Govt. Pub. Service: Canberra).

Evans, C., 2003. Studying the studies: An overview of recent research into taxation operating costs. eJournal of Tax Research, 1(1), pp.64-92. [Online] Available at: http://www.asb.- unsw.edu.au/research/publications/ejournaloftaxresearch/Documents/paper4.pdf [Acceessed 20 August 2012].

Freedman, J.; Loomer, G.; Vella, J., 2009. Analyzing the Enhanced Relationship Between Corporate Taxpayers and Revenue Authorities: A U.K. Case Study. In SOI Tax Stats—2009 IRS Research Conference., 2009.

Gale, W.; Holtzblatt, J., 2002. The role of administrative issues in tax reform: Simplicity, compliance and administration. In G. Zodrow & P. Mieszkowski, eds. United States tax reform in the 21st Century. Cambridge University Press: Cambridge. pp.179-214.

Gujarati, D,. 1995. Basic Econometrics. 3rd Edition. New York: Mc Graw Hill.

Hansford, A.; Hasseldine, J., 2002. Best Practice in Tax Administration. Public Money and Management, Vol. 22, pp.5–6.

Inland Revenue, 2010a. SME tax compliance costs 2009: Evaluation Report 1. New Zealand. [Online] Available at: <http://www.ird.govt.nz/aboutir/reports/research/sme-compliance-eval- repor t -1 / >[Acceessed 20 August 2012].

Inland Revenue, 2010b. SME tax compliance costs 2009: KiwiSaver compliance costs

Evaluation Report 3. New Zealand. [Online] Available at: http://www.ird.govt.nz/resources/-

7/d/7d0b3c0044e1509ba32-ea793e2576389-/sme-taxcompliance-costs-eval-report-3.pdf [Acceessed 20 August 2012].

ITD, 2007. Taxation of Small and Medium Enterprises. In Background paper prepared for ITD Global Conference. Buenos Aires, Argentina, 2007. [Online] Available at: http://www.itdweb.org/smeconference/documents/itd%20global%20conference%20%20back ground%20paper.pdf>. [Acceessed 12 October 2012].

James, S, Sawyer, A and Wallschutzky, I, 1998. The Complexities of Tax Simplification: Progress in Australia, New Zealand and the United Kingdom. Australian Tax Forum, 14(1),

pp.29 - 68.

Johnson, S.,Kaufmann D., and Shleifer A., 1997. The Unofficial Economy in Transition.

Kirchler, E. & Mühlbacher, S., 2010. Tax compliance by trust and power of authorities.

International Economic Journal, 24(4), pp.607-10. [Online] Available at: http://www.plan.- be/admin/uploaded/2010-05110835260-.wp201009.pdf [Acceessed 12 August 2012].

Kirchler, E.; Hoelzl, E. & Wahl, I., 2008. Enforced versus voluntary tax compliance: The “slippery slope” framework. Journal of Economic Psychology, 29(2), pp.210-25.

Kirchler, E., 2007. The Economic Psychology of Tax Behaviour. Cambridge University Press, (Cambridge).

KPMG, 2006. Administrative Burdens – HMRC Measurement Project. UK: KPMG LLP.

[Online] Available at: http://www.hmrc.gov.uk/better-regulation/kpmg1.pdf [Acceessed 12 May 2012].

Leventhal, G. S; Gergen, K. J.; Greenberg, M. S. & Willis, R. H. , 1980. What should be done with equity theory? In Social exchange: Advances in theory and research. New York:

Plenum. pp.27-55.

Lignier, P., 2009a. The managerial benefits of tax compliance: perception by small business taxpayers. eJournal of Tax Research. [Online] Available at: http://www.asb.unsw.edu.au/- research/publications/ejournaloftaxresearch/Documents/paper1_v7n2.pdf [Acceessed 12 May 2013].

Lignier, P., 2009b. Measuring the managerial benefits of tax compliance: a fresh approach.

Australian Tax Forum. [Online] Available at: http://0eprints.qut.edu.au.innopac.up.ac.za/- 28033/1/c28033a.pdf [Acceessed 12 May 2013].

Long, S. and Swingen J., 1988. The role of legal complexity in shaping taxpayer compliance. in Lawyers on Psychology and Psychologists on Law(Amsterdam: Swets and Zeitlinger), pp.127–46.

McCaffery, E., 1990. The Holy Grail of Tax Simplification. Wisconsin Law Review, pp.1267- 322.

McKerchar, M., 2003. Complexity, Fairness and Compliance: A study of personal income taxpayers in Australia. Sydney: Australian Tax Research Foundation.

Murphy, K., 2004. The Role of Trust in Nurturing Compliance: A study of Accused Tax

Một phần của tài liệu Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w