1.2. Lý luận về các quy định pháp lý về tiềnmã hóa
1.2.2. Lý luận về tiềnmã hố dưới góc độ các quy định pháp luật của
Nam
1.2.2.1. Quy định về bản chất pháp lý của tiền mã hóa
• Tiền mã hóa dưới góc độ là một loại tài sản
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có các quy định tiền mã hóa là một loại tiền hay tài sản.
Theo định nghĩa về tài sản quy định tại Điều 105, Bộ Luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy, tài sản được tồn tại dưới dạng sau:
-Vật: Bộ luật dân sự năm 2015 khơng có định nghĩa về Vật mà chỉ liệt kê về Vật, bao gồm vật chính và vật phụ; vật chia được và khơng chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ và vật không đồng bộ….Như vậy, Vật thơng thường sẽ có các đặc tính vật lý cụ thể, tiền mã hóa là các đoạn mã máy tính được hình thành thơng qua các thuật tốn của máy tính, do đó tiền mã hóa khơng được là Vật theo quy định tại BLDS 2015.
-Tiền, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa về tiền. Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có nêu rõ “ Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam”. Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 của Ngân hàng Nhà nước có nêu: “Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực”. Do không phải là Đồng Việt Nam và cũng không phải là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác
và không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành hay Ngân hàng nước ngoài phát hành nên tiền mã hóa khơng phải là tiền pháp định. Và tiền mã hóa cũng khơng phải khơng phải là phương tiện thanh tốn theo pháp luật Việt Nam. Do tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2012/NĐ-CP đã liệt kê ra 07 phương tiện thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng (loại trả trước) và ví điện tử. Tiền mã hóa khơng thuộc 07 loại trên, nên tiền mã hóa khơng phải là phương tiện thanh tốn.
- Giấy tờ có giá: pháp luật Việt Nam có một số khái niệm về giấy tờ có giá như
sau:
+ Là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
+ Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
+ Ngoài các giấy tờ được nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ- CP thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.
Từ đó, có thể nhận thấy tiền mã hóa khơng phải là một loại giấy tờ có giá theo pháp luật Việt Nam do không mang đặc điểm của một loại giấy tờ có giá. - Quyền tài sản: Theo quy định tài điều 115 Bộ luật dân sự 2015 “Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Quyền tài sản ngoài các loại quyền như quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng đất đã được quy định một cách rõ ràng thì bao gồm các quyền khác có trị giá bằng tiền như quyền địi nợ,…. Có thể thấy quyền tài sản là một tài sản có xác định được chủ thể sở hữu thông qua các giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ xác nhận quyền khác. Tiền mã hóa có đặc điểm là ẩn danh nên khơng có các chứng nhận hay giấy tờ xác nhận quyền, do đó khơng được
coi là quyền tài sản.
Từ những phân tích trên, có thể thấy tiền mã hóa khơng được coi là tài sản theo quy định của BLDS 2015. Do không phải là một loại tài sản nên sẽ ảnh hưởng đến việc xác định các quy phạm pháp luật liên quan đến tiền mã hóa như: pháp luật dân sự, thuế, thương mại. Do tiền mã hóa khơng phải là một loại tài sản nên các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa sẽ khơng được điều chỉnh bởi luật dân sự và giá trị pháp lý của các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa sẽ khó có thể xác định được do khơng xác định được loại khách thể trong các giao dịch này và khi có tranh chấp xảy ra thì cơ quan Nhà nước sẽ khơng có quy định để áp dụng.
• Quy đinh pháp luật về tiền mã hố dưới góc độ một loại hàng hố, dịch vụ
Theo quy định tại điều khoản 2, điều 3 Luật thương mại năm 2005, hàng hóa là “Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai”. Như vậy, hàng hóa để đưa vào lưu thơng thì phải được ghi nhận là một loại tài sản. Như đã phân tích ở trên, tiền mã hóa chỉ là một đoạn mã được hình thành bới thuật tốn máy tính và khơng phải là một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam, do đó, xét theo quy định tại Luật thương mại, tiền mã hóa cũng khơng phải là một loại hàng hóa.
Luật thương mại khơng định nghĩa về dịch vụ, tuy nhiên, khoản 9 Điều 3 quy định, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Điều 513 và Điều 514 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện cơng việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ” và đối tượng của hợp đồng dịch vụ là “cơng việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Do đó, dịch vụ được hiểu là một dạng “công việc” mà một bên cung ứng cho bên kia. Đối chiếu với các quy định này thì tiền mã hóa khơng phải là một loại dịch vụ. Tiền mã hóa cũng có một dạng tương tự dịch vụ
là utility token, tuy nhiên đây chỉ được coi là quyền tiếp cận/ sử dụng dịch vụ trong tương lai của người phát hành chứ bản chất tiền mã hóa dạng này chưa được coi là một loại dịch vụ.
• Quy định pháp luật về tiền mã hố dưới góc độ là một loại chứng khốn Theo quy định tại khoản 1, điều 4, Luật chứng khoán năm 2019, “ Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; c) Chứng khoán phái sinh; d) Các loại chứng khốn khác do Chính phủ quy định”. Tiền mã hóa rõ ràng khơng phải là một loại chứng khốn theo pháp luật Việt Nam, do không thuộc các trường hợp được liệt kê trong quy định tại Luật chứng khốn. Mặc dù một số loại tiền mã hóa mang bản chất của chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành như securities token.
• Quy định pháp luật về tiền mà hóa dưới góc độ là một cơng cụ tài chính Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và theo Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, như dịch vụ ví điện tử. Tiền mã hóa khơng phải là tiền giấy, tiền kim loại hay tiền điện tử theo pháp luật Việt Nam và tiền mã hóa cũng khơng phải là một loại phương tiện thanh toán theo quy đinh tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện nay, tiền mã hóa khơng phải là phương tiện thanh tốn. Việc sử dụng tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính.
Theo điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013), ngoại hối bao gồm: “a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung
châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh tốn khác; c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; và đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh tốn quốc tế”. Như vậy, tiền mã hóa khơng phải là ngoại hối, cụ thể hơn là ngoại tệ.
1.2.2.2. Quy định về quản lý hoạt động khai thác, phát hành tiền mã hóa
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam chưa có các quy định pháp luật để điều chỉnh các hoạt động ICO đối với với việc phát hành tiền mã hóa. Hiện nay, việc quản lý phát hành tiền mã hóa chỉ được đề cập tại Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, giao cho Bộ Tài chính chỉ đạo, khơng có các cơng ty đại chúng, chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khốn khơng được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền mã hóa trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về chống rửa tiền. Ngoài ra theo điểm c, Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung đã nêu “Cấm lợi dụng danh nghĩa hoạt động thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác”. Như vậy, mặc dù hoạt động ICO chưa được quy định tại pháp luật Việt Nam, tuy nhiên đã có các văn bản của Chính phủ về việc cấm huy động vốn thơng qua tiền mã hóa, do đó, hành vi này là hành vi bất hợp pháp và các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
1.2.2.3. Quy định về quản lý hoạt sử dụng, mua bán, trao đổi, lưu thơng tiền mã hóa
cũng được coi là bất hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, trong chỉ thị số 10/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng nhà nước, chỉ đạo các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh tốn khơng được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa; đồng thời yêu cầu Ngân hàng nhà nước phối hợp với Bộ Công an để phát hiện và xử lý các hành vi sử dụng tiền mã hóa làm đơn vị tiền tệ, hoặc làm phương tiện thanh toán trái pháp luật. Do các Chỉ thị nêu trên đã làm cho việc mua bán, giao dịch, lưu hành và sử dụng bị hạn chế.
1.2.2.4. Quy định về quản lý thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa
• Quy định về Thuế Giá trị gia tăng
Theo quy định tại khoản 2 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2016), thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Như vậy, bất cứ hoạt động sản xuất, lưu thơng hoặc tiêu dùng hàng hố, dịch vụ nào mà có sự phát sinh chênh lệch tăng thêm so với giá trị ban đầu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa ban hành các quy định pháp luật cụ thể về tiền mã hóa. Do đó khơng có căn cứ tính thuế đối với phần giá trị tăng thêm đối với các loại tàn sản này. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay, tiền mã hóa khơng được coi là một loại tài sản theo Luật dân sự do đó tiền mã hóa cũng khơng thể coi là một loại hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005. Do khơng phải là hàng hóa, dịch vụ nên tiền mã hóa khơng phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và người kinh doanh tiền mã hóa khơng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008.
• Quy định về Thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi bổ sung năm 2012, thu nhập của cá nhân từ từ kinh doanh phải chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Theo phân tích ở trên, tiền mã hóa khơng
được coi là hàng hố, dịch vụ nên thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiền mã hóa khơng thuộc đối tượng chịu thuế theo Luật Thuế thu nhập cá nhân.
• Quy định về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này”. Như đã phân tích, tiền mã hóa khơng phải là hàng hóa, dịch vụ nên việc thu nhập có được từ việc kinh doanh tiền mã hóa khơng phải là thu nhập chịu thuế.
Như vậy, hoạt động kinh doanh tiền mã hóa và các hoạt động khác liên quan đến tiền mã hóa nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận khơng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về thuế của Việt Nam.
Do đó, các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa khơng làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể có liên quan.
1.2.2.5. Quy định về phịng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố
Theo luật về phòng chống rửa tiền năm 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. Tại điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi được coi là phạm tội rửa tiền có thể là “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Như vậy có thể thấy, giao dịch khác khơng được xác định cụ thể