Về tiềnmã hóa

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 85 - 91)

3.2 Giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia về ban

3.2.1. Về tiềnmã hóa

3.2.1.1. Cần có một định nghĩa cụ thể về tiền mã hóa

Như đã phân tích, hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tiền mã hóa. Mỗi định nghĩa lại chỉ ra các đặc trưng cơ bản khác nhau của tiền mã hóa, thậm chí hiện nay cịn nhiều định nghĩa cịn nhầm lẫn giữa tiền mã hóa với tiền điện tử- một loại tiền pháp định được nhà nước công nhận và tiền ảo được phát hành trong game, xu thưởng … điều này dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và gây ra sự khó khăn trong q trình giải quyết các vấn đề phát sinh. Do đó, đầu tiên để xác định được bản chất pháp lý của tiền mã hóa cần phải có một định nghĩa cụ thể về tiền mã hóa để xác định được phạm vi pháp luật điều chỉnh.

3.2.1.2. Cần xác định tiền mã hóa là một loại tài sản

Hiện nay theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, tài sản gồm 04 loại là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Để cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, tác giả đề xuất bổ sung khái niệm về tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015: “và các loại tài sản khác do pháp luật quy định”. Việc bổ sung định nghĩa về tài sản như vậy khơng những đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của pháp luật dân sự mà cịn có thể điều chỉnh những tài sản mới có thể xuất hiện trong tương lai mà hiện nay nhà lập pháp chưa lường trước được.

Việc cơng nhận tiền mã hóa là tài sản trước hết có thể đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của các quy định pháp luật hiện hành có liên quan như pháp luật về thương mại, đầu tư, chứng khốn. Ngồi ra cịn có thể đưa các hành vi lợi dụng tiền mã hóa để phạm tội vào đúng tội danh của nó như: tội lừa đào, tội tài trợ khủng bố hoặc tội rửa tiền. Khi được xác định là tài sản, người dân cũng sẽ an tâm khi giao dịch hay nắm giữ tiền mã hóa vì đã được pháp luật bảo vệ, tránh được tình trạng người dùng Việt Nam đầu tư vào các sàn giao dịch ở nước ngoài gây ra hiện tượng

“chảy máu chất xám” hoặc thất thoát vốn. Mặt khác, xu thế chung của các nước trên thế giới là cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, do đó việc cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản sẽ giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với sự hòa hợp giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới, đồng thời tránh được tình trạng xung đột pháp luật gây ra khó khăn trong việc thi hành các bản án của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng nhận tiền mã hóa là tài sản cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý về thuế đối với tiền mã hóa và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tránh thất thu thuế làm thiệt hại cho Nhà nước.

3.2.1.3. Khơng cơng nhận khả năng thanh tốn của tiền mã hóa

Việc cơng nhận thêm một phương tiện thanh tốn có thể ảnh hưởng đến các chính sách về tài chính, tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và làm xáo trộn đến hệ thống tài chính. Hơn nữa, tiền mã hóa khơng phải là tiền pháp định, khơng do một Nhà nước nào phát hành và không được đảm bảo bởi Nhà nước. Nhà nước khơng thể kiểm sốt được khối lượng và giá trị của tiền mã hóa trong nền kinh tế, nên Nhà nước khơng thể đưa ra được các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp. Mặt khác, tiền mã hóa có sự biến động rất lớn về giá cả nên việc cơng nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn có khả năng sẽ làm mất sự cân bằng tài chính trong quốc gia. Theo như phân tích tại Chương 2, hầu hết các nước đều khơng coi tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn, duy chỉ có Canada coi tiền mã hóa là phương tiện dùng để trao đổi hàng hóa, dịch vụ; Đức và các quốc gia trong liên minh châu Âu (EU) một cơng cụ tài chính phục vụ trong các hoạt động thanh tốn. Do đó, theo đề xuất của tác giả, để đảm bảo ổn định về tài chính, tiền tệ quốc gia, cũng như để phù hợp với các quy định của quốc tế, Việt Nam chưa nên cơng nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh tốn mà chỉ nên cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, là một công cụ để trao đổi, đầu tư, kinh doanh, lưu trữ giá trị.

3.2.1.4. Có thể coi tiền mã hóa là một loại chứng khốn

Tiền mã hóa có các chức năng kinh tế và đặc tính của chứng khốn theo pháp luật chứng khoán hiện hành, tức là “bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành”, tài sản mã

hóa này là một loại chứng khốn (xu chứng khốn). Do đó, tất cả các hoạt động phát hành, giao dịch tiền mã hóa mang bản chất chứng khốn này như hoạt động ICO, hoạt động mua bán, trao đổi giữa tiền mã hóa này với tài sản mã hóa khác hay tiền pháp định (đồng Việt Nam), nhất là hoạt động của các sàn giao dịch đối với loại chứng khoán hiện hành cần được điều chỉnh theo pháp luật chứng khoán. Quy định của các nước cũng đã có các quy định điều chỉnh về các loại tiền mã hóa mang bản chất chứng khốn như: Như Ủy ban chứng khốn Hoa Kỳ đã có quan điểm về các loại tiền mã hóa mang bản chất chứng khốn là nếu đáp ứng với tiêu chí phân loại là chứng khốn thì tất cả các hoạt động liên quan đến loại tài sản mã hóa này (từ phát hành, chào bán hoặc lập sàn giao dịch) đều phải tuân thủ theo quy định về chứng khoán, hay như pháp luật của Singapore: Nếu tiền mã hóa là một hợp đồng hoặc một đơn vị phái sinh dựa trên chứng khốn, thì nếu tổ chức, cá nhân nào có ý định chào bán tiền mã hóa phải nộp bản bản cáo bạch tương tự như việc phát hành chứng khốn của các cơng ty niêm yết chứng khốn.

3.2.1.5. Xác định tiền mã hóa là một loại tài sản lưu thơng có điều kiện

Tiền mã hóa mặc dù mang bản chất của tài sản nhưng lại có những điểm khác biệt với các loại tài sản khác. Một trong những đặc điểm đặc trưng của tiền mã hố có tính ẩn danh rất cao, nên việc xác định và kiểm sốt danh tính của chủ sở hữu đối với các ví tiền lưu trữ tiền mã hóa là rất khó. Điều này dẫn việc khó kiểm sốt các các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa cũng như khó kiểm sốt các tội phạm lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện các hành vi như rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động phi pháp khác. Do đó, khi xây dựng các quy định pháp luật về tiền mã hóa cần phải coi tiền mã hóa là một loại tài sản lưu thơng có điều kiện. Cụ thể, đối với các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ mơi giới tiền mã hóa, cung cấp ví tiền điện tử, chuyển đổi tiền mã hóa sang tiền pháp định và đặc biệt là các sàn giao dịch tiền mã hóa cần đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng như: Đăng ký quyền sở hữu tài khoản; các biện pháp xác định danh tính khách hàng khi thực hiện giao dịch, lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch; đăng ký giao dịch, đăng ký thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, mơi giới tiền mã hóa tn thủ các ngun tắc về kế tốn, kiểm tốn đối với tài sản trong các doanh nghiệp; đăng ký về sàn giao dịch tài

sản mã hóa tương tự như việc đăng ký sàn giao dịch chứng khoán; các hoạt động về phát triển và huy động vốn từ tiền mã hóa cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước và có các bản cáo bạch trức khi đưa ra cong chúng; cần tuân thủ các quy định về nghĩa vụ thuế liên quan đến sở hữu và giao dịch tiền mã hóa; tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

3.2.2. Về quản lý giao dịch, phát hành tiền mã hóa

3.2.2.1. Tăng cường quản lý phát hành tiền mã hóa

Về nguyên tắc, khi xây dựng các quy định pháp luật về quản lý hoạt động phát hành tiền mã hóa là nhằm đảm bảo các thông tin liên quan đến hoạt động ICO được cung cấp đầy đủ, chính xác, minh bạch về dự án (cơng nghệ, sản phẩm, dịch vụ cung cấp...) và có cơ chế khả thi, hiệu quả về đảm bảo thực thi cam kết về giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong đó, người phát hành tài sản mã hóa phải chịu trách nhiệm ràng buộc về mặt pháp lý đối với các thông tin, cam kết do mình đưa ra. Bên cạnh đó, hoạt động ICO phải chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật chuyên ngành liên quan, phù hợp với chức năng, đặc tính của từng loại tài sản mã hóa cụ thể được phát hành. Cụ thể, nếu tài sản mã hóa được phát hành là “bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành”, tài sản mã hóa này là chứng khốn nên việc ICO trước mắt phải tuân thủ các điều kiện của phát hành chứng khoán theo Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018.

Đối với phát hành tài sản mã hóa phi chứng khốn, như đã xác định, loại tài sản mã hóa này cần được coi là một dạng hàng hóa “đặc biệt”, cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giảm thiểu trường hợp kinh doanh dưới hình thức đa cấp trái pháp luật, và các hình thức lừa đảo.Tuy nhiên, người phát hành phải có trách nhiệm tự đánh giá và xác định tài sản mã hóa được phát hành có phải là chứng khốn hay khơng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể rà sốt, cấp ý kiến pháp lý để cảnh báo người phát hành nếu tài sản mã có bản chất của chứng khốn.

cơng khai thơng tin tới các nhà đầu tư; đồng thời, xây dựng các chế tài mà theo đó các tổ chức, cá nhân thực hiện ICO mà khơng đăng ký hay cơng khai, minh bạch thơng tin có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Đây là những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư.

3.2.2.2. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc giao dịch, trao đổi tiền mã hóa

Do bản chất tiền mã hóa nói riêng và tài sản mã hóa nói chung là sản phẩm mới, áp dụng các cơng nghệ mới về khoa học máy tính nên việc quản lý việc giao dịch, trao đổi các tài sản nêu trên phải đảm bảo thúc đẩy đổi mới sáng tạo, không hạn chế quyền đầu tư, kinh doanh của người sở hữu các tài sản này, miễn là các hoạt động này không nhằm thực hiện các hoạt động phi pháp hoặc che giấu các hoạt động phu pháp. Trên thực tế, người sở hữu “tài sản” đặc biệt này có thể giao dịch trực tiếp với người khác mà không cần thông qua bất kỳ trung gian nào. Tuy nhiên, giao dịch theo hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro về việc lạm dụng cho mục đích phi pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố... hoặc nguy cơ phát sinh các tranh chấp mà khơng có căn cứ để xử lý, giải quyết. Trong khi đó, do bản chất “phi tập trung” khi giao dịch tiền mã hóa nên việc cấm giao dịch các loại tiền, tài sản này là khơng khả thi.

Vì vậy, khi xây dựng các quy định về quản lý loại tài sản này, cần tập trung vào xây dựng các quy định về quản lý các trung gian giao dịch.Việc quản lý, giám sát, theo dõi các trung gian giao dịch được cấp phép hoạt động và duy trì các điều kiện đó trong q trình hoạt động sẽ tạo ra sự an toàn, và đảm bảo cho các tổ chức, các nhân thực hiện đầu tư kinh doanh loại tài sản này: Vì có cơ sở dữ liệu tập trung khi giải quyết tranh chấp phát sinh; việc đầu tư kinh doanh tiền mã hóa cũng dễ hơn vì thơng tin về nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư, kinh doanh khác cũng được cung cấp trên sàn do Nhà nước quản lý; Nhà nước cũng dễ dàng hơn trong theo dõi việc giao dịch tiền mã hóa để loại trừ các nguy cơ lạm dụng tiền mã hóa nhằm thực hiện các hoạt động phi pháp, đồng thời việc thu thuế liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn khi nắm bắt qua các trung gian, nhất là các sàn giao dịch tiền mã hóa, trong đó cần ưu tiên quản lý sàn giao dịch chuyển đổi

giữa tài sản mã hóa sang tiền pháp định (đồng Việt Nam). Để thực hiện hiệu quả việc quản lý các sàn giao dịch này, Nhà nước cần: (i) Thành lập các bộ phận chuyên biệt nhằm quản lý, giám sát các đơn vị kinh doanh tiền mã hóa thuộc Ngân hàng Nhà nước

(ii) Hướng dẫn, quy định kiều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa cho các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam; (iii) Xây dựng bộ tiêu chí cụ thể đối với các các tổ chức trung gian này. Chẳng hạn, chỉ những sàn giao dịch đáp ứng những yêu cầu nhất định về mặt pháp lý, tài chính và cơng nghệ mới được Nhà nước công nhận và cho phép cung cấp dịch vụ trung gian giao dịch, như: yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu; quy định về ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm bằng tài sản khác của sàn giao dịch để bảo vệ nhà đầu tư; quy định về người đại diện theo pháp luật của sàn giao dịch; quy định về lưu giữ, kiểm sốt nội bộ sổ sách về tài chính - kế tốn, cơ chế báo cáo định kỳ và đột xuất của sàn giao dịch để hạn chế nguy cơ rửa tiền; yêu cầu về định danh nhà khách hàng (KYC); các quy chuẩn về mặt công nghệ đối với sàn giao dịch, nhà cung cấp ví kỹ thuật số để bảo vệ bí mật thơng tin cá nhân của nhà đầu tư, hạn chế tối đa nguy cơ sàn giao dịch, ví kỹ thuật số bị lấy cắp thơng tin. Cần có các quy định, chế tài đối với sàn giao dịch bên ngồi lãnh thổ Việt Nam khơng đăng ký hoạt động ở Việt Nam nhưng vẫn cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cần quản lý, kiểm sốt và khuyến khích các tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại trong nước xây dựng các cơ chế về quản lý rủi ro hoạt động liên quan đến tiền mã hóa. An tồn hoạt động của các định chế tài chính trong nước có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của kinh tế, tài chính quốc gia, do đó, việc quản lý các định chế tài chính trong nước sẽ giảm thiếu rủi ro của tiền mã hóa ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức này và an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, cần xây dựng các cơ chế cảnh báo các định chế tài chính nêu trên, đặc biệt là các ngân hàng thương mại về rủi ro ứng dụng cơng nghệ Blockchain và tiền mã hóa cũng như quy định rõ mức độ và phạm vi ứng dụng của cơng nghệ Blockchain và tiền mã hóa trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính.

nghiệp nhà nước để cạnh tranh với các sàn giao dịch tiền mã hóa của quốc tế và tư nhân nhằm nâng cao sự kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tiền mã hóa tại Việt Nam, nhằm tránh thất thốt thuế từ phí giao dịch tiền mã hóa, do hiện nay giao dịch tiền mã hóa chưa phải nộp thuế. Việc sàn giao dịch tiền mã hóa nhà doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ giúp chủ động trong việc đào tạo, tiếp cận và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với thị trường mã hóa, làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Ngoài ra, việc sàn giao dịch tiền mã hóa là của Nhà nước sẽ giúp

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w