3.1. Khuyến nghị đối với Nhà nước
3.1.2. Cần ban hành quy định về phát hành, giao dịch tiềnmã hóa
3.1.2.1. Ban hành quy định pháp lý về phát hành tiền mã hóa
Các đợt ICO về bản chất tương tự như các đợt phát hành chứng khoán, và sẽ làm tăng số lượng tiền mã hóa đang lưu thơng trên thị trường. Việc quản lý và kiểm
sốt các hoạt động này khơng chỉ góp phần giúp cơ quan nhà nước kiểm sốt được lượng tiền mã hóa đang lưu thơng mà cịn có thể hạn chế các đợt ICO mang tính lừa đảo. Các hoạt động ICO huy động vốn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo các phương thức chủ yếu sau:
- Thực hiện ICO nhưng khơng có đồng tiền mã hóa như quảng cáo, khơng có ví blockchain, khơng thể chuyển đổi từ cái gọi là “tiền ảo” đó sang các loại tiền mã hóa đang được cộng đồng quốc tế sử dụng rộng rãi. Sau khi bán một số lượng lớn cái gọi là “tiền ảo”, các đối tượng đóng cửa website, chiếm hưởng toàn bộ số tiền của khách hàng.
- Lừa đảo huy động vốn dưới hình thức đầu tư vào các sàn tiền mã hóa, các dự án kinh tế và trả lãi cho những người gửi tiền với lợi nhuận rất cao. Khi hệ thống huy động được một lượng tiền nhất định, các đối tượng sẽ bỏ trốn hoặc lấy lý do để chậm trả cho khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản trái phép.
- Lừa đảo trên mạng nhiều đối tượng lừa đảo trên mạng như lừa đảo trúng thưởng, lừa đảo facebook, lừa đảo qua thương mại điện tử... qua việc yêu cầu bị hại chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển mã thẻ cào thành chuyển tiền mã hóa. Như vậy, đối tượng lừa đảo khơng phải sử dụng tài khoản ngân hàng giả mạo, thuê người nhận tiền hay chuyển mã thẻ cào thành tiền mặt thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán.
Trên thực tế, đã có một số vụ lừa đảo liên quan đến phát hành tiền mã hóa như vụ việc IFan. IFan được giới thiệu là một dự án tiền kỹ thuật số nhằm hỗ trợ việc thanh toán và phân phối nội dung giải trí nhưu dùng để thanh tốn đện nước, mua vé máy bay giá rẻ, cấp visa tiền điện tử cho người giao dịch, thậm chí là sẽ liên kết để mua nhà, nhập cư và Mỹ và các nước châu Âu. Nhà phát hành là ModernTech do Hồ Xuân Văn điều hành đã phát hành IFan thông qua các sự kiện ICO nhằm huy động vốn. Ai muốn tham gia dự án phải đầu tư tối thiểu 1.000 USD và sẽ nhận được lãi suất cực khủng. Thực chất đây là mơ hình kinh doanh đa cấp theo kiểu hình kim tự tháp, có 8 tầng. Lợi nhuận tầng thấp nhất là 1%, cao nhất là 8%, chia thưởng được chia theo cấp độ, từ thấp đến cao. Ai góp nhiều thì hưởng số phần trăm lợi nhuận
càng lớn và thời gian thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Có tổng cộng khoảng 32.000 người chơi đã bỏ ra 15.000 tỉ đồng vào mơ hình tiền ảo này và sau khi huy động được lượng tiền lớn thì giải thể cơng ty để chiếm đoạt. Sau khi biết bị lừa, nhiều người đã làm đơn tố cáo tới cơ quan công an, yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc. Đến ngày 11/04/2018, Văn phịng Chính phủ có cơng văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành xử lý vụ lừa đảo tiền ảo hơn 15.000 tỉ đồng. Theo cơng văn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo 6 bộ, ngành gồm Bộ Cơng Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Cơng an, Ngân hàng Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc này. (https://cand.com.vn/, 2018).
Do đó, để giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào tiền mã hóa, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các quy định pháp lý về quản lý việc phát hành tiền mã hóa. Đối với các đồng tiền mã hóa có bản chất tương tự như các đợt phát hành chứng khốn, tác giả đề xuất đưa tiền mã hóa vào đối tượng điều chỉnh của Luật Chứng khoán, nhưng vẫn cân nhắc đến sự khác biệt giữa tiền mã hóa và các loại chứng khốn thơng thường khác, đồng thời vẫn cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường tiền mã hóa và thị trường chứng khốn trong các vấn đề như: đăng ký chào bán, cơng bố thơng tin, báo cáo tài chính…
3.1.2.2. Ban hành quy định pháp lý về khai thác tiền mã hóa
Việc khai thác mã hóa thơng qua hình thức đào ngày càng trở nên khó khăn địi hỏi phải có các máy tính cấu hình cực cao, tương đương với việc tiêu hao nhiều điện năng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường. Tuy nhiên, hiện nay khi chưa có cơ chế quản lý việc khai thác tiền mã hóa, thì các hoạt động này chủ yếu diễn ra một các tự phát và khơng có biện pháp quản lý cụ thể. Khi đưa tiền mã hóa trở thành một loại tài sản và hoạt động đào tiền mã hóa thành một hoạt động kinh doanh, Nhà nước cũng nên cân nhắc đến những tác động môi trường mà hoạt động khai thác tiền mã hóa có thể gây ra, từ đó đưa tiền mã hóa vào làm đối tượng điều chỉnh của luật thuế bảo vệ mơi trường và có các biện pháp hạn chế hoạt động này khi cần thiết. Do đó, cần khẩn trương ban hành các quy định pháp lý điều chỉnh các hoạt động liên quan đến khai thác tiền mã hóa như: Các quy định về nhập khẩu, kinh doanh các loại máy
móc, thiết bị dùng để khai thác tiền mã hóa, ban hành các quy định về thuế thu được từ hoạt động khai thác tiền mã hóa hay các quy định nhằm giảm thiểu tác động tới mơi trường của việc khai thác tiền mã hóa.
3.1.2.3. Ban hành quy định pháp lý về sàn giao dịch tiền mã hóa
Các sàn giao dịch tiền mã hóa hiện nay đang hoạt động chủ yếu trên cơ sở tự phát và khơng có sự quản lý nhà nước. Khi xảy ra rủi ro trong giao dịch giữa các cá nhân với nhau hay giữa cá nhân với sàn giao dịch như: sàn giao dịch sau khi huy động được các nhà đầu tư nạp tiền vào các ví trên sàn giao dịch thì đóng cửa sàn giao dịch và nhà đầu tư sẽ khơng thể rút tiền đã nạp vào ví sàn, hay giữa các cá nhân như việc xác nhận chuyển tiền mã hóa nhưng khơng thực hiện thì các cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về tổn thất của mình. Trên thực tế cũng đã xuất hiện vụ việc lừa đảo liên quan đến các sàn giao dịch lừa đảo các cá nhân hay lừa đảo về việc chuyển tiền giữa các cá nhân. Một ví dụ điển hình của việc sàn tiền mã hóa bị sập là vụ việc sàn Mt.Gox của Nhật Bản bị sập năm 2014. Mt. Gox là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất vào thời điểm đó với lượng giao dịch chiếm 80% số giao dịch Bitcoin toàn cầu. Hoặc tại Việt Nam, cũng có tình trạng lập sàn giao dịch giả nhằm mục đích lừa đảo như vụ án lừa đảo lôi kéo đầu tư tiền ảo vào sàn Bioption.org của Tuấn, Hán Hữu Hải và Trần Lê Phạm Trung năm 2021. Theo như điều tra vụ án, Tuấn đã hợp tác cùng Lee – là một người nước ngoài chưa rõ lai lịch sở hữu sàn Binption.org với mục đích lừa đảo, lơi kéo nhiều người nộp tiền tham gia sàn, khi có số lượng lớn sẽ chủ động khóa sàn lại để chiếm đoạt tiền. Khi tham gia đầu tư tiền mã hóa tại sàn Bioption.org, các nhà đầu tư phải mua tiền điện tử USDT (1 USDT tương đương 1 USD) nạp vào ví của sàn Bioption.org. Người chơi có thể dùng tiền này để đầu tư và nhận lợi nhuận theo sự tăng giảm của đồng Bitcoin, hoặc USDT tự do trên các sàn tiền ảo quốc tế. Tuy nhiên, tất cả đều nằm trong Admin tổng do Lee đang nắm giữ. Sau khi thực hiện kêu gọi đầu tư thông các các buổi hội thảo online trên Zoom, Zalo, Teams… Tuấn đã kêu lôi kéo được hàng trăm người tham gia tại nhiều tình thành khác nhau. Và ngày 16/09/2021, Lee đã thực hiện khóa sàn và chiếm đoạt 555.000 USDT tương đương với 555.0000 USD (plo.vn, 2021). Vì vậy, cơ quan chức năng cần ban hành các quy định về quản lý sàn giao dịch mã hóa nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và người
tiêu dùng trong nước. Nếu xuất hiện các sàn giao dịch do Nhà nước thiết lập và quản lý thì nhà đầu tư cũng sẽ an tâm hơn trong việc thực hiện giao dịch. Ngoài ra đây cũng là một cách để Nhà nước có thể dễ dàng quản lý và thống kê số lượng giao dịch, số tiền giao dịch để có chính sách hợp lý, bảo vệ người đầu tư khỏi nguy cơ từ những sàn giao dịch thiếu uy tín và lừa đảo.