3.2 Giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của các quốc gia về ban
3.2.3. Về xây dựng các biện pháp quản lý thuế
Như đã phân tích ở trên, tiền mã hóa được được coi là một loại tài sản đặc biệt, được tạo ra với mục đích tạo thuận lợi cho việc thanh tốn (giảm chi phí, đảm bảo tính minh bạch, tăng tốc độ giao dịch, giảm lạm phát và giảm bớt sự kiểm soát các hệ thống thanh toán tập trung như các tổ chức tài chính, các Ngân hàng Trung ương), tạo phương thức mới, hiệu quả nhằm huy động vốn cho các công ty công nghệ, các công ty khởi nghiệp giúp đẩy mạnh sự phát triển các dự án khởi nghiệp, tăng khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ tới khách hàng của các doanh nghiệp; đồng thời, đây có thể phát triển trở thành một kênh huy động vốn mạo hiểm quan trọng. Do đó, chính sách thuế cần được xem xét cẩn trọng, vừa đảm bảo không thất thu ngân sách nhà nước, nhưng cũng không tạo rào cản quá lớn cho thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ liên quan đến loại tài sản này. Theo như kinh nghiệm của các nước, các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa thường sẽ khơng phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu dùng tuy nhiên sẽ phải chịu thuế thu nhập (gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân).
Đối với thuế giá trị gia tăng: Nếu tiền mã hóa được coi là chứng khốn thì các giao dịch tiền mã hóa đó khơng chịu sự điều chỉnh của thuế giá trị gia tăng. Nếu tiền mã hóa phi chứng khốn thì trong trường hợp này, như đã phân tích ở trên, nên coi là một loại hàng hóa đặc biệt; tuy nhiên, khác với các loại hàng hóa “truyền thống” là người quan sở hữu hàng hóa “truyền thống” có thể tiêu thụ ngay, thì người sở hữu tài sản mã hóa này (xu thanh tốn hay xu tiện ích) chỉ sử dụng nó như một phương thức
để có thể thụ hưởng các sản phẩm, dịch vụ trên hệ sinh thái được cam kết bởi người phát hành. Vì vậy, cần cân nhắc, xem xét việc tính thuế giá trị gia tăng ưu đãi hoặc quy định các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa khơng thuộc đối tượng điều chỉnh của thuế giá trị gia tăng như kinh nghiệm của EU, Australia.
Đối với thuế trên thu nhập phát sinh từ các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, cần áp dụng các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân tùy theo đối tượng đóng thuế là doanh nghiệp hay cá nhân. Về mức thuế áp dụng có thể tương tự với mức thuế thu nhập hiện hành được áp dụng cho các hình thức kinh doanh hiện có để đảm bảo sự cơng bằng giữa các hình thức kinh doanh.
Để đảm bảo việc hoạt động kiểm soát, thu thuế từ các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa được chính xác, hiệu quả, cần thành lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu và kiểm sốt và tính tốn thuế phát sinh từ giao dịch tiền mã hóa. Do tính phi tập trung và ẩn danh của tiền mã hóa nên việc xác định giao dịch tiền mã hóa là rất khó khăn, do đó, rất khó để xác định được giá trị và lợi nhuận của nhà đầu tư thu được từ tiền mã hóa. Nên việc có cơ quan chuyên trách nghiên cứu về thuế đối với tiền mã hóa là rất cần thiết. Hơn nữa, khi xác định thuế đối với tiền mã hóa cần áp dụng các cơng nghệ máy tính hiện đại để xác định các giao dịch phát sinh từ tiền mã hóa. Đồng thời, thường xuyên cập nhật và đào tạo nhân lực ngành thuế để nâng cao chất lượng quản lý thuế đối với tiền mã hóa.