2.3. Nhận xét và kinh nghiệm đối với Việt Nam
2.3.1. Nhận xét về việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến tiền
quốc gia
Thứ nhất: Về bản chất pháp lý của tiền mã hóa: Theo kinh nghiệm về việc
áp dụng pháp luật của 05 quốc gia được phân tích như trên cho thấy các quốc gia đều khơng coi tiền mã hóa là tiền pháp định, ngoại tệ, hay một phương tiện thanh toán mà được coi là một loại tài sản đặc biệt hoặc một loại hàng hóa, một loại chứng khốn duy chỉ có Đức coi tiền mã hóa là một loại cơng cụ tài chính hay một phương tiện thanh tốn. Mỗi quốc gia khác nhau có các cách tiếp cận khác nhau khi xem xét bản chất pháp lý của loại tài sản đặc biệt này. Nhìn chung, việc quản lý tiền mã hóa được tiến hành theo hướng cân bằng giữa việc thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh trước các hoạt động phi pháp, nhưng không cản trở việc thúc đẩy phát minh, sáng tạo, nhất là các công nghệ mới với các ứng dụng đầy tiềm năng, trong đó có cơng nghệ blockchain. Do đây là vấn đề mới, phức tạp nên nhiều quốc gia đang sử dụng pháp luật hiện hành để điều chỉnh và trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật hiện hành có thể ban hành thêm một số quy định hay hướng dẫn để phù hợp với đặc thù của tiền mã hóa và song song với đó là nghiên cứu và ban hành các luật mới để điều chỉnh riêng biệt các vấn đề của tiền mã hóa. Cụ thể, nếu tiền mã hóa là chứng khốn (sercurities token) thì phải áp dụng pháp
luật chứng khốn để điều chỉnh; tiền mã hóa là phi chứng khốn như các xu tiện ích hay các xu thanh tốn thì thì các quốc gia tập trung nhiều vào việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát hoạt động, các quy định về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc các quy định về thu thuế.
Đối với các xu tiện ích, một số quốc gia coi tài sản mã hóa loại này tương tự hàng hóa; do đó giao dịch trao đổi tài sản mã hóa phi chứng khốn với tiền pháp định hay hàng hóa, dịch vụ khác vẫn chịu thuế giá trị gia tăng hay thuế hàng hóa, dịch vụ như Singapore.
Bên cạnh đó, đa số quốc gia hiện nay đang tiếp cận theo hướng tùy từng giao dịch, tùy từng loại tài sản mã, tiền mã hóa hóa cụ thể mà xác định tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trường hợp đó là tương tự hàng hóa (tiện ích), chứng khoán hay phương tiện thanh toán và áp dụng pháp luật quản lý chuyên ngành tương ứng cho giao dịch, loại tài sản đó
Thứ hai, Về quản lý hoạt động phát hành tiền mã hóa, các quốc gia hiện nay
đều chưa ban hành các quy định pháp luật riêng để điều chỉnh hoạt động này. Đa phần các quốc gia đều cho phép nhưng có các khuyến cáo đối với các rủi ro, lừa đảo liên quan thẩm quyền giám sát chặt chẽ hoạt động ICO và yêu cầu về việc đăng ký phát hành tiền mã hóa ra cơng chúng nhằm mục đích huy động vốn; cần yêu cầu các nhà phát hành phải tự đánh giá kỹ hoạt động ICO của mình trên cơ sở các quy định pháp luật chuyên ngành, nhất là pháp luật chứng khốn để khơng vi phạm, u cầu các nhà phát hành phải đăng ký với cơ quan nhà nước và công khai các bản cáo bạch trước khi thực hiện các hoạt động huy cộng vốn. Tùy bản chất thực tế của các quy định về chứng khốn, tiền tệ, ngân hàng có thể can thiệp, cảnh báo hoặc xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nhất là pháp luật chứng khoán. Một số cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng ban hành các hướng dẫn để hỗ trợ doanh nghiệp phát hành tiền mã hóa như ở Singapore, Australia.
Thứ ba, Về các hoạt động giao dịch, trao đổi, kinh doanh tiền mã hóa, mặc
dù vẫn có quốc gia cấm các dịch vụ trung gian này, một số quốc gia đang quản lý hay đang nghiên cứu, xem xét để xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm quản
lý các tổ chức này theo hướng thận trọng, kỹ lưỡng dựa vào sự phát triển của cơng nghệ tại quốc gia mình kết hợp với thực tiễn quản lý, xu thế toàn cầu và các chuẩn mực chung về quản lý tài chính, tiền tệ. trong đó chú trọng các vấn đề về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như thực hiện các biện pháp về: xác định danh tính khách hàng (KYC), theo dõi và báo cáo giao dịch, các ông tác về bảo mật và khai thác thông tin, gian lận thuế, bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền tài phán đối với các giao dịch xuyên biên giới. Các quốc gia đều tập trung vào quản lý, hạn chế hoặc cấm sàn giao dịch phi tập trung.
Thứ tư, Về quản lý thuế, đối với các giao dịch sử dụng tiền mã hóa đều khơng phải chịu thuế tiêu dùng hay thuế giá trị gia tăng . Tuy nhiên, thuế thu nhập cá nhân/ doanh nghiệp đều được tính đối lợi nhuận phát sinh từ các giao dịch này. Do các công nghệ và ứng dụng của tiền mã hóa ngày càng phát triển và đổi mới nên các quốc gia cũng sẽ linh hoạt trong việc xây dựng các quy định về thuế liên quan đến loại tài sản này. Tại một số quốc gia như Anh, Australia,… các cơ quan quản lý thuế đã liên tục cập nhật các chính sách thuế đối với tiền mã hóa trong những năm gần đây, theo sát những thay đổi, sự phát triển của tiền mã hóa trên thị trường.
Thứ năm, Về quản lý phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, hầu hết các
quốc gia đều áp dụng các quy định sẵn có về các nguyên tắc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo khuyến cáo của lực lượng tài chính quốc tế về chống rửa tiền. Các biện pháp cụ thể như: yêu cầu phải thực hiện xác định danh tính khách hàng, thẩm định chi tiết khách hàng, báo cáo giao dịch đáng ngờ, lưu trữ thông tin giao dịch và báo định kỳ báo cáo với các cơ quan chức năng, tổ chức xây dựng lực lượng tài chính về phịng chống rửa tiền.