Sự cần thiết phải có các quy định pháp lý về tiềnmã hóa

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 40)

1.3.1. Quy định tạo cơ sở hợp pháp cho việc chấp nhận và lưu thơng tiềnmã hóa mã hóa

Theo một số văn bản quy phạm pháp luật chính thức tại Việt Nam hiện nay, việc kinh doanh, sử dụng tiền mã hóa là bất hợp pháp. Mặc dù bị coi là bất hợp pháp và cấm thực hiện mua bán, giao dịch, lưu hành và sử dụng tuy nhiên các hoạt động lưu

thông và sử dụng, trao đổi, giao dịch tiền mã hóa tại Việt Nam vẫn diễn ra rất sôi động và ngày càng mạnh mẽ, khi Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia sở hữu tiền mã hóa lớn nhất thế giới với 06 triệu người tương đương với 6% đân số thế giới và ngày càng gia tăng. Về hoạt động liên quan đến tiền mã hóa, theo báo cáo của MarketsandMarkets, thị trường thiết bị liên quan đến blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021 (https://baodautu.vn, 2021). Về đầu tư, kinh doanh và phát triển cơng ngệ tiền mã hóa: Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên cơng nghệ blockchain, có 7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập. Năm 2021 và 2022, Việt Nam và thế giới cũng chứng kiến các kỳ lân tiền mã hóa của Việt Nam mang tầm quốc tế với các token vốn hóa trên 1 tỷ USD là các công ty: Coin98 sở hữu hệ sinh thái C98, Kyros Ventures với token KNC và SkyMavis với tựa game play to earn Axies Infinity. Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain, hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD (https://thanhnien.vn/, 2022). Hơn nữa, do là hoạt động bất hợp pháp nên giao dịch của nhà đầu tư tiền mã hóa chủ yếu là các giao dịch chui, và cũng khơng có thơng tin chính thống về tiền mã hóa dẫn đến rất nhiều vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa.

Do đó, việc ban hành các quy định pháp lý tạo điều kiện nhằm chấp nhận và lưu thơng tiền mã hóa là hết sức cần thiết vì các lý do sau:

Thứ nhất, việc ban hành các quy định pháp luật tạo cơ sở cho phép việc đầu

tư, kinh doanh và chấp nhận tiền mã hóa sẽ giúp các giao dịch tiền mã hóa của nhà đầu tư được thực hiện trong sự kiểm soát của hệ thống pháp luật và thực hiện một cách cơng khai, minh bạch, trong sự kiểm sốt của cơ quan chức năng. Các cơ quan Nhà nước cũng sẽ có cơ sở để thực hiện quản lý các sàn giao dịch trung gian và các hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý các vụ việc liên quan đến tiền mã hóa.

Thứ hai, việc có quy định pháp lý về chấp nhận và lưu thơng tiền mã hóa giúp

các nhà đầu tư tránh được các rủi ro trong giao dịch tiền mã hóa như: Khơng cịn thực hiện các hành vi bất hợp pháp; tránh được việc bị lừa đảo bởi một số tổ chức, cá nhân;

tránh được việc bị lợi dụng bởi các tổ chức tội phạm nhằm thực hiện các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố; tránh được bị mất tài sản vì các sàn giao dịch tiền mã hóa khơng bị quản lý thì có thể từ chối trách nhiệm trong một số giao dịch, nhất là khi thị trường biến động mạnh.

Thứ ba, mặc dù không được quản lý và không được coi là hợp pháp, tuy nhiên

Việt Nam hiện nay vẫn xuất hiện rất nhiều tổ chức nhận quản lý các khoản đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. Khơng có một khn khổ pháp lý rõ ràng dễ dàng dẫn đến bất kỳ ai cũng có thể tun bố mình là một chuyên gia và thay mặt nhà đầu tư quản lý tài sản mã hóa. Kết quả những nhà môi giới, tổ chức quản lý tài sản đầu tư này có thể sẽ chiếm đoạt số tiền của nhà đầu tư một cách bất hợp pháp do chưa có quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề này. Do đó, việc ban hành quy định pháp lý tạo cơ sở cho việc lưu thơng, chấp nhận tiền mã hóa sẽ giúp quản lý các nhà môi giới đầu tư, các tổ chức quản lý quỹ về tiền mã hóa, nhằm hạn chế tình trạng các cơng ty quản lý quỹ, mơi giới đầu tư lợi dụng sự tin tưởng và sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư nhằm trục lợi.

Thứ tư, mặc dù tiền mã hóa là khơng hợp pháp tại Việt Nam tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng thị trường tiền mã hóa và thị trường tài chính truyền thống có mối liên hệ với nhau. Sự phát triển của thị trường tiền mã hóa, và rộng ra là thị trường tài sản số sẽ có những ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính hiện tại. Và việc thanh toán, cung cấp vốn và cạnh tranh/hợp tác qua lại trong các dịch vụ thanh tốn, tín dụng và đầu tư khác cũng sẽ có tác động đến các hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng hiện tại. Sự chuẩn bị các quy định pháp lý tạo cơ sở cho hoạt động này diễn ra một cách hợp pháp là rất quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro cho chính các định chế tài chính truyền thống, đồng thời tạo ra một kênh thu nhập mới cho các định chế tài chính này khi mà nhu cầu của nhà đầu tư tăng lên.

1.3.2. Quy định nhằm hợp pháp hóa tiền mã hóa như một loại tài sản đặcbiệt biệt

Từ những phân tích trên, tiền mã hóa khơng được coi là tài sản theo quy định của BLDS 2015. Khi không là một loại tài sản theo pháp luật dân sự thì tiền mã hóa cũng khơng được coi là một loại hàng hóa, dịch vụ. Các quy định đầu tư, kinh doanh

tiền mã hóa hiện hành khơng thể áp dụng để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa. Dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành trong các cơng tác quản lý các hoạt động có liên quan đến loại “tài sản” đặc biệt này. Như: Khơng thể quản lý, tính tốn và xác định được các loại thuế phát sinh từ các các giao dịch liên quan đến tiến mã hóa; Khơng có hướng xử lý cho các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến loại tài sản này; Khơng thể áp dụng được các biện pháp về phịng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố hiện hành để thực hiện để thực hiện phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố liên quan đến tiền mã hóa.

Do đó, việc xây dựng các quy định pháp lý về tiền mã hóa nhằm hợp pháp hóa tiền mã hóa như một loại tài sản đặc biệt là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp lý cụ thể về tiền mã hóa cũng như áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền mã hóa.

1.3.3. Quy định góp phần điều chỉnh các quan hệ về phát hành, lưuthông, lưu trữ và sử dụng tiền mã hóa thơng, lưu trữ và sử dụng tiền mã hóa

Pháp luật Việt Nam hiện hành khơng có bất cứ quy định pháp lý nào để điều chỉnh các vấn đề nhằm tạo điều kiện về phát hành, lưu thơng, lưu trữ và sử dụng tiền mã hóa. Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước hiện nay mới chỉ ban hành trong một số Chỉ thị, thông báo để cảnh báo về việc đầu tư, kinh doanh tiền mã hóa. Từ những văn bản đã ban hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho thấy quan điểm của Chính phủ là việc kinh doanh, tích trữ, lưu thơng tiền mã hóa là bất hợp pháp và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng khơng được thực hiện cung ứng các dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có các cảnh báo, ngăn cấm các hoạt động về phát hành, giao dịch, trao đổi, lưu trữ tiền mã hóa vẫn diễn ra và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Thể hiện qua việc: Việt Nam là một trong những thị trường tiền mã hóa lớn trên thế giới với số lượng người tham gia đầu tư tiền mã hóa lớn. Theo thống kê của Statista - công ty về công nghệ thông tin, khảo sát thị trường, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Nigieria) về mức độ quan tâm đến tiền kỹ thuật số với 22% số người được hỏi đều trả lời có tham gia đầu tư tiền mã hóa. Có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ

thuật số, tương đương 6% dân số. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của

Triple

A. Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan là ba nước đứng đầu chỉ số chấp nhận tiền ảo của

năm 2021 và đa phần trong top 20 là các nền kinh tế mới nổi như Togo, Colombia và Afghanistan như dự liệu của từ Hãng nghiên cứu Chainalysis (Mỹ) (https://vneconomy.vn/, 2021). Việc đầu tư tiền mã hóa ở Việt Nam chủ yếu là hình thức đầu cơ do sự biến động nhanh chóng của giá trị đồng mã hóa. Các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện giao dịch tiền mã hóa thơng qua các sàn giao dịch tập trung như: Binance, Remitano,Houbi … hoặc một số sàn phi tập trung như Uniswap, Pancakeswap… hoặc chuyển tiền giữa các ví cá nhân (giao dịch P2P).

Ngồi sở hữu tiền mã hóa thơng qua giao dịch, trao đổi, cá tổ chức, cá nhân ở Việt Nam cịn sở hữu tiền mã hóa thơng qua các hình thức như khai thác bằng các máy đào, hoặc nhận phần thưởng thông qua các đợt phát hành ra công chúng lần đầu (ICO) của các tổ chức phát hành. Việc nhận tiền mã hóa bằng các hình thức nêu trên cũng tạo ra lợi nhuận cho các tổ chức, cá nhân tham gia. Tuy nhiên khi các tổ chức, cá nhân không thực hiện khai báo thì khơng có căn cứ để tính tốn và truy thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân đó.

Như vậy, việc cấm tiền mã hóa khơng có hiệu quả thậm chí cịn gây ra những tác động ngược như: làm cho các hoạt động này diễn ra mà khơng thể kiểm sốt làm gia tăng các vụ lừa đảo liên quan, các cơ chế để xử lý các vụ việc liên quan cũng không thể áp dụng được pháp luật hiện hành, khơng có căn cứ để tính tốn sự tác động, ảnh hưởng của thị trường tiền mã hóa đến thị trường tài chính, tiền tệ trong nước. Do vậy, để quản lý các hoạt động và tránh các tác động xấu của tiền mã hóa đến kinh tế, xã hội, việc ban hành các quy định pháp lý góp phần điều chỉnh các quan hệ về phát hành, lưu thơng, lưu trữ và sử dụng tiền mã hóa là rất cần thiết vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, cần thiết để Nhà nước xây dựng các biện pháp quản lý và xử lý các

vụ việc liên quan đến tiền mã hóa. Hiện nay chưa có quy định điều chỉnh về phát hành tiền mã hóa và các vụ việc lừa đảo liên quan đến phát hành tiền mã hóa cũng tương đối lớn với các thủ đoạn hết sức tinh vi. Theo một cán bộ Cục An ninh mạng và

Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, mặc dù nhiều đường dây lừa đảo thông qua các sàn giao dịch tiền ảo đã bị lực lượng cơng an liên tiếp đánh sập, tuy nhiên, tình hình hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên khơng gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng (nhandan.vn, 2022). Hiện nay, nguy cơ đối liên quan tiền mã hóa chủ yếu xuất phát từ các dự án ICO mang tính lừa đảo, sử dụng tiền mã hóa hay ICO chỉ là cái cớ để lừa đảo như thơng qua kinh doanh tương tự mơ hình đa cấp bất hợp pháp. Do không được pháp luật điều chỉnh và khơng được kiểm sốt, nên các hoạt động lừa đảo về phát hành tiền mã hóa diễn ra một cách ngang nhiên, dẫn đến sự thiết hại lớn cho các tổ chức, cá nhân. Do đó, việc ban hành các quy định pháp lý về tiền mã hóa nhằm tạo điều kiện cho lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, không ngăn sự phát triển của khoa học, công nghệ và cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng áp dụng nhằm xử lý các vụ việc liên quan cũng như là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật, tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra, và để các cá nhân, tổ chức có ý định, hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật nhằm thực hiện các hành vi vi phạm, chiếm đoạt lợi ích của tổ chức, cá nhân không thể thực hiện được.

Thứ hai, cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý giúp cơ quan Nhà nước quản lý các

sàn giao dịch tiền mã hóa đang hoạt động tại Việt Nam và bảo vệ các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch. Hiện nay, các nhà đầu tư người Việt Nam tham gia hoạt động mua bán, đầu tư tài sản mã hóa, tiền mã hóa và giao dịch chủ yếu các sàn giao dịch quốc tế. Một dòng tiền lớn sẽ theo các hoạt động đầu tư ra nước ngoài mà khơng có sự kiểm sốt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu xảy ra tấn cơng mạng vào các sàn giao dịch và ví lưu trữ hoặc trường hợp sàn giao dịch đóng cửa thì khách hàng có thể sẽ mất tồn bộ số tiền đầu tư của mình.

Thứ ba, cần thiết để ổn định hệ thống tài chính và tránh thất thu thuế. Các giao

dịch tiền mã hóa diễn ra hàng ngày với số lượng rất lớn, và chưa có cơ sở pháp lý góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động lưu thơng, giao dịch tiền mã hóa sẽ dẫn đến các giao dịch tiền mã hóa diễn ra “chui” và khơng được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức tín dụng, khơng được kiểm sốt có nguy cơ ảnh hưởng đến vai trò

quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ và hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam, có thể ảnh hưởng đến việc điều hành kinh tế vĩ mơ của Chính Phủ trong tương lai khi các giao dịch này đạt quy mô đủ lớn. Việc ban hành các quy định pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động giao dịch, mua bán tiền mã hóa sẽ giúp Chính Phủ quản lý, giám sát được các hoạt động này và có các biện pháp điều chỉnh khi các hoạt động này có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và thị trường tiền tệ. Hơn nữa, khi các hoạt động về giao dịch, trao đổi, lưu trữ tiền mã hóa được diễn ra khi có quy định pháp lý điều chỉnh, Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý các giao dịch này và sẽ tính tồn được các loại thuế liên quan đến giao dịch, không làm thất thu ngân sách Nhà nước.

Thứ tư, cần thiết để cơ quan nhà nước quản lý xây dựng các biện pháp các hoạt động liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố liên quan đến tiền mã hóa. Do nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố từ các giao tiền mã hóa là rất lớn, do tính chất ẩn danh của loại này, một số tổ chức nước ngoài thay đổi cách tài trợ truyền thống thông qua tiền mặt, chuyển khoản hoặc hợp pháp hóa thành các khoản đầu tư, từ thiện bằng cách chuyến tài sản mã hóa, tiền mã hóa cho các nhóm chống phá trong nước.

Kết luận chương 1

Qua chương này, tác giả luận văn đã thực hiện nghiên cứu các khái niệm cơ bản về tiền mã hóa, nêu ra được những đặc điểm của tiền mã hóa là một loại tiền kỹ thuật số mới được hình thành dựa trên cơng nghệ blockchain và cơng nghệ mật mã với nhiều ưu điểm và có tính ứng dụng thực tiễn cao như tính số hóa, tính ngang hàng, phi tập trung và loại bỏ các trung gian nhằm tiết kiệm chi phí và thực hiện nhanh chóng, tính khơng đảo ngược và loại bỏ các nguy cơ giả mạo; Việc thực hiện giao dịch, lưu thơng tiền mã hóa của thể thực hiện một cách trực tiếp, ngang hàng và khó kiểm sốt bởi các cơ quan chức năng và việc phát hành tiền mã hóa cũng rất

Một phần của tài liệu Quy định pháp lý về "tiền mã hóa" của một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w