1.4. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hiểm y tế ở Việt Nam
1.4.4. Giai đoạn từ tháng 10/2005 đến năm 2008
Ngày 16/5/2005, Chính phủ đã ban hành điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP. Sau đó, liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 21/2005/TTLT-BYT-BTC và Thông tư số 22/2005/TTLT-BYTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định, với những nội dung được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, BHYTTN nhân dân theo vẫn được triển khai theo hộ gia đình và hội viên hội đồn thể nhưng giảm bớt điều kiện về tỷ lệ số đông khi tham gia triển khai tại xã phường theo hộ gia đình khỉ có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 10% số hộ gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đồn thể khi có ít nhất 30% số người trong hội tham gia), bỏ điều kiện tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một số dịch vụ kỹ thuật.
Ngày 30/3/2007, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2007/TTLT- BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYTTN, thay thế cho Thông số 22/2005/TTLT-BYT- BTC, Thông tư 06/2007/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn bỏ hai loại đối tượng BHYTTN nhân dân là hội viên hội đoàn thể, và thân nhân người lao động, thân nhân của hội viên hội đồn thể, chỉ cịn một đối tượng duy nhất là thành viên hộ gia đình, đồng thời thực hiện việc củng chi trả chi phí khám chữa bệnh, có thêm điều kiện tham gia đủ lâu mới được quỹ BHYT thanh toán đối với một số bệnh.
Như vậy, trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2005 đến năm 2008, pháp luật về BHYTTN ở nước ta có nhiều thay đổi, tuy có một số quy định chưa phù hợp với nhu cầu của người dân sống đã được các nhà làm luật điều chỉnh đảm bảo quyền tham gia bảo hiểm của toàn người dân trong cộng đồng.