Đối với quy định pháp luật về chế độ hưởng bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 66 - 69)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế từ thực

3.2.2. Đối với quy định pháp luật về chế độ hưởng bảo hiểm y tế

Thứ nhất, pháp luật cần quy định lại các mức thanh tốn chi phí KCB và nâng

cao chất lượng KCB tại tuyến dưới. Tại khoản 3 điều 22 luật BHYT 2014 nên sử dụng thuật ngữ “cơ sở khám chữa bệnh” thay cho “Bệnh viện” vì hiện nay ngồi bệnh viện ra cịn có cả các trung tâm y tế, cơ sở y tế ngồi cơng lập… được KCB BHYT.

Đồng thời, khoản 3 điều 22 luật BHYT 2014 quy định tăng mức thanh tốn chi phí KCB vượt tuyến so với luật BHYT 2008. Quy định này đã thông tuyến KCB BHYT giúp cho người dân được tự do lựa cho cở sở KCB BHYT theo nhu cầu. Tuy nhiên, với các cơ sở KCB ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo cơ sở vật chất cịn hạn chế, trình độ chun mơn của các y bác sỹ cịn thấp, người tham gia BHYT có xu hướng KCB BHYT tại các cơ sở tuyến trên. Từ đó gây ra tình trạng q tải các cơ sở KCB tuyến trên, tăng chi trả từ quỹ BHYT, đồng thời làm thay đổi chức năng của từng tuyến KCB BHYT do những bệnh nhân bị bệnh nhẹ đủ khả năng điều trị của tuyến dưới nhưng vẫn tới cơ sở KCB tuyến trên để điều trị. Vì thế, cần dãn lộ trình trên cho tới khi cơ sở vật chất, trình độ chun mơn y, bác sĩ…trong KCB BHYT giữa các tuyến khơng có sự chênh lệch thì mới tăng mức thanh tốn chi phí KCB vượt tuyến như hiện nay để đảm bảo an toàn quỹ BHYT.

Thứ hai, cần bổ sung quy định cụ thể về mức hưởng BHYT tối đa/1 lần KCB

hoặc một đợt điều trị nội trú hoặc một năm. Hiện nay chỉ có quy định mức chi trả tối đa cho một lần sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn là 40 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng) bằng 59.600.000 đồng. Đối với việc sử dụng những dịch vụ khác thì hiện nay chưa quy định về mức tối đa được thanh toán. Điều này dẫn đến thiệt thịi cho người dân khi tham gia BHYT khi khơng rõ quyền lợi, chế độ được hưởng, gây ra lỗ hổng và dẫn tới trục lợi, thiếu trách nhiệm… Do đó, cần có quy định rõ mức hưởng BHYT tối đa cho một lần khám chữa bệnh hoặc một đợt điều trị nội trú hoặc một năm là bao nhiêu để đảm bảo mức hưởng phù hợp với mức đóng để tránh những tình trạng quỹ BHYT phải chi trả cao hơn gấp nhiều lần so với mức đóng của người tham gia BHYT.

Thứ ba, pháp luật cần bổ sung, điểu chỉnh đa dạng các gói dịch vụ hiện có.

Hiện nay, quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản được quỹ BHYT chi trả nhưng chưa đáp ứng được những nhu cầu KCB kỹ thuật cao, chi phí lớn dẫn đến người dân có thu nhập cao có xu hướng đi tìm các cơng ty bảo hiểm, nơi hồn tồn có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, tất nhiên, kèm theo mức phí lớn. Vì vậy, BHYT cần đưa ra nhiều lựa chọn cho các đối tượng tham gia khác nhau, trong đó lấy “gói” dịch vụ cơ bản làm tấm “lưới đỡ” an tồn cho mọi người tham gia BHYT;

những “gói” dịch vụ nâng cao, đa dạng sẽ đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng, góp phần làm tăng sức hấp dẫn của BHYT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w