Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế tại tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 70 - 85)

Quảng Ninh

Với chủ trương tích cực đẩy mạnh cơng tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHYT, phấn đấu gia tăng đối tượng tham gia các năm tăng từ 2 đến 3%, tiến tới đến năm 2025 tỉnh Quảng Ninh có 99% người dân có thẻ BHYT, thì ngồi giải pháp hồn thiện pháp luật về BHYT, thì giải pháp nâng cao hiệu quả của cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật về BHYT rộng khắp các đơn vị trên địa bàn là rất cần thiết. Theo đó, trong thời gian trước mắt và lâu dài cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần thúc đẩy công tác tuyên truyền và thực thi pháp luật về tham gia BHYT

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức về ý nghĩa của BHYT và lợi ích từ việc tham gia BHYT cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh là việc làm luôn cần phải thực hiện thường xuyên, lâu dài và cần có những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của BHXH, BHYT tỉnh Quảng Ninh để đảm bảo mục đích bảo vệ sức khỏe cho nguời dân, cũng như hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân chung. Hoạt động tuyên truyền phải gắn liền với yêu cầu trong Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 19/5/2022 về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, cùng các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND đối với công tác BHYT như: Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vĩnh kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cần phải xác định rõ trách nhiệm, vai trò của cơ quan BHXH, BHYT tỉnh Quảng Ninh là cơ quan có trách nhiệm, vai trị tiên phong trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp, tham gia của các

cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan cùng tham gia hỗ trợ trong hoạt động nâng cao ý thức, hiểu biết về vai trò của BHYT đối với nhân dân tại tỉnh Quảng Ninh13.

Để tuyên truyền, phổ biến pháp luật có hiệu quả, thực sự đến với nhân dân. BHXH, BHYT cùng các cơ quan cần phải đa dạng trong cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người tham gia BHYT, nhằm đạt được hiệu quả tối đa cho hoạt động tiếp cận thông tin về BHYT đến với người tham gia BHYT. Các hình thức có thể thơng qua: loa báo tại làng xã, văn bản gửi tới các xã trên địa bàn huyện. Định kỳ hàng năm có thể tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức về BHXH, BHTN cũng như BHYT tại 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện, 184 đơn vị hành chính cấp xã, bên cạnh đó, các cuộc thi về tìm hiểu pháp luật BHYT là một hình thức rất bổ ích, khơng chỉ thu hút sự tham gia của người dân, vì đây là một cuộc thi mà thơng qua đó có thể gián tiếp tác động đến ý thức của cộng đồng về việc tham gia BHYT, cũng như các loại bảo hiểm khác, như BHXH bắt buộc, tự nguyện.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay để tuyên truyền phổ biến pháp luật BHYT có thể thơng qua mạng internet, đây là một hình thức hay và nếu có hướng đi phù hợp có thể tăng cao hiệu quả phổ biến pháp luật đến với nguời dân. cần thử nghiệm và chấp nhận tư duy mới trong tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách một cách mềm dẻo, linh hoạt với phương châm “Người dân thích nghe,

xem sản phẩm truyền thơng trước khi lồng ghép các thông điệp truyền thông”. Hơn

nữa, thông qua các đài truyền thanh - truyền hình, cơ quan BHXH, BHYT cần phố hợp hiệu quả để làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giải đáp các chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT cho nguời dân.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải thể hiện đuợc vai trò và ý nghĩa thiết thực của BHYT đối với nhân dân. Cách thức tham gia BHYT thông qua các đại lý hoặc cơ quan đơn vị thu BHYT, sử dụng, bảo quản thẻ BHYT, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT, đặc biệt là khi đau ốm, tác động

mạnh mẽ vào ý thức, tâm lý của người dân. Đồng thời, nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.

Để đạt hiệu quả tuyên truyền tốt, ngoài nội dung hay và dễ nắm bắt thì cũng cần phải chú ý tới đặc điểm văn hóa, tập qn sinh hoạt và ngơn ngữ riêng, trình độ dân trí ở mỗi địa phương trong tỉnh Quảng Ninh để xác định các nội dung, hình thức tuyên truyền nào là hiệu quả, nhân dân dễ dàng tiếp nhận. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý xác định rõ từng đối tượng tham gia BHYT tại địa phương có những đặc điểm gì đặc trưng như về số lượng, độ tuổi, tình hình kinh tế, tình hình xã hội địa phương nơi đối tượng tham gia BHYT sinh sống, để có lựa chọn về nội dung tuyên tuyền phù hợp, hiệu quả. Nhóm người lao động trong các doanh nghiệp: tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đến NSDLĐ, NLĐ nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, từ đó tự giác, tích cực tham gia BHYT Học sinh, sinh viên: đẩy mạnh cơng tác tun truyền chính sách, pháp luật, tính nhân văn, tính cộng đồng về BHYT học sinh, sinh viên đến cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh và nhân dân; xác định rõ trách nhiệm của các nhà trường trong việc phối hợp thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. Ngoài ra, cần chú trọng tuyên truyền về tính hấp dẫn của BHYT, ý nghĩa BHYT đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Thứ hai, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Thực tế hiện nay là khi người dân trên địa bàn tỉnh bị ốm đau, bệnh tật đến các cơ sở y tế nhưng không khám bệnh BHYT mà lựa chọn khám tự nguyện. Lý do được đưa ra là khám tự nguyện thủ tục nhanh gọn, y bác sỹ niềm nở, tận tình, chu đáo, máy móc hiện đại, thuốc có chất lượng cao. Bởi vậy, để thực hiện nâng cao hiệu quả KCB BHYT, cần chú trọng phát triển BHYT theo chiều sâu bằng chất lượng dịch vụ y tế, chế độ khám, chữa bệnh. Hiện nay chất lượng dịch vụ y tế và KCB chưa đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm, như: mức cùng chi trả cao, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… Vì thế, để thu hút người dân tham gia BHYT, cần chú trọng tăng cường công tác khám chữa bệnh lưu động cho đồng bào ở các đảo, vùng xa, kiểm soát chặt chẽ dịch vụ khám chữa bệnh. Chú trọng công tác cấp cứu, thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và thường trực 24/24 giờ. Đầu tư kiện toàn nâng chất lượng hoạt động

Trung tâm cấp cứu 115. Tăng cường giám sát hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các đơn vị y tế tuyến huyện tăng cường cơ chế thu hút nguồn bác sĩ chính quy có trình độ chun mơn về làm việc. Cụ thể, cần chun mơn hố tối đa, điều trị sớm cho bệnh nhân, xử lý nghiêm vi phạm và sai sót trong lĩnh vực KCB. Cải cách phương thức chi trả cho cán bộ y tế đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc là một vấn đề lớn. Lương thấp dẫn đến việc cán bộ y tế sẽ phải bổ sung thu nhập của họ bằng cách đồng thời làm việc một công việc thứ hai, giảm đầu tư cho cơng việc chính của họ cũng như làm nảy sinh các tiêu cực. Phương pháp nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế và cải thiện tiền lương cho cán bộ y tế phải gắn liền với cơ chế chi trả theo ca bệnh. Thanh tốn trên cơ sở ca bệnh có nghĩa cho một số tiền cố định sẽ được cấp cho mỗi ca bệnh, bất kể cường độ hoặc thời gian điều trị tại bệnh viện. Mỗi nhóm bệnh sẽ được chi với mức khác nhau. Nhưng để hạn chế giảm chất lượng phục vụ, cơ chế chi trả này cũng phải gắn với quyền tự do lựa chọn của bệnh nhân đối với nơi điều trị bệnh ở cùng một cấp, như vậy sẽ có sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế cũng như giữa các nhân viên y tế bởi lẽ bệnh viện phục vụ tốt mới có uy tín và thu hút nhiều bệnh nhân sử dụng dịch vụ. Cũng từ đó, chất lượng đội ngũ được nâng cao và biên chế sẽ được tinh giản. Những cán bộ thiếu năng lực và thiếu ý thức phấn đấu sẽ tự động bị đẩy ra khỏi hệ thống.

Thứ ba, cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác KCB BHYT trên địa bàn tỉnh

Trong mối quan hệ pháp luật BHYT, cơ sở KCB chính là nơi quan trọng nhất, chủ lực trong hoạt động đảm bảo cho sức khỏe của nguời tham gia BHYT. Chất lượng KCB cũng chính là một thước đo chuẩn mực cho tính hiệu quả trong tình hình thực hiện BHYT, chính sách an sinh xã hội tại huyện Yên Lập có thực sự hiệu quả, thành cơng hay khơng. Vì vậy, nâng cao chất lượng các cơ sở KCB BHYT tại tỉnh Quảng Ninh, cũng như các địa phương khác luôn là việc làm cần thiết và không ngừng nâng cao, để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền, để nâng cao cơ sở vật chất tại tỉnh Quảng Ninh. Để thu hút nhân dân tham gia BHYT, hoàn thành mục tiêu BHYT tồn dân thì việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực KCB của các cơ sở y tế, tổ chức tốt công tác KCB cho nhân dân cần tập trung vào một số giải pháp sau: Về điều kiện cơ sở vật chất, cần tranh thủ các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển các cơ sở y tế về cả quy mơ và trình độ chun mơn, kỹ thuật. Chủ động khai thác, tận dụng các nguồn tài trợ, cập nhật, đầu tư các phương pháp kỹ thuật điều trị, hệ thống máy móc, vật dụng y tế mới. Bố trí lồng ghép kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư cho các trạm y tế xã, phường. Tích cực đề nghị, tiếp nhận kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế xã, phường theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở.

Có chính sách thu hút nhân lực cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thông qua chế độ lương và các ưu đãi khác; chú trọng đào tạo nâng cao kiến thức chun mơn và trình độ tay nghề cho y, bác sĩ. Khai thác tối đa hiệu quả của các chương trình đào tạo, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên, các chương trình y tế. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ y tế tại các trường học, trạm y tế. Đồng thời thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thông đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của ngành y cho cán bộ y tế.

Đồng thời trong quá trình nâng cao chất lượng KCB, cần phải đổi mới phong cách phục vụ, ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, cơng chức vì mục tiêu đảm bảo sự hài lịng cho người bệnh, nguời tham gia BHYT. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phân bổ nguồn ngân sách hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để củng cố, để phát triển mạng lưới KCB và thực hiện tốt công tác hậu kiểm, kiểm tra việc thực hiện để kịp thời phòng ngừa, phát hiện các sai phạm nếu có xảy ra. Thực hiện tốt việc hỗ trợ BHYT cho người nghèo, người dân các vùng khó khăn, người được hưởng các chính sách xã hội, hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo.

Thứ tư, cần tăng cường phối hợp giữa tố chức bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh BHYT

Chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra thủ tục hành chính trong KCB BHYT, hạn chế tối đa hiện tượng lạm dụng quỹ KCB BHYT từ phía cơ sở KCB. Tăng cường công tác giám định BHYT tại các cơ sở KCB trên tồn tỉnh, kiểm tra việc thực hiện quy trình khám chữa bệnh BHYT đã được BHXH Việt Nam ban hành nhằm đảm bảo cân đối quỹ khám chữa bệnh được giao năm 2014.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra bao gồm sự thoả mãn nhu cầu chữa bệnh của mọi tầng lớp nhân dân và chất lượng KCB … cần có nhiều cơ quan tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và phối hợp hoạt động một cách tích cực. Bộ Y tế sẽ kết hợp với Bộ tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, các Viện nghiên cứu y khoa, về thuốc… chịu trách nhiệm soạn thảo pháp luật về y tế và chăm sóc sức khoẻ, quy định và quản lý thuế và nguồn thu cho BHYT, thực hiện các dự án về y tế cơng cộng, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, hướng dẫn chăm sóc sức khkhoẻthẩm định sáng kiến y tế và điều trị y tế, phát triển an toàn về thuốc và các sản phẩm y tế, kiểm tra việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân... Phương án tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa đó là tận dụng hệ thống các cơ quan hiện có. Nhà nước có thể quy định thêm chức năng, quyền hạn mới cho các cơ quan này hoặc thành lập bộ phận hành chính mới trong các cơ quan đó. Với sự phối hợp hoạt động của tất cả các cơ quan nêu trên, hệ thống y tế sẽ nâng cao chất lượng của cơng tác chăm sóc sức khoẻ.

Thứ năm, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo hiểm y tế

Con nguời là yếu tố quan trọng nhất và quyết định đến hiệu quả thực thi pháp luật BHYT trên thực tiễn, là lực lượng có trình độ, chun mơn của cơ quan BHXH, BHYT. Vì vậy, quan tâm và chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của cán bộ làm công tác BHYT luôn luôn cần thiết.

Số lượng biên chế cán bộ BHYT của các huyện, thị xã, thành phố cịn ít so với khối lượng và yêu cầu công việc. Các quy định pháp luật về BHYT được ban hành có nhiều đổi mới cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ứng dụng trong thực hành đòi hỏi các cán bộ phải không ngừng tiếp cận, nghiên cứu những quy định mới. Bên cạnh đó, phải phát huy kinh nghiệm công tác, rèn luyện cho cán bộ các kỹ năng

ứng xử, giải quyết cơng việc mang tính xã hội, cộng đồng cao ở địa bàn có nhiều khó khăn, đặc thù. Đặc điểm dân cư tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều dân tộc sinh sống, đa dạng về trình độ dân trí, văn hóa, ngơn ngữ. Do đó phải chú trọng bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế khi tiếp xúc, KCB cho đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 70 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w