1.1. Khái niệm, đặc điểm của chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đạ
1.1.3. Khái niệm về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam
Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài
Trong CTĐC cũng như trong CTCP, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Khoản 1.a Điều 111 LDN 2020) . Việc sở hữu cổ phần là
căn cứ pháp lý để chứng minh tư cách cổ đông của mỗi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần đó cho dù họ có tham gia thành lập cơng ty hay không. CPPT là loại cổ phần cơ bản nhất của CTĐC và cũng là loại cổ phần bắt buộc phải có trong CTĐC – bản chất là CTCP. CPPT trong CTĐC gồm hai loại là CPPT hiện hữu và CPPT phát hành mới. CPPT hiện hữu là CPPT đã được CTĐC phát hành, hiện đang thuộc sở hữu của các cổ đông và/hoặc đã được công ty mua lại từ cổ đông. Việc mua bán, chuyển nhượng CPPT hiện hữu không làm thay đổi số vốn điều lệ hiện có của cơng ty. CPPT hiện hữu khi được giao dịch, chuyển nhượng chỉ làm thay đổi chủ sở hữu cổ phần mà không làm ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp. CPPT phát hành mới là loại CPPT dự kiến sẽ được công ty phát hành và chào bán cho các nhà đầu tư (là cổ đông hiện hữu hoặc các nhà đầu tư tiềm năng) sau khi có được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ cơng ty cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý hoạt động chào bán CPPT của CTĐC, và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc chào bán thành công CPPT mới sẽ làm tăng vốn điều lệ của cơng ty vì nguồn vốn mà nhà đầu tư mua CPPT mới sẽ thanh tốn cho cơng ty. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và với tồn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Theo LDN 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cơng ty đó (Khoản 1 Điều 121 LDN 2020). LCK 2019 cũng quy định cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành (Khoản 2 Điều 4 LCK 2019). Như vậy, việc chào bán cổ phiếu của CTĐC về bản chất chính là chào bán cổ phần. Điều 123 LDN 2020 quy định về việc chào bán cổ phần của CTCP. Theo đó CTĐC nói riêng cũng như CTCP nói chung có quyền chào bán cổ phần, đó là việc cơng ty tăng thêm số lượng cổ phần, chủng loại cổ phần được quyền chào bán nhằm mục tiêu tăng vốn điều lệ của công ty.
Khái niệm về chào bán hiện chưa được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm về vấn đề này đã được Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015 (“BLDS 2015”) thể hiện dưới thuật ngữ là “đề nghị giao kết hợp đồng”. Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định rằng đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.
Việc CTĐC đưa ra các điều kiện chào bán CPPT mới và gửi tới các nhà đầu tư tiềm năng là nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xem như là đề nghị giao kết hợp đồng với các nhà đầu tư tiềm năng.
Việc chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức (i) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; (ii) Chào bán cổ phần riêng lẻ; (iii) Chào bán cổ phần ra công chúng. Khoản 1 Điều 124 LDN 2020 quy định rằng chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần, chủng loại cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đơng theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại cơng ty. Tức là đối tượng nhà đầu tư mà hình thức chào bán này nhắm đến chính là các cổ đơng hiện hữu của cơng ty do đó việc chào bán này chỉ đơn thuần hướng đến việc tăng vốn của công ty, không làm thay đổi chủ sở hữu cũng như không ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu của các cổ động hiện tại của công ty. Như vậy, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hay các kế hoạch phát triển của công ty cũng như bộ máy quản lý doanh nghiệp khơng có nhiều sự biến động so với định hướng và các quyết định của ĐHĐCĐ và của HĐQT đã đưa ra tại các cuộc họp của công ty. Điều này trong ngắn hạn giữ được sự ổn định của doanh nghiệp, nhưng xét về lâu dài sẽ khơng có nhiều phát triển đột phá và khơng tác động nhiều lên nền kinh tế nói chung.
Hình thức chào bán cổ phần ra công chúng thường được các công ty lựa chọn trong hai trường hợp là chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng và/hoặc chào bán thêm cổ phần ra công chúng. Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chào bán cổ phần nói riêng và chào bán chứng khốn nói chung lần đầu ra cơng chúng bao gồm chào bán cổ phần/cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành CTĐC thông qua việc thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành và/hoặc để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành. Chào bán thêm cổ phần nói riêng và chứng khốn nói chung ra cơng chúng là hình thức CTĐC chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đơng hiện hữu. Ngồi ra, cổ đơng CTĐC có thể chào bán cổ phiếu ra cơng chúng. Việc chào bán chứng khốn ra công chúng theo quy định tại Khoản 19 Điều 4 LCK 2019 là việc (i) Chào bán chứng khốn thơng qua phương tiện thông tin đại chúng; hoặc (ii) Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp; hoặc (iii) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định. Như vậy việc chào bán chứng khốn ra cơng chúng hướng đến số lượng lớn nhà đầu tư khơng xác định, trong đó có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ nên công ty phải tuân thủ các thủ tục
về xin chấp thuận của các cơ quan quản lý nội bộ công ty, xin chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước, tuân thủ các thủ tục về công bố thông tin rộng rãi đến công chúng. Kết quả thành cơng của đợt chào bán chỉ có ý nghĩa tăng thêm vốn cho doanh nghiệp và/hoặc thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty, công ty khơng thể thơng qua hình thức này để tìm kiếm các nhà đầu tư lớn có tiềm lực về cơng nghệ, về quản trị hay về tài chính để có những bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh.
Hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ của CTĐC được thực hiện theo quy định của LCK 2019. Khoản 20 Điều 4 LCK 2019 quy định rằng chào bán cổ phần riêng lẻ nói riêng và chào bán chứng khốn riêng lẻ nói chung là việc chào bán khơng thông qua phương tiện thông tin đại chúng và theo một trong hai phương thức (i) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp; hoặc (ii) Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Điều 31 LCK 2019 cũng quy định rằng đối tượng tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ của CTĐC chỉ bao gồm nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 LCK 2019, nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chun mơn về chứng khốn. Việc chào bán CPPT mới của CTĐC trong phạm vi nghiên cứu của luận văn hướng đến đối tượng mua là nhà ĐTNN có năng lực tài chính, và/hoặc có thế mạnh về cơng nghệ, về quản trị nhằm mục tiêu phát triển công ty không chỉ về quy mô vốn mà cịn phát triển về cơng nghệ, về quản trị hiện đại. Do đó thủ tục thực hiện việc chào bán này là thủ tục chào bán riêng lẻ CPPT mới – chào bán cổ phiếu riêng lẻ - cho nhà ĐTNN. Nhà ĐTNN tham gia mua cổ phần phát hành mới phải đáp ứng điều kiện là nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.