Điều kiện để nhà đầu tư nước ngồi có thể mua cổ phần phổ thông mới trong đợt

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trang 62 - 68)

trong đợt chào bán riêng lẻ của công ty đại chúng Việt Nam

- Điều kiện về hình thức đầu tư

Các nhà ĐTNN hiện nay có sự lựa chọn tương đối linh hoạt đối với các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Các cải cách lập pháp sâu rộng được thực hiện trong năm 2020 đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh và khung pháp lý áp dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh. Theo quy định hiện hành của LĐT 2020, để đầu tư vào Việt Nam, nhà ĐTNN có thể lựa chọn trong các hình thức đầu tư sau theo quy định tại Điều 21: (i) Thành lập tổ chức kinh tế; (ii) Đầu tư góp vốn và/hoặc mua cổ phần/phần vốn góp trong tổ chức kinh tế; (iii) Thực hiện dự án đầu tư; (iv)Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Trong đó, đầu tư góp vốn và/hoặc mua cổ phần/vốn cổ phần trong tổ chức kinh tế ngày càng được quan tâm, đặc biệt là hoạt động đầu tư thơng qua việc mua cổ phần/đóng góp vốn trong tổ chức kinh tế. Theo Điều 25 của LĐT 2020, nhà ĐTNN thực hiện GVMCP, mua phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế tại Việt Nam thơng qua các hình thức sau: (i) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần theo phương thức mua từ công ty hoặc nhận chuyển

nhượng lại từ cổ đơng; (ii) Góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; (iii) Góp vốn vào cơng ty hợp danh, mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong cơng ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của cơng ty hợp danh; (iv) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác, mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác.

- Điều kiện về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN LĐT 2020 quy định tại Điều 9, nhà ĐTNN được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp căn cứ Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ cơng bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN, bao gồm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và/hoặc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN bao gồm: (i) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà ĐTNN trong tổ chức kinh tế; (ii) Hình thức đầu tư; (iii) Phạm vi hoạt động đầu tư; (iv) Năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; (v) Điều kiện khác theo quy định tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các ngành, lĩnh vực cấm kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 6 và các Phụ lục I, II, III của LĐT 2020. Nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức mua cổ phần và đầu tư vốn vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải tuân thủ mọi điều kiện liên quan trong quá trình đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Nhà ĐTNN phải thực hiện các Điều ước quốc tế đầu tư mà Việt Nam là thành viên, ưu tiên áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế trước khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam theo Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 ban hành ngày 09/04/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Nhà ĐTNN cũng có quyền lựa chọn các điều kiện đầu tư được quy định

tại bất kỳ Điều ước quốc tế tương ứng nào mà Việt Nam là thành viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của nhà ĐTNN trong CTĐC Việt Nam

Về nguyên tắc chung, nhà ĐTNN mua cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà ĐTNN trong tổ chức kinh tế nơi họ tham gia phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

LCK 2020 đã mở cửa hoàn toàn đối với việc quản lý vốn ĐTNN trong các CTĐC Việt Nam. Cụ thể là nếu CTĐC hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề không bị hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN thì tỷ lệ sở hữu nước ngồi là khơng hạn chế (theo Khoảng 1.d Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP). Điều này được hiểu là nếu như CTĐC hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề không thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN thì nội bộ CTĐC được tự quyết định về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà ĐTNN, và tối đa là 100%.

Đối với các CTĐC Việt Nam hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà có ngành, nghề thuộc danh mục hạn chế tiếp cận thị trường của nhà ĐTNN thì nhà ĐTNN chỉ có quyền sở hữu vốn với tỷ lệ sở hữu tối thiểu trong các lĩnh vực, ngành nghề có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngồi mà tổ chức kinh tế nơi họ tham gia có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, gồm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện khơng quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngồi thì tỷ lệ vốn điều lệ tối đa mà nhà ĐTNN có thể sở là 50% (theo Khoản 1.c Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).

- Về việc mở tài khoản vốn của nhà ĐTNN

Nhà ĐTNN thực hiện việc mua cổ phần và phần vốn góp trong tổ chức kinh tế tại Việt Nam bằng tiền đồng hoặc tiền tự do chuyển đổi phải thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mở trực tiếp tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nhằm thực

hiện các hoạt động mua bán cổ phần, chuyển nhượng vốn, thu và sử dụng cổ tức, chuyển tiền vào các hoạt động ở nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam theo quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTNN vào Việt Nam tại Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019. Thủ tục mở và đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp phải tuân theo quy định của ngân hàng được phép khi nhà ĐTNN mở và đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

Một vấn đề cần lưu ý về việc góp vốn liên quan đến thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ, theo quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt (Nghị định 222/2013/NĐ-CP) thì các doanh nghiệp khơng được thanh tốn bằng tiền mặt trong các giao dịch chuyển nhượng, mua bán phần vốn góp vào doanh nghiệp khác. Như vậy, khi chào bán cổ phần cho các doanh nghiệp thì cần yêu cầu thanh tốn khơng bằng tiền mặt (có thể bằng chuyển khoản). Đối với nhà đầu tư là cá nhân, tuy pháp luật khơng cấm thanh tốn bằng tiền mặt nhưng nên yêu cầu họ thanh toán bằng chuyển khoản để tránh rủi ro xảy ra. Điều này đã được Văn phịng chính phủ hướng dẫn bằng Cơng văn số 6477/VPCP-KTTH ngày 22/07/2019 về việc công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh tốn qua ngân hàng. Theo đó, các doanh nghiệp giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác thực hiện bằng các hình thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt theo quy định tại Nghị định số 222/2013/NĐ-CP, Thông tư số 09/2015/TT-BCT ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

- Về việc nhập cảnh và lưu trú của nhà ĐTNN tại Việt Nam

Khi cá nhân nhà ĐTNN mua cổ phần, góp vốn trong các tổ chức kinh tế tại Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam hoặc xuất cảnh từ Việt Nam thì phải có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ hợp lệ, có thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ khi được miễn thị thực theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ban hành ngảy 16/06/2014 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá

cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14 ban hành ngày 25/11/2019.

Theo quy định, nhà ĐTNN có thể tự mình hoặc thơng qua một tổ chức có chức năng thực hiện việc đề nghị được cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, hoặc tại cửa khẩu quốc tế hoặc tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nhà ĐTNN có thể thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thị thực truyền thống vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp thị thực điện tử qua giao dịch điện tử. Hồ sơ và thủ tục thực hiện phải theo đúng các quy định về cấp thị thực. Trong trường hợp các nhà ĐTNN muốn kéo dài thời gian lưu trú tại Việt Nam, họ có thể xin tạm trú tối đa là 10 năm đối nhà ĐTNN và người đại diện cho tổ chức nước ngồi đầu tư tại Việt Nam góp vốn từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề, địa bàn có ưu đãi đầu tư. Thời hạn xin tạm trú tối đa 05 năm đối với nhà ĐTNN và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư . Thời hạn xin tạm trú tối đa 03 năm cấp cho nhà ĐTNN và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng. Nhà ĐTNN tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngồi đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng được cấp thẻ tạm trú không quá 01 năm. Thẻ tạm trú hết hạn sẽ được cơ quan chức năng xem xét cấp thẻ mới. Những người đi cùng (cha mẹ, vợ/chồng, trẻ em dưới 18 tuổi) cũng sẽ được cấp thẻ tạm trú cùng với nhà đầu tư.

Kết luận Chương 2

Như vậy, người viết đã trình bày tại Chương 2 các quy trình, thủ tục khơng thể thiếu phải thực hiện khi CTĐC Việt Nam muốn phát hành CPPT mới cho nhà ĐTNN và các điều kiện, thủ tục đối với nhà ĐTNN khi muốn tham gia đợt chào bán riêng lẻ và muốn mua được CPPT của CTĐC Việt Nam. Ngồi điều kiện về việc phải có các chấp thuận của các cơ quan quản lý, điều hành cao nhất của công ty đại chúng là ĐHĐCĐ và HĐQT, CTĐC cần nộp các hồ sơ, tài liệu cần thiết để xin chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó bắt buộc phải có ý kiến chấp thuận của UBCK Nhà nước và phải xin ý kiến chấp thuận của Cơ quan quản lý cạnh tranh nếu giao dịch dẫn đến tập trung kinh tế.

Các quy định về việc xin chấp thuận của CTĐC như đã phân tích trong phần đầu của chương nhìn chung khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn tồn tại một số điểm bất cập, chưa tạo sự thuận lợi cho các CTĐC trong việc thực hiện các thủ tục phát hành riêng lẻ CPPT mới cho nhà ĐTNN. Cụ thể, một là các quy định về thời gian tiếp nhận hồ sơ của các cơ quan quản lý nhà nước kéo dài thường từ 07 (bảy) đến 10(mười) hoặc 15 (mười lăm) ngày, đây là khoảng thời gian khá dài để xử lý một loại hồ sơ thủ tục. Bởi lẽ để có thể đủ điều kiện cho đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ, CTĐC phải thực hiện rất nhiều thủ tục với nhiều cơ quan quản lý khác nhau, như vậy tổng thời gian để hồn thiện hồ sơ có thể kéo dài vài tháng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi khơng thể nhanh chóng thực hiện các kế hoạch của cơng ty. Ngồi ra, việc kéo dài thời gian có thể làm doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội thu hút dịng vốn ngoại trong tình hình thị trường cạnh tranh rất gắt gao khơng chỉ trong mà cịn bên ngồi, với các nước khác trong khu vực. Hai là, pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam chưa chỉ rõ thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp cần thực hiện việc nộp báo cáo tập trung kinh tế là thời điểm trước khi có sự tiếp xúc của doanh nghiệp với các nhà đầu tư hay là trước thời điểm các bên ký hợp đồng mua bán cuối cùng để đóng giao dịch. Đây là điểm bất cập lớn hiện gây nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và đã có nhiều ý kiến phản hồi đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào của cơ quan chức năng làm rõ hay hướng dẫn về vấn đề này. Ngoài ra, cũng với các quy định về quản lý cạnh tranh, thời gian để Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, xử lý một hồ sơ báo cáo cạnh tranh có thể kéo dài đến 180 ngày – tương đương gần 06 tháng. Đây là khoảng thời gian quá dài khiến cho kế hoạch phát hành riêng lẻ CPPT mới của CTĐC bị đình trệ và rủi ro có thể dẫn đến thất bại khi các nhà ĐTNN bị các đối thủ từ trong và ngoài nước thu hút mất.

Nhà ĐTNN muốn tham gia vào giao dịch mua CPPT mới do CTĐC Việt Nam phát hành phải thỏa mãn điều kiện là nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp. Ngồi ra, nhà ĐTNN tham gia vào giao dịch này cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục khi đầu tư vào Việt Nam như các điều kiện về hình thức đầu tư, điều kiện về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà ĐTNN, điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện về việc nhập cảnh và lưu trú của nhà đầu tư nước ngoài, điều kiện về việc mở tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngồi và việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, điều kiện về việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN PHỔ THÔNG MỚI CỦA CÔNG TY ĐẠI

CHÚNG VIỆT NAM CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w