Khái niệm khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đạ

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trang 28 - 31)

1.2. Khái niệm, đặc điểm của khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mớ

1.2.1. Khái niệm khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đạ

thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

1.2.1. Khái niệm khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của côngty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội . Nhưng các quan hệ kinh tế - xã hội được pháp luật điều chỉnh rất đa dạng, mỗi loại lại tương ứng với các chủ thể, đối tượng khác nhau, thậm chí với cùng một chủ thể và một đối tượng điều chỉnh, ở những tình huống khác nhau trong thực tế lại có những hướng tiếp diễn khác nhau. Mặt khác, lại có rất nhiều các quan hệ kinh tế - xã hội có liên

quan, là nguyên nhân – hệ quả của các quan hệ kinh tế - xã hội khác. Do đó, hiện nay tại Việt Nam, khung pháp lý để điều chỉnh về một vấn đề có thể bao gồm rất nhiều các văn bản pháp luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Hệ thống pháp luật của một quốc gia được tạo thành từ tập hợp các chuẩn mực pháp lý khách quan đang có hiệu lực, cũng như tất cả những thái độ và ý thức hệ phổ biến về luật pháp là gì, vai trị của nó trong xã hội và nó nên như thế nào được tạo ra, giải thích, áp dụng, giảng dạy, nghiên cứu và sửa đổi. Theo nghĩa này, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng, cách hiểu về luật pháp, chức năng, giá trị và nguyên tắc của nó. Khung pháp lý bao gồm tập hợp các quyền và nghĩa vụ mà công dân của một quốc gia phải tuân thủ. Theo nghĩa này, khung pháp lý bao gồm từ hiến pháp và pháp luật, đến các quy định, nghị định, thỏa thuận và quy định nhằm điều chỉnh sự chung sống giữa mọi người ở một địa điểm hoặc quốc gia nhất định.

Khung pháp lý về một vấn đề kinh tế, xã hội, theo nghĩa rộng, là một khái niệm để chỉ một trật tự pháp luật tương ứng với một trật tự kinh tế, xã hội trong những giai đoạn phát triển cụ thể bao gồm những nguyên tắc và định hướng cơ bản của cơ chế kinh tế đã được thể chế hóa, tổng thể các quy định của pháp luật tham gia điều chỉnh các quá trình kinh tế và hệ thống các định chế, thiết chế có liên quan (Nguyễn Minh Mẫn, Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, 1996, Tr.8). Một khung pháp lý hoàn chỉnh về một vấn đề kinh tế, xã hội phải đảm bảo có đầy đủ các quy định pháp luật điều chỉnh các chủ thể và các đối tượng liên quan. Trước hết, đi từ khái niệm, cần phải thống nhất quy định khái niệm về từng đối tượng cụ thể để thống nhất một cách hiểu, một cách áp dụng khi đối tượng đó tham gia vào các quan hệ kinh tế - xã hội. Tiếp theo, các quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện các hoạt động có liên quan đến vấn đề mà khung pháp lý điều chỉnh cần phải đầy đủ, rõ ràng, từ các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu, về đối tượng thực hiện, về cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận, kiểm tra, giám sát, cho đến quy định cụ thể về thời gian, thời hạn hiệu lực của mỗi hoạt động. Ngồi ra, cần phải có các quy định về các trường hợp ngoại lệ, có thể thực hiện các thủ tục rút gọn hoặc tiến hành các hành động đặc biệt. Cuối cùng, cần phải có chế tài để xử lý các vi phạm, giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên liên quan và/hoặc giữa các chủ thể liên quan với các cơ quan quản lý nhà nước. Các chế tài có thể là chế tài dân sự - buộc thực

hiện, hoặc buộc khơng thực hiện hành động nào đó; có thể là chế tài hành chính – xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại, buộc phải giải trình, báo cáo,…; có thể là chế tài hình sự đối với những vi phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước cần phải xử lý hình sự.

Khung pháp lý về chào bán riêng lẻ CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN là một khuôn khổ bao gồm tất cả các văn bản pháp luật thực định điều chỉnh các quan hệ liên quan đến vấn đề chào báo CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam. Muốn có một khung pháp lý hồn chỉnh về chào bán riêng lẻ CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN thì phải có một hệ thống các văn bản pháp luật quy định đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến các khái niệm, cách hiểu chính xác từng chủ thể, từng đối tượng liên quan đến vấn đề, quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, liên quan đến các hoạt động của các chủ thể, quy định chi tiết về quản lý nhà nước đối với các đối tượng liên quan khi thực hiện phương thức chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam.

Hệ thống các văn bản pháp luật này bao gồm các văn bản pháp luật điều chỉnh về từng đối tượng liên quan đến vấn đề chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam. Các đối tượng đó bao gồm CTĐC Việt Nam, nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam, hình thức chào bán CPPT mới – chào bán cổ phiếu riêng lẻ - của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về CTĐC Việt Nam gồm các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư quy định về doanh nghiệp, về chứng khoán và TTCK. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam gồm các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư quy định về đầu tư, về tài chính ngân hàng liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tài sản của nhà đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, về vấn đề cư trú của nhà ĐTNN khi đến Việt Nam đầu tư kinh doanh, về vấn đề giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình đầu tư, kinh doanh của nhà ĐTNN tại Việt Nam. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN gồm các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư quy định về vấn đề đề nghị và giao kết hợp đồng, về doanh nghiệp, về đầu tư, về chứng khoán và TTCK.

Sau khi đã xây dựng được hệ thống các văn bản pháp luật nhằm quy định các điều kiện cụ thể và hướng dẫn các chủ thể có thể tham gia thực hiện được phương thức chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam, cần phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định các thủ tục để hướng dẫn các chủ thể các bước tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cho đến việc chuyển nhượng cổ phần/cổ phiếu, thoái vốn và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà ĐTNN. Các quy định về chế độ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước, công bố thông tin cũng cần được quy định chi tiết, cụ thể về cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thời gian, thời hạn thực hiện đối với mỗi chủ thể tham gia giao dịch. Vấn đề giải quyết các hệ quả pháp lý và các tranh chấp có thể xảy ra giữa các chủ thể với nhau là CTĐC Việt Nam và nhà ĐTNN và/hoặc giữa các chủ thể với cơ quan quản lý nhà nước cũng được đặt ra và phải được quy định thật cụ thể, chi tiết để các bên liên quan có thể thực hiện được.

Cuối cùng, khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN cũng không thể thiếu được các chế tài để xử lý các vấn đề có thể phát sinh dẫn đến tranh chấp và thiệt hại cho bất cứ chủ thể nào nói riêng cũng như thiệt hại có thể xảy ra cho tồn nền kinh tế nói chung. Các chế tài có thể là chế tài dân sự, chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự đối với những vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hướng xấu đến kinh tế, xã hội, chính trị Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w