1.2. Khái niệm, đặc điểm của khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mớ
1.2.2. Đặc điểm của khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đạ
công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài
Khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN là một hệ thống bao quát gồm nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, liên quan đến nhiều các đối tượng, các vấn đề về đầu tư, về doanh nghiệp, về tài chính, chứng khốn và TTCK. Mục tiêu xây dựng khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN là để đảm bảo an toàn pháp lý cho tất cả các đối tượng tham gia vào hoạt động chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam. Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động của mình, mỗi chủ thể cần đảm bảo hiểu rõ các quy định có liên quan, các thủ tục cần phải thực hiện và các loại hồ sơ, tài liệu cần phải chuẩn bị và cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước. Khi các chủ thể hành động đảm
bảo đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.
Khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN với các đối tượng chủ thể điều chỉnh là các CTĐC – doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan bao gồm pháp luật về dân sự, về doanh nghiệp, về đầu tư, về chứng khốn và TTCK, do đó mang đặc điểm của pháp luật tư. Ngồi ra, vấn đề chào bán – đề nghị giao kết hợp đồng – có thể dẫn tới việc các bên trong giao dịch thực hiện việc giao kết hợp đồng mua bán CPPT mới, khi đó, mối quan hệ hợp đồng giữa các bên là ước định trong khuôn khổ pháp luật.
Khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN sẽ dẫn dắt sự phát triển bền vững của các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan. Đó là các vấn đề về thu hút ĐTNN vào Việt Nam, vấn đề phát triển CTĐC Việt Nam, vấn đề về phương thức chào bán CPPT mới – chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Vì khi các chủ thể hoạt động trong một khung khổ pháp lý được nhà nước ban hành sẽ được nhà nước bảo vệ và định hướng phát triển lâu dài theo phân tích sự phát triển của nhà nước trong xây dựng các quy định pháp luật.
Khung pháp lý về chào bán CPPT của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN giúp mỗi chủ thể liên quan đến vấn đề này nhận biết và tận dụng được những cơ hội của mình. Một mặt, chủ thể là CTĐC Việt Nam sẽ tận dụng các cơ hội và thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hút vốn ĐTNN thông qua phương thức chào bán CPPT cho nhà ĐTNN nhằm mục tiêu mở rộng quy mô doanh nghiệp, có cơ hội áp dụng các cơng nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, tận dụng công nghệ quản lý hiện đại từ các nhà ĐTNN. Đây là hình thức thu hút vốn đầu tư mà khơng phải đối tượng doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có đủ điều kiện và cơ hội để thực hiện. Do đó, các CTĐC có lợi thế rất lớn để thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Mặt khác, chủ thể là nhà ĐTNN khi tiếp cận với khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN cũng sẽ nắm bắt được các cơ hội để thực hiện các thủ tục đầu tư vào Việt Nam – mà cụ thể là đầu tư vào các CTĐC Việt Nam. Đây là môi trường đầu tư được các nhà ĐTNN đặc biệt quan tâm bởi lẽ tại Việt Nam, các CTĐC là các doanh nghiệp có quy mơ lớn, có khả năng phát triển đột phá và có tiềm năng đầu tư lâu dài cho các nhà ĐTNN. Hơn
nữa, CTĐC Việt Nam là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, thu hút vốn đại chúng nên được quản lý rất chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước. CTĐC phải công bố thông tin công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, các báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm, thậm chí là các báo cáo bất thường trong vòng 24 giờ theo quy định pháp luật về chứng khốn và TTCK. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK mà CTĐC là đối tượng đầu tiên áp dụng thực hiện quy định này (Khoản 1.a Điều 2 Thông tư 96/2020/TT-BTC). Đây chính là điểm tựa vững chắc để nhà ĐTNN có niềm tin khi lựa chọn kênh đầu tư vào các CTĐC Việt Nam
Các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN hiện nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật về dân sự, về doanh nghiệp, về đầu tư, về tài chính, chứng khốn và TTCK. Do đó khi nghiên cứu về vấn đề này cần phải tìm hiểu thật kĩ để bao quát hết được tất cả các quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan, tránh bỏ sót các căn cứ pháp lý điều chỉnh về vấn đề này. Việc nghiên cứu thận trọng khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN cịn giúp các chủ thể có thể xác định được các vấn đề, các thủ tục cần thiết phải thực hiện, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành các hoạt động của mình, từ đó có thể đàm phán, thương lượng và thống nhất các kịch bản hành động, giảm thiểu tối đa các tranh chấp có thể xảy ra, gây thiệt hại cho tất cả các bên liên quan.
Khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN mặc dù khá rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực nhưng hiện các quy định pháp luật liên quan đang nằm trong các văn bản quy định chung về doanh nghiệp, về đầu tư, về chứng khốn mà chưa có một văn bản cụ thể nào quy định chi tiết cho riêng hình thức huy động vốn này của CTĐC Việt Nam.
Kết luận Chương 1
Như vậy, trong Chương 1, tác giả đã trình bày và phân tích các khái niệm liên quan đến khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN. Đó là các khái niệm về CTĐC Việt Nam, về nhà ĐTNN, về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN, khái niệm và các đặc điểm của khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN. Theo tác giả, chỉ khi hiểu
rõ được đối tượng nghiên cứu thì việc nghiên cứu mới có thể đúng hướng và phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Trong phần thứ nhất của chương, tác giả đã tập trung phân tích các nội dung nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm và tính chất của các đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là vấn đề chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam và khung pháp lý về chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam. Qua việc phân tích khái niệm, làm rõ các đặc điểm và tính chất của từng chủ thể và đối tượng nghiên cứu, tác giả nhận thấy các khái niệm về các vấn đề liên quan đến việc chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN còn quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tuy hướng quy định đã khá thống nhất tạo bước khởi đầu để xây dựng khung pháp lý về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN nhưng đi vào chi tiết từng thuật ngữ pháp lý thì vẫn cịn chưa hồn tồn trùng khớp với nhau. Điển hình là khái niệm về nhà ĐTNN, các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư và chứng khoán bao gồm các LDN 2020, LĐT 2020, LCK 2019 và các Nghị định, Thông tư ban hành từ tháng 11/2019 trở về sau này đã quy định thống nhất về khái niệm nhà ĐTNN, bằng cách lấy quy định về nhà ĐTNN tại LĐT 2020 làm cơ sở và tất cả các văn bản khác có quy định liên quan sẽ dẫn chiếu về quy định cơ sở tại LĐT 2020. Tuy nhiên tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN được ban hành trước tháng 11/2019 quy định về nhà ĐTNN với chi tiết là nhà đầu tư “thực
hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” cịn chưa hồn tồn thống
nhất với các văn bản pháp luật nêu trên. Cho đến thời điểm hiện tại, Thơng tư 06/2019/TT-NHNN vẫn đang có hiệu lực thực hiện mà chưa có một sửa đổi, bổ sung nào về vấn đề này, do đó sẽ làm phát sinh vấn đề xung đột về cách hiểu của những bên liên quan khi thực hiện các hồ sơ, thủ tục về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN.
Trong phần thứ hai của chương, tác giả đã nêu khái quát các bộ phận cần có của một khung pháp lý hoàn chỉnh về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN. Từ đó, có cơ sở để đối chiếu với khuôn khổ các quy định thực tế đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam để nghiên cứu và làm rõ các vấn đề liên quan đến chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC Việt Nam. Việc đối chiếu và phân tích chi tiết các quy định về trình tự, thủ tục và các hành động cần thiết sẽ được tác giả làm rõ tại Chương tiếp theo của Luận văn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LÝ VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN PHỔ THƠNG MỚI CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI CỦA
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM